Dịch bệnh đã nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống còn hơn cả những gì chúng ta làm.
Dịch bênh Covid-19 ập đến tất cả các nước, ai cũng oằn mình chiến đấu trước nó. Đây cũng là khoảnh khắc để mọi người được sống chậm lại, trân trọng và yêu quý hơn bản thân, những người thân trong gia đình mình.
Câu chuyện được chia sẻ từ ông Esau McCaulley, một cây viết đóng góp cho báo The New York Times, là một trợ lý giáo sư tại Đại học Wheaton, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Reading While Black: African American Biblical Interpretation as an Exercise in Hope." (Tạm dịch: Người Mỹ gốc Phi diễn giải Kinh Thánh như một bài tập rèn luyện hy vọng). Đây cũng là một câu chuyện để chúng ta trân quý hơn mỗi phút giây "không may" này.
Tôi không thể nhớ cuộc trò chuyện cuối cùng tôi có với cha trước khi ông mất. Chúng tôi đã cố gắng tạo ra mối quan hệ những người cha và con trai nên có, nhưng chúng tôi đã không thể làm như vậy. Cha đã rời bỏ gia đình chúng tôi khi tôi còn nhỏ. Có rất nhiều lần tôi gọi điện nhưng ông không trả lời, và ngược lại, cũng có những lần tôi đã bỏ lỡ mong muốn kết nối của ông.
Vào tháng 8 năm 2017, tôi nhận được một cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm, cha tôi đã qua đời trong một vụ tai nạn xe ở California.
Trong quá trình lo hậu sự cho ông, cái chết của cha tôi đã mang lại cho tôi định nghĩa rõ ràng về một người làm chồng và làm cha mẹ. Nếu mối quan hệ của tôi với cha mình đã là một sự tan vỡ, tôi muốn mối quan hệ của tôi với vợ và các con sẽ là sự hàn gắn.
Nó cũng buộc tôi phải xem xét lại sự nghiệp của mình. Gây ấn tượng với các nhà văn và học giả khác thôi không còn là mục tiêu của tôi, thay vào đó việc sử dụng ngôn từ của mình để tìm kiếm vẻ đẹp và niềm hy vọng. Tôi không thể viết một kết thúc khác cho câu chuyện của cha tôi, nhưng tôi có thể chứng minh rằng mọi người đều có thể có một kết thúc khác.
Trong hơn một năm rưỡi qua, nhiều người đã trải qua điều tương tự với tôi khi cha tôi qua đời. Tôi không phải là người duy nhất nhận được cuộc gọi kinh hoàng đánh thức chúng ta khỏi cơn mơ ngủ, và thay đổi chúng ta mãi mãi. Đó có thể là thông báo về việc người thân sẽ thở máy chứ không phải chết trong một vụ tai nạn ô tô, nhưng chấn thương thì giống như nhau. Cơn bão dịch bệnh đã khiến các cuộc trò chuyện và cuộc sống trở nên dột nhiên ngắn ngủi.
Và nó dường như mang lại sự nhắc nhở cho mọi người về các ưu tiên trong đời. Thị trường nhà đất bùng nổ khi nhiều người xem xét lại nơi họ muốn sống. Chúng ta đang ở giữa sự thay đổi quy mô lớn trong của xã hội, đi kèm với sự thức tỉnh về việc chúng ta muốn cuộc sống của mình trở nên khác biệt ra sao. Nhưng những thay đổi vẫn để lại một vấn đề ít được nhắc tới: Tại sao chúng ta không biết những điều này trước đây?
Dịch ập đến đã khiến chúng ta thôi ảo tưởng về thời gian như một nguồn tài nguyên vô hạn, và lời hứa hão huyền rằng những hy sinh chúng ta dành cho sự nghiệp luôn xứng đáng.
Trước đại dịch, chúng ta đều biết mình sẽ chết, nhưng chúng ta không thực sự tin. Đó là một vấn đề có thể để dành xử lý sau những công việc khác. Chúng ta cho rằng mình còn có nhiều thời gian.
Đối với tất cả những gì chúng ta biết về tỷ lệ tử vong tương đối thấp của Covid-19 ở người trẻ, nó vẫn là trò xổ số chết người. Bạn có thể thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa, về cơ bản khỏe mạnh, và vẫn đột ngột qua đời. Tôi có những người bạn cùng tốt nghiệp trung học và đại học đã chết vì căn bệnh này.
Khi chúng ta ảo tưởng về thời gian, việc trả lương thấp hơn, đi làm dài ngày, chi phí sinh hoạt cao và xa cách những người thân yêu dường như là một cái giá không nhỏ để có được một sự nghiệp thành công. Những người sống xa gia đình không có được sự giúp đỡ cần thiết khi trường học và giao thông gặp càn trở.
Covid-19 đã cho chúng ta thấy rằng khi hệ thống bị hỏng, chúng ta cần con người. Điều này cũng đúng với những người độc thân sống ở những nơi có bối cảnh xã hội chỉ dành cho những người đã kết hôn và có gia đình. Ở nhà giúp nhiều người nhận ra họ đã cô đơn như thế nào trước đại dịch, và có rất ít người họ có thể thực sự tìm đến khi cần trợ giúp.
Dịch bệnh đã nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống còn hơn cả những gì chúng ta làm. Đó là về người mà chúng ta dành cả đời. Chúng ta không thể ôm đồm sự nghiệp hay cười cợt với sự thăng tiến. Chúng tôi được tạo ra vì tình bạn, tình yêu và cộng đồng.
Khi cha tôi qua đời, tôi đang trong giai đoạn đầu viết cuốn sách "Reading While Black", có những dòng như sau: "Cuốn sách này được dành để tưởng nhớ Esau McCaulley Sr., người đã qua đời trước khi ông được nhìn thấy một cuốn sách mang tên chúng tôi được in. Dù tôi có là gì đi nữa, tôi sẽ mãi mãi là con trai ông".
Nguồn: TH&PL