OTT xuyên biên giới để lọt nội dung xấu, độc tại Việt Nam: Báo chí đồng loạt vào cuộc, lên án

Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân, Một thế giới, Ngày mới Online... cùng phản ánh về việc một số ứng dụng giải trí trực tuyến xuyên biên giới để lọt nội dung xấu, độc do không chịu cơ chế kiểm duyệt nội dung như đơn vị trong nước.

Hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển và thế giới giải trí dần thu nhỏ trong tầm tay thì ứng dụng giải trí trực tuyến cũng dần trở thành một phần của cuộc sống. Ở Việt Nam có 22/36 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền trên Internet - OTT (Over The Top), ngoài OTT trong nước thì OTT nước ngoài cũng cung cấp khá nhiều nội dung giải trí.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng giải trí trực tuyến cũng đặt ra thách thức trong vấn đề quản lý các nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống và cả pháp luật Việt Nam. Mới đây, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã có những kiến nghị liên quan đến cơ chế bảo hộ Ứng dụng Giải trí trực tuyến Việt và khắc phục những nguy cơ của các Ứng dụng giải trí trực tuyến ngoại, xuyên biên giới.

ott xuyen bien gioi de lot noi dung xau doc tai viet nam bao chi dong loat vao cuoc len an - anh 0
Ở Việt Nam có 22/36 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền trên Internet - OTT (Over The Top) (Ảnh: Brand Vietnam)

Cùng với đó, các đơn vị báo chí - truyền thông tại Việt Nam cũng vào cuộc với những bài viết chỉ rõ vấn đề nền tảng OTT xuyên biên giới để lọt nội dung xấu, độc hại. Đồng thời, đặt ra bài toán cho các cơ quan chức năng về áp dụng các biện pháp kỹ thuật kèm theo chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm duyệt nội dung đối với tất cả các phim, chương trình truyền hình được các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường trong nước.

Nỗi lo "bỏ lọt" nội dung xấu, độc 

Đó là tiêu đề bài viết được đăng tải vào ngày 7/1/2022 trên báo điện tử Đại biểu Nhân Dân - Tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cử tri. Tác giả Phong Nam đề cập 2 vấn đề cần quan tâm khi nhắc tới các nền tảng OTT quốc tế tại Việt Nam là: Những nguy cơ hiện hữu và Cần công bằng với doanh nghiệp trong nước. 

Cụ thể, báo điện tử Đại biểu Nhân Dân nêu lên thực trạng: "Đối với dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới, hầu hết các đơn vị nước ngoài không qua đăng ký cấp phép, máy chủ đặt tại nước ngoài, không có văn phòng đại diện. Đơn cử như Netflix, OTT xuyên biên giới này hiện đứng thứ 2 trong top 5 OTT phổ biển nhất tại Việt Nam về người xem, đăng kí sử dụng, thanh toán phí xem từ 180.000VNĐ-260.000VNĐ/tháng qua hình thức hoàn toàn trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với Netflix hoàn toàn có thể rút khỏi Việt Nam cùng với tất cả doanh thu". 

ott xuyen bien gioi de lot noi dung xau doc tai viet nam bao chi dong loat vao cuoc len an - anh 0
Nỗi do bỏ lọt nội dung độc, xấu trên nền tảng OTT trở thành đề tài được nhiều báo chí quan tâm

Trong bài viết Nỗi lo thông tin xấu độc từ các dịch vụ OTT xuyên biên giới đăng tải trên tạp chí điện tử Một Thế Giới Online, tác giả Hoài Lam cũng thắng thắn: "YouTube có nhiều nội dung xấu, độc, nhảm nhí, khiêu dâm, bạo lực, cờ bạc. Cơ chế kiểm duyệt của YouTube phụ thuộc vào hậu kiểm, diễn đến việc các clip vi phạm sau khi bị gỡ bỏ thì người dùng vẫn có thể dễ dàng đăng tải. YouTube cũng không có biện pháp ngăn chặn người dùng đăng lại những clip vi phạm đã bị bóc gỡ theo yêu cầu của cơ quan quản lý". 

Cùng quan điểm với 2 bài viết trên, tác giả Thành Nhân của tạp chí Ngày Mới Online cũng viết trong bài Dịch vụ OTT xuyên biên giới: Nỗi lo thông tin xấu độc như sau: "Do không có cơ chế kiểm duyệt nội dung như các đơn vị trong nước, nhiều nội dung chương trình, phim ảnh của các đơn vị nước ngoài (Netflix, Tiktok...) dễ dàng đẩy những nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam mà không bị phát hiện sớm để ngăn chặn, kịp thời xử lý". 

ott xuyen bien gioi de lot noi dung xau doc tai viet nam bao chi dong loat vao cuoc len an - anh 0
Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng giải trí trực tuyến cũng đặt ra thách thức trong vấn đề quản lý các nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam (Ảnh: IT)

Kêu gọi sự công bằng với doanh nghiệp trong nước

Về quản lý nội dung, hiện nay, đối với các đơn vị trong nước khi đưa phim đến công chúng thông qua việc phát sóng trên truyền hình, hoặc đưa lên mạng Internet phải tuân thủ các quy định của Luật Điện ảnh (giấy phép phổ biến phim, nội dung phim phải được kiểm duyệt trước khi phát hành, phổ biến phim, nhập khẩu phim qua hải quan phải có giấy phép nhập khẩu phim...)

Với kênh chương trình truyền hình, việc đăng ký, cung cấp, biên dịch, biên tập kênh chương trình nước ngoài phải tuân theo quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình (NĐ06/2016).

Ngược lại, đối với các đơn vị nước ngoài, hiện nay khi cung cấp nội dung cho người dùng tại Việt Nam qua Internet thì lại chưa có quy định buộc phải có giấy phép phổ biến phim, video, clip và cũng chưa có quy định về kiểm duyệt nội dung. Trong khi đó, Nghị định số 06/2016/NĐ-CP chỉ điều chỉnh các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet thông qua các địa chỉ tên miền của trang thông tin điện tử hoặc các địa chỉ Internet xác định do Việt Nam quản lý.

ott xuyen bien gioi de lot noi dung xau doc tai viet nam bao chi dong loat vao cuoc len an - anh 0
Với kênh chương trình truyền hình, việc đăng ký, cung cấp, biên dịch, biên tập kênh chương trình nước ngoài phải tuân theo quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP (Ảnh: FPT Play) 

Tại một cuộc hội thảo về vấn đề này vào năm 2019, ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) cho rằng: "Trên truyền hình truyền thống, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy bị kiểm duyệt. Do đó, để công bằng, khách quan và bình đẳng, nội dung trên OTT cũng phải kiểm duyệt tương tự như vậy. Một quốc gia có "hàng rào", nội dung khi đã phát sóng vào Việt Nam là phải có kiểm duyệt, đó chưa kể đến trên Amazon, Netflix có nhiều chương trình nội dung vô cùng nhạy cảm", ông Úy nói.

Tác giả Phong Nam trên báo Đại biểu Nhân dân cũng dẫn luận nhiều ý kiến rằng: "Các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định của Việt Nam.

ott xuyen bien gioi de lot noi dung xau doc tai viet nam bao chi dong loat vao cuoc len an - anh 0
"Trên Amazon, Netflix có nhiều chương trình nội dung vô cùng nhạy cảm", ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) nói (Ảnh: Baodautu)

Ngoài ra, tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt đúng theo quy định Luật Báo chí, Luật Điện ảnh nhằm bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ về nội dung chương trình truyền hình, nội dung phim ảnh giống như các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT trong nước. Nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho tham gia cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam". 

Tác giả Thành Luân trên Ngày Mới Online cũng kiến nghị: "Cơ quan chức năng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật kèm theo chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm duyệt nội dung theo Luật Điện ảnh và Luật Báo chí đối với tất cả các phim, chương trình truyền hình được các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam".

  Hiện nay có nhiều nền tảng ứng dụng giải trí trực tuyến quốc tế du nhập vào Việt Nam nhưng không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí xâm phạm văn hóa và lịch sử. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chỉ có OTT nội địa mới giữ vai trò chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với khán giả một cách trọn vẹn, chỉn chu và phù hợp nhất với pháp luật - xã hội Việt Nam.

Bà Đinh Thị Nam Phương (Giám đốc Chiến Lược Nội dung VieON) nhận định OTT không đơn thuần là giải trí mà còn mang theo giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của một quốc gia. Trong khi, nhà báo Đức Hòa (Phó ban Thanh Thiếu Niên, Đài Truyền hình Việt Nam) cũng khẳng định đã đến lúc các ứng dụng giải trí trực tuyến nội địa cần hợp tác, chung tay bảo vệ sứ mệnh của văn hoá Việt, cũng như nâng tầm văn hoá cuộc sống người Việt.

.vn đăng tải tuyến bài Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt - Bảo vệ bản sắc văn hóa và con người Việt nhằm đưa đến nhiều góc nhìn về vấn đề này.  

Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam: "So với OTT ngoại, OTT Việt đang phải chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng"

Gen Z: "Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt mới hiểu khán giả Việt đang cần gì nhất"

"Các ứng dụng giải trí trực tuyến Việt cần chung tay bảo vệ sứ mệnh văn hóa Việt"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ