Tiến sĩ Bùi Chí Trung: "OTT xuyên biên giới nguy cơ làm suy yếu ngành sản xuất nội dung trong nước"

"Việc hậu kiểm các nội dung OTT xuyên biên giới cũng cần được quản lý và có hành lang pháp lý rõ ràng để tạo môi trường nghe, xem trong sạch, lành mạnh, hợp với văn hóa Việt Nam", tiến sĩ Bùi Chí Trung nêu quan điểm với .

Streaming

Logo VieZ

"Truyền hình OTT TV là món ăn mới nhiều hấp dẫn"

Ứng dụng hay dịch vụ OTT truyền hình (Over The Top Televison - giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng internet) đang trở thành xu hướng xem của khán giả Việt. Trên thế giới, OTT TV đã và đang khẳng định xu thế thời đại, thị trường trong nước OTT TV cũng đang từng bước chiếm lĩnh sự quan tâm của đối tượng khán giả.

Đặc biệt, trong 2 năm qua khi phải đối diện với dịch Covid-19 với thời gian giãn cách kéo dài, nhu cầu nghe xem giải trí của người dân trở nên cao hơn bao giờ hết. 

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Gia đình anh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ. Nhiều tháng trong năm 2021, gia đình anh Hùng phải ở nhà, không ra ngoài. Cuộc sống bí bách trong không gian nhỏ nhưng anh và gia đình vẫn thoải mái hơn nhờ các loại hình giải trí trực tuyến.

"Tôi thường xuyên xem các chương trình giải trí, phim truyện trên VTV giải trí, VieON Chanel…. Ở trên các ứng dụng này rất nhiều phim hay, chương trình hấp dẫn, tôi có thể thoải mái lựa chọn xem bất cứ lúc nào một cách rất tiện lợi", anh Hùng chia sẻ với phóng viên .

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Tương tự, gia đình chị Yến kể từ khi có dịch bệnh cũng hạn chế tụ tập, chị tìm đến các phim truyện trên ứng dụng Netflix, VieON để giải trí. Theo chị Yến, thời điểm dịch bệnh khiến thói quen nghe xem của gia đình chị có nhiều thay đổi. Hầu hết gia đình chị cập nhật tin tức trên các OTT TV,  thời gian dành cho các OTT TV cũng nhiều hơn so với bình thường.

Tại Việt Nam, hiện có hơn 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền và một nửa trong số đó được cấp giấy phép cho các dịch vụ OTT. Có thể kể đến các ứng dụng OTT truyền hình của nhiều nhà đài như: MyK+ NOW của Truyền hình số vệ tinh K+, VTVcab ON của VTVcab (Đài Truyền hình Việt Nam), VTC Now của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, FPT Play của FPT (Công ty cổ phần viễn thông FPT)…

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Trong khi đó, các doanh nghiệp OTT truyền hình xuyên biên giới đã chiếm tới hơn 50% thị phần trong nước với nhiều nền tảng lớn trên thế giới như: Netflix, YouTube, Amazon (Mỹ); Iflix (Ma-lai-xi-a); WeTV, IQIYI (Trung Quốc)... Nội dung trên các dịch vụ truyền hình này chủ yếu là phim, trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế...

Trao đổi với , Tiến sĩ Bùi Chí Trung (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN) cho biết, sự tham gia của các doanh nghiệp OTT xuyên biên giới đã khiến thị trường trong lĩnh vực này trở nên sôi động hơn, có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Trung (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG HN)

"OTT xuyên quốc gia hấp dẫn một phần vì không bị kiểm duyệt"

Một trong những lợi thế có thể khiến các OTT TV tiếp cận đông đảo khán giả đó chính là thế mạnh của hạ tầng. Chỉ cần có internet, người dùng có thể sử dụng nhiều loại thiết bị để truy cập dịch vụ OTT truyền hình như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, PC, smart TV, máy chơi game, OTT Player thông dụng… thay vì chỉ sử dụng TV như các loại truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp như trước kia.

Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt trong xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Theo Trung tâm Internet Việt Nam, tính đến đầu năm nay, trong nước có 68,72 triệu người sử dụng Internet, chiếm 70,3% dân số. Tiềm năng của truyền hình OTT cũng tỉ lệ thuận với sự phổ biến của các thiết bị thông minh và mức độ phủ rộng internet.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Trong cuộc khảo sát về tương lai phát triển truyền hình trên internet tại Việt Nam, đã có 45% số người được hỏi nói rằng họ thường xem truyền hình trên các app di động hơn là tivi. Vì thế, truyền hình OTT chính là xu hướng phát triển mới của tương lai.

Điều đó, khiến cho thói quen xem truyền hình truyền thống có nhiều thay đổi. Người xem có thể chủ động xem tất cả những chương trình theo như cầu của mình ở bất cứ đâu, thời gian nào không phụ thuộc vào khung giờ phát sóng của nhà Đài.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0
Vấn đề hậu kiểm OTT xuyên biên giới được nhiều chuyên gia đặt ra.

Cũng theo Tiến sĩ Trung, nếu trước đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc sản xuất chương trình truyền hình hay những nội dung theo kiểu 24/7 một cách rất tuyến tính. Nội dung xem dường như áp đặt do nhà Đài mang đến cho công chúng. Nhưng trong bối cảnh của sự phát triển internet thì công nghệ hạ tầng khiến vị thế khán giả truyền hình từ bị động sang chủ động.

"Khán giả thay vì xem thì phải xem theo lịch, theo kế hoạch, theo một trình tự sắp đặt của cơ quan truyền hình thì nay họ được chủ động lựa chọn. Thứ hai là nhu cầu cá thể hoá, trước đây người ta phục vụ một thứ cho tất cả mọi người, bây giờ thì mỗi người có một gout, một nhu cầu, định hướng khác nhau chính vì vậy OTT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của từng cá nhân. Đồng thời, khán giả cũng mong muốn được đáp ứng nhu cầu thị giác tốt hơn khi mà các chương trình OTT TV cho họ trải nghiệm mới mẻ, chất lượng hình ảnh sắc nét, tiện lợi", Tiến sĩ Trung cho biết.

Nếu trước đây truyền hình đáp ứng 2 nhu cầu cơ bản đó là thông tin và nhu cầu giải trí, thì bây giờ với không gian truyền hình OTT đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau như học tập, khám phá, giải trí và thậm chí người dùng cùng tham gia sáng tạo nội dung.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Hơn nữa, truyền hình OTT còn thu hút người dùng bởi các nội dung độc quyền như chương trình của Netflix, HBO Go… Bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, nội dung chương trình, các nhà cung cấp nội dung trên truyền hình OTT vẫn không ngừng nâng cấp để mang lại trải nghiệm mới, tiện tích và phù hợp hơn với nhu cầu của khán giả.

Tại Việt Nam, tính đến thời điểm cuối năm 2021, thuê bao OTT TV đạt xấp xỉ 3,7 triệu, chiếm hơn 20% tổng thuê bao truyền hình trả tiền toàn quốc, dự báo tăng trưởng dịch vụ này sẽ ở mức ít nhất gấp 2 lần vào năm 2026. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có con số thống kê chính xác về số liệu người xem những chương trình OTT miễn phí hoặc có trả phí qua kênh trung gian.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Bên cạnh đó, các ứng dụng OTT TV có một lợi thế đó chính là họ xác định được tệp công chúng, người xem tính nặc danh biến đổi thành tính định danh rõ hơn. Theo tiến sĩ Trung, OTT TV tạo ra các luồng, các tuyến nội dung, chương trình theo sở thích của khán giả, thích ứng với nhu cầu của người xem nhiều hơn thay vì đó là một món ăn cố định.

"Các OTT TV xuyên biên giới có tính hấp dẫn cũng một phần bởi những nội dung không được kiểm duyệt. Điều đó vô hình chung tạo ra sức ép rất lớn về khâu hậu kiểm", chuyên gia nhận định.

Kho dữ liệu khổng lồ, đa dạng lựa chọn từ phim đến chương trình truyền hình, tốc độ đường truyền khá ổn định, độ phân giải hình ảnh, âm thanh tốt nhưng giá thành lại rẻ của các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào một cuộc chạy đua khốc liệt.

"Cần hậu kiểm và kịp thời ngăn chặn một số hoạt động nguy hại của OTT xuyên biên giới"

Lĩnh vực dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước đang đứng trước một số thách thức không nhỏ về áp lực cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới vào Việt Nam. Trong khi truyền hình trong nước phải chấp hành các quy định về thuế, phí, nghĩa vụ với nhà nước. Các OTT xuyên biên giới vừa không bị kiểm duyệt nội dung lại có phí rẻ, nên đặt ra rất nhiều sức ép với các đơn vị cung cấp nội dung trong nước cũng như người xem phải đối diện với những nội dung xấu, độc.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đăng tải các phim có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền Việt Nam.

Streaming

Logo VieZ

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Theo đó, đã quá 3 lần Công ty Netflix bị phát hiện cung cấp phim, chương trình truyền hình có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam khi cung cấp dịch vụ đến người sử dụng tại Việt Nam.

Đơn cử như Netflix vào thị trường Việt vào năm 2016, sau 5 năm kiếm hàng triệu USD nhưng không đóng 1 đồng thuế nào. Nhiều lần bị "tuýt còi" những bộ phim có hình ảnh sai lệch về chủ quyền Việt Nam.

Cụ thể, Netflix đã chiếu loạt phim tài liệu Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) có một số nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam; phim Madam Secretary (Nữ Ngoại trưởng) xuyên tạc chủ quyền Việt Nam khi chú thích phố cổ Hội An ở Quảng Nam - Việt Nam là Phù Lăng (một địa danh của Trung Quốc- PV).

Dù sau khi bị nhắc nhở những hình ảnh này đã không còn được phát tán trên nền tảng. Tuy nhiên, vô hình chung những thông tin sai lệch về chủ quyền Việt Nam trong các tập phim nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Trước đó, vào ngày 25/6/2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã phát hiện các hình ảnh sai trái về chủ quyền biển đảo của Việt Nam xuất hiện trong các tập phim của bộ phim truyền hình nói trên. Cụ thể, hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông đã xuất hiện tại phút 12 của tập 2 và phút 52 của tập 3 của bộ phim Pine Gap.

Bên cạnh đó, không ít phim trên nền tảng này còn bị chỉ trích là mô tả chi tiết các hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm quá đà, ảnh hưởng tiêu cực đến người xem như phim: Bánh đa tầng, Polar: Sát thủ tái xuất, Phía sau phim khiêu dâm...

Không chỉ Netflix, Amazon (nền tảng bán hàng trực tuyến) cũng có sai phạm trong việc quảng cáo bán cuốn sách có nội dung xuyên tạc lãnh tụ của Việt Nam. Các rủi ro về nội dung xuất phát từ các nền tảng nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới không chịu sự kiểm duyệt, biên tập, biên dịch của cơ quan quản lý.

Hơn nữa, vấn đề chuyển ngữ trên các kênh này cũng gây nhiều lo ngại, bởi việc sử dụng nhiều từ ngữ thô tục có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem.

tien si bui chi trung ott xuyen bien gioi nguy co lam suy yeu nganh san xuat noi dung trong nuoc - anh 0

Theo Tiến sĩ Bùi Chí Trung, sự tham gia của các doanh nghiệp OTT truyền hình nước ngoài là bình thường và cần thiết, giúp người dùng có thể lựa chọn nhiều chương trình giải trí có chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là việc cần phải quản lý các doanh nghiệp này như thế nào để đem tới sự hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.

"Hơn nữa việc hậu kiểm các nội dung OTT xuyên biên giới cũng cần được quản lý và có hành lang pháp lý rõ ràng để tạo môi trường nghe, xem trong sạch, lành mạnh, hợp với văn hóa Việt Nam. Vì vậy, để có thể duy trì thị trường dịch vụ ổn định, cạnh tranh và phát triển lành mạnh, cần thiết phải có những quy định mới sát thực tiễn để quản lý các dịch vụ truyền hình từ nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động hết sức nguy hại, như: xâm lăng văn hóa, phổ biến các giá trị sống phương Tây thiếu chọn lọc đến giới trẻ, làm méo mó thị trường dịch vụ trong nước và làm suy yếu ngành sản xuất nội dung trong nước", Tiến sĩ Bùi Chí Trung trả lời .

  Hiện nay có nhiều nền tảng ứng dụng giải trí trực tuyến quốc tế du nhập vào Việt Nam nhưng không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí xâm phạm văn hóa và lịch sử. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chỉ có OTT nội địa mới giữ vai trò chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với khán giả một cách trọn vẹn, chỉn chu và phù hợp nhất với pháp luật - xã hội Việt Nam.

Bà Đinh Thị Nam Phương (Giám đốc Chiến Lược Nội dung VieON) nhận định OTT không đơn thuần là giải trí mà còn mang theo giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của một quốc gia. Trong khi, nhà báo Đức Hòa (Phó ban Thanh Thiếu Niên, Đài Truyền hình Việt Nam) cũng khẳng định đã đến lúc các ứng dụng giải trí trực tuyến nội địa cần hợp tác, chung tay bảo vệ sứ mệnh của văn hoá Việt, cũng như nâng tầm văn hoá cuộc sống người Việt.

.vn đăng tải tuyến bài Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt - Bảo vệ bản sắc văn hóa và con người Việt nhằm đưa đến nhiều góc nhìn về vấn đề này.    

OTT xuyên biên giới để lọt nội dung xấu, độc tại Việt Nam: Báo chí đồng loạt vào cuộc, lên án

Báo Tuổi trẻ hôm nay: Doanh nghiệp nội đang chịu sự bất công trên thị trường ứng dụng giải trí trực tuyến

Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam: "So với OTT ngoại, OTT Việt đang phải chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ