Tình nguyện viên khu K1 bệnh viện Hùng Vương: Thực tế vất vả hơn cả "Ranh Giới"!

Sau khi hoàn thành điều trị, F0 đã xin được song pha vào khu K1, bệnh viện Hùng Vương để đồng hành cùng sản phụ F0.

Sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia, Bảo Trâm đã không ở nhà để tận hưởng khoảng thời gian đầy khắc nghiệt của việc ôn thi căng thẳng. Cô gái 18 tuổi đã bày tỏ nguyện vọng với gia đình để xin đi chống dịch, được làm tình nguyện viên hỗ trợ khoa Sản tại Bệnh viện Hùng Vương do có nhiều thời gian rảnh và biết tuyến đầu đang thiếu hụt nhân lực.

tinh nguyen vien khu k1 benh vien hung vuong thuc te vat va hon ca ranh gioi - anh 0

Để được sự đồng ý của ba mẹ là cả một quá trình dài của Trâm, ba mẹ không muốn con đi vì lo lắng và ra sức can ngăn nguyện vọng con mình trước những nguy hiểm trong giai đoạn này. Với sự quyết tâm cô bạn đã đăng ký, thuyết phục gia đình và tham gia hỗ trợ tại bệnh viện từ ngày 25/8 đến nay. 

Trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ việc hỗ trợ các sản phụ, trẻ sơ sinh  đến những ngày trở thành F0 và cả việc nhận tin đậu đại học, tất cả đều tại bệnh viện và trong bộ đồ bảo hộ màu xanh.

Khu K1 và sự gắn bó của cô "bảo mẫu" F0 đồng hành cùng sản phụ F0

Trong quá trình hỗ trợ tại khoa từ những ngày cuối tháng 8 thì điều không may đã xảy đến, Trâm và đồng đội đã trở thành F0, công tác tạm phải gác lại. Cô bạn đã phải đi cách ly tại bệnh viện dã chiến số 8, sau hơn 9 ngày điều trị tại đây, 10X đã có kết quả âm tính. Trâm đã không trở về nhà để dưỡng bệnh mà quyết song pha vào khu K1. 

Dịch bệnh phức tạp, tuyến đầu và bệnh nhân rất cần sự giúp sức từ những người từng là F0 nên cô quyết định xin được hỗ trợ tại khu K1 bệnh viện Hùng Vương. Và đó là lý do cô bảo mẫu F0 quyết định đồng hành cùng các sản phụ F0. 

tinh nguyen vien khu k1 benh vien hung vuong thuc te vat va hon ca ranh gioi - anh 0
Công việc kiểm tra Oxy của Trâm vào những ngày trực đêm.

Suốt một tháng qua, Trâm đã quen với việc chạy xe điện từ khu sinh hoạt chung cho tình nguyện viên đến bệnh viện, vào ca trực và làm việc như một nữ hộ sinh chuyên nghiệp. Công việc của cô bạn cùng đồng đội chăm sóc những sản phụ F0, chăm sóc em bé. Theo dõi bệnh nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cán bộ y tế rồi nhanh chân nhanh tay thay ga giường, dọn đồ vải, chuyển tuyến và kiểm tra oxi.

Trâm sẽ được trực theo ca sáng hoặc đêm tùy theo sự phân công của các anh chị cấp trên. Ca sáng sẽ bắt đầu từ 7h30 sáng, tiếp nhận bệnh nhân mới, hướng dẫn quá trình thăm khám, siêu âm, gửi mẫu xét nghiệm, làm thủ tục xuất viện cho các sản phụ đủ điều kiện. Đầu giờ chiều, hướng dẫn bệnh nhân xuất viện, lấy kết quả xét nghiệm, đưa bệnh nhân đi bv dã chiến thu dung số 16, chuyển bệnh về địa phương...16h30 tan làm.

"Hôm nay mình trực đêm, 16h30 mình sẽ bắt đầu vào ca, thay tã, dọn ga giường, gom đồ vải dơ, 19h đến khuya sẽ tiếp nhận bệnh từ cấp cứu, các khoa khác chuyển lên, khoảng 23h30 mình sẽ đi kiểm tra các bình oxy một lần nữa rồi đi nghỉ ngơi. 2-3h sáng hôm sau mình sẽ dậy, đi 1 vòng kiểm tra xem có sản phụ nào cần thay tã không, sau đó gom đồ vải dơ 1 lần nữa. 4-5h tiếp nhận bệnh từ cấp cứu cho đến 7h30 thì về" - Bảo Trâm chia sẻ về buổi trực đêm của mình.

Không khí làm việc tại khu K1 cũng căng thẳng, hối hả hơn nhiều so với hồi cô mới vào nhận việc ở khoa. Vì phần lớn bệnh nhân đều là F0 nặng, Trâm thường xuyên chứng kiến cảnh sản phụ vật lộn giành giật từng hơi thở, đôi lúc lại giật mình khi nghe tiếng gọi "Báo động đỏ". 

"Mình cảm thấy rất hồi hội, thiêng liêng và có chút bối rối vì đây là lần đầu được chứng kiến cảnh vượt cạn trong tình trạng rất nguy hiểm".

K1 của bệnh viện Hùng Vương là nơi tiếp nhận nhiều sản phụ là F0, công việc ở đây đã từng khiến nhiều người phải rơi nước mắt qua thước phim trong Ranh Giới. Hỏi Trâm về thực tế tại đây, cô bạn bảo rằng: "Thực tế còn vất vả hơn trên phim nhiều, mình chỉ hỗ trợ bác sĩ được phần nào, ai cũng gồng mình chiến đấu để giúp bệnh nhân vượt cạn thành công, những thiên thần được chào đời mạnh khoẻ".

"Bệnh viện Hùng Vương đã trở thành một phần trong tuổi trẻ của mình"

Từ khoa sản đến khu k1, Bảo Trâm đã quen dần với việc mỗi ngày mặc bộ quần áo bảo hộ. Tập làm quen với việc di chuyển, làm việc liên tục 9 giờ đồng hồ trong những bộ đồ bảo hộ cấp 4. Lúc đầu, thật sự nó gây cảm giác nóng bức, khó thở, bộ đồ kín mít còn khiến các thao tác trở nên khó khăn hơn, nhưng giờ đây Trâm đã thuần thục trong từng thao tác. 

Chỉ vài tuần trôi qua, công việc và những điều cô bạn trải qua đã dạy cho Trâm nhiều điều và nó được xem là một phần tuổi trẻ đáng để cô tự hào và luôn nhớ về. Công việc vẫn được Trâm gắn bó, sẽ trở về nhà ngay sau khi hết dịch để ba mẹ không còn phải lo lắng. 

Tại đây, cũng đã ghi dấu bước ngoặt đầu tiên của cô nàng, tất cả đồng đội và các y bác sĩ đã chúc mừng cô bạn 2k3 đậu đại học và chính thức bước vào ngôi trường đại học mơ ước. Đêm công bố kết quả đại học, mình trực đêm vừa trực vừa canh điểm chuẩn được công bố, thật sự hôm đó lo lắm. Mình đã đậu vào ngành chăn nuôi của Đại học Nông Lâm, mọi người trong bệnh viện, gia đình ai cũng mừng cho kết quả của mình" - Bảo Trâm chia sẻ. 

Suốt khoảng thời gian làm việc gắn bó tại bệnh viện Hùng Vương, tuổi 18 của Bảo Trâm thêm trân trọng hơn cuộc sống đời thường và học được thêm nhiều điều. 10X học được những kiến thức y tế và học được cách yêu thương bản thân cùng những người xung quanh nhiều hơn.

tinh nguyen vien khu k1 benh vien hung vuong thuc te vat va hon ca ranh gioi - anh 0
Cô bảo mẫu đã trở thành tân sinh viên của Đại học Nông Lâm

"Suốt thời gian qua mình nhận ra những điều giản dị nhưng quý giá đời thường. Mình sợ nghe tiếng còi báo động đỏ, vì đó là khi có bệnh nhân đang nguy kịch. Chúng ta nên dành thời gian yêu thương nhau nhiều hơn, đừng để đến khi mất đi rồi mới hối tiếc, bởi cuộc sống này vốn ngắn ngủi lắm" .

Giờ đây, niềm vui của cô bạn là được thấy tiếng khóc cười của những thiên thần được chào đời tại bệnh viện, cảnh "mẹ tròn con vuông" là điều Trâm thích nhất khi đi trực. Cô bạn mong dịch mau qua nhanh, ai cũng được trở về nhà, trở lại với cuộc sống bình thường mới, riêng Trâm là được về nhà bên ba mẹ và bắt đầu những ngày tháng đầu tiên học tập tại giảng đường đại học.

Cô gái lai Việt - Thái đi chống dịch: "Ước muốn lớn nhất của TNV lúc này là được thất nghiệp"

Tình nguyện viên với điệu nhảy "cha-cha-cha": Một tháng đi chống dịch chỉ dám gặp mẹ qua hàng rào!

Nữ sinh ngành Đồ hoạ lưu giữ kỷ niệm của tình nguyện mùa dịch qua từng nét vẽ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ