'Tòa phúc thẩm nhầm lẫn bản chất giấy xác nhận và hợp đồng cấp phép'

Đây là luận điểm của Phan Law Vietnam đối với phán quyết của Tòa án Phúc thẩm về vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty TK-L và VNG ngày 16/10/2023.

Hội đồng xét xử (HĐXX) Phúc thẩm cho rằng chưa đủ điều kiện xác định nguyên đơn (công ty TK-L) được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim "Minh Lan truyện", "Bạch Phát Vương Phi", "Phượng Dịch".

toa phuc tham nham lan ban chat giay xac nhan va hop dong cap phep - anh 0
Công ty TK-L được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim "Minh Lan truyện", "Bạch Phát Vương Phi", "Phượng Dịch".

Ngay sau đó, trong thông cáo của mình, Phan Law Vietnam đã phản bác toàn bộ các lập luận này và có ý kiến như sau:

Phản bác nhận định của tòa cấp Phúc thẩm về các giấy xác nhận đã cấp phép

Căn cứ theo quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành và Công ước Berne mà Việt Nam là nước thành viên, Nguyên đơn chứng minh quyền độc quyền của mình đối với các bộ phim theo đúng quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam với các cơ sở sau:

  • Về nguyên tắc, quyền tác giả tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Điều 6 Luật SHTT: Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ).
  • Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao quyền của mình cho cá nhân tổ chức khác, trên cơ sở đó, tổ chức được chuyển giao quyền được xem xét là chủ sở hữu quyền tác giả được chuyển giao quyền, hay nói cách khác là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. (Khoản 1 Điều 41 Luật SHTT 2005 – Sửa đổi bổ sung năm 2009 về việc xác lập chủ sở hữu quyền tác giả; khoản 6 Điều 4 Luật SHTT 2005).

Dựa vào các nguyên tắc nói trên, phía nguyên đơn là công ty TK-L đã cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh thời điểm cấp phép mà các chủ sở hữu quyền tác giả gốc, chủ sở hữu quyền thứ cấp xác nhận trong các tài liệu trên đều xác nhận quyền cho Sea Yuen và nguyên đơn trước thời điểm VNG vi phạm. Như vậy, phía nguyên đơn đã có đầy đủ quyền độc quyền với toàn bộ các bộ phim này.

Phan Law Vietnam nhận định rằng Tòa án cấp phúc thẩm đã nhầm lẫn về bản chất giấy xác nhận này thành hợp đồng cấp phép.

Phan Law Vietnam nhận định rằng Tòa án cấp phúc thẩm đã nhầm lẫn về bản chất giấy xác nhận này thành hợp đồng cấp phép.

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng các giấy xác nhận này là hợp đồng cấp phép gốc nên dẫn đến việc nhầm lẫn thời điểm ký các giấy tái xác nhận này của chủ sở hữu quyền cho nguyên đơn sau ngày VNG vi phạm, nên cho rằng là việc cấp phép diễn ra sau khi VNG vi phạm nên nguyên đơn không có quyền độc quyền với các bộ phim nói trên.

Đây là nhầm lẫn nghiêm trọng vì thực tế nội dung các giấy xác nhận này là văn bản tái khẳng định của chủ sở hữu quyền gốc xác định nguyên đơn có quyền độc quyền đối với các bộ phim trước thời điểm VNG vi phạm bản quyền.

Phản bác ý kiến về việc Giấy phép nhập khẩu của Cục Điện ảnh cấp sau ngày lập vi bằng ghi nhận vi phạm của VNG

1. Sai lầm về nguyên tắc phát sinh quyền sở hữu trí tuệ

Tòa án Cấp phúc thẩm đã nhầm lẫn rằng Giấy phép nhập khẩu của Cục điện ảnh là giấy phép chứng minh cho việc nguyên đơn là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các bộ phim trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Theo Phan Law Vietnam đây cũng là nhận định sai lầm của Tòa án cấp phúc thẩm, trái với các nguyên tắc phát sinh quyền tác giả theo quy định của luật Sở Hữu Trí Tuệ.

Như phân tích ở trên, kể từ thời điểm được cấp quyền theo nội dung ghi trong giấy xác nhận mà nguyên đơn được chủ sở hữu quyền cấp thì quyền độc quyền của nguyên đơn đã được phát sinh mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục cấp phép nào.

2. Nhầm lẫn về giá trị của Giấy phép nhập khẩu của Cục Điện ảnh với các bộ phim

Căn cứ trên quyền độc quyền khai thác thương mại các bộ phim trên, phía nguyên đơn hoàn toàn có quyền khai thác trên lĩnh vực truyền hình.

toa phuc tham nham lan ban chat giay xac nhan va hop dong cap phep - anh 0
TK-L hoàn toàn có quyền khai thác trên lĩnh vực truyền hình.

Tuy nhiên, do các bộ phim là sản phẩm báo chí (quy định tại Điều 3.11 Luật Báo chí) nên ngoài việc đảm bảo nội dung trình chiếu trên kênh truyền hình phải có bản quyền, nội dung trình chiếu đó không được vi phạm các điều cấm của pháp luật (quy định tại Điều 9 Luật Báo chí).

Do đó, để đảm bảo rằng các bộ phim có thể chiếu trên kênh truyền hình thì các đài truyền hình phải đảm bảo nội dung bộ phim đã được kiểm duyệt.

Bản chất "Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm" là để nhập khẩu các đĩa DVD có chứa nội dung các bộ phim để nhằm mục đích kiểm duyệt nội dung. Đây cũng là lý do mà các đĩa DVD này được xem là văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, được nhập khẩu để phục vụ cho việc kiểm duyệt nội dung.

Như vậy, với phân tích nêu trên của Phan Law Vietnam, quyền độc quyền kinh doanh thương mại của phía nguyên đơn đã được xác lập kể từ thời điểm nguyên đơn được cấp phép.

Còn "Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm" chỉ là các giấy phép con mà phía nguyên đơn cần bổ sung để nhập khẩu đĩa DVD có chứa 1 bản sao các bộ phim để kiểm duyệt nội dung nếu muốn khai thác kinh doanh bộ phim này trên kênh truyền hình đúng quy định pháp luật về việc kiểm duyệt nội dung.

Đây là 2 vấn đề hoàn toàn tách bạch với nhau.

Do đó, Giấy phép nhập khẩu trong vụ án hoàn toàn không phải là điều kiện cần như Tòa án cấp phúc thẩm nhận định là phía nguyên đơn phải có trước thời điểm VNG vi phạm để xác định nguyên đơn có quyền độc quyền với các bộ phim này.

VKSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của VNG

VNG liên tiếp đối diện với án phạt về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

CTCP VNG vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc bồi thường gần 1 tỷ đồng

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ

Tags