Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã có những kiến nghị liên quan đến cơ chế bảo hộ Ứng dụng Giải trí trực tuyến Việt và khắc phục những nguy cơ của các Ứng dụng giải trí trực tuyến ngoại, xuyên biên giới.
Trung tuần tháng 12 vừa qua, Hiệp Hội Truyền Hình Trả Tiền Việt Nam gửi kiến nghị liên quan về dịch vụ OTT xuyên biên giới và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/ND-CP đến Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Công an.
Trong văn bản trình bày chi tiết những kiến nghị thiết thực nhằm kiểm soát hoạt động của những OTT quốc tế có hành vi sai phạm về văn hóa và chủ quyền lãnh thủ Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến nghị ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Nội dung liên quan
Ở văn bản này bao gồm 2 kiến nghị:
Kiến nghị thứ nhất: Liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông OTT trực tuyến xuyên biên giới của các đơn vị nước ngoài đưa vào Việt Nam.
Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nêu ra thực trạng dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới tại Việt Nam thời gian qua đã không qua cấp phép, chưa có cơ chế kiểm duyệt nội dung trước dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn từ các thế lực thù địch xuyên biên giới bên ngoài lợi dụng truyền bá thông tin sai lệch, nội dung tiêu cực, chống phá, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có khung pháp lý liên quan đến việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phù hợp để điều tiết hài hòa, bất cập về việc cấp phép, quản lý, kiểm soát nội dung dẫn đến các đơn vị trong nước vẫn đang phải chịu sự cạnh tranh bất bình đẳng do phải tuân thủ các điều kiện của quy định pháp luật trong nước, trong khi các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT xuyên quốc gia lại chưa bắt buộc phải chấp hành do chưa có quy định điều chỉnh hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ và không hiệu lực.
Từ đó, Hiệp hội truyền hình trả tiền kiến nghị:
Một, các đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT trực tuyến xuyên biên giới trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định và tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt đúng theo quy định Luật Báo chí, Luật Điện ảnh nhằm đảm bảo quản lý nhà nước chặt chẽ về nội dung chương trình truyền hình, nội dung phim ảnh giống như các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT trong nước, nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho tham gia cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam.
Hai, áp dụng các biện pháp kỹ thuật kèm theo chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm duyệt nội dung theo Luật Điện ảnh và Luật Báo chí đổi với tất cả các phim, chương trình truyền hình được các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam.
Ba, quy định việc kê khai doanh thu (phí dịch vụ và doanh thu quảng cáo kèm theo phát sinh tại Việt Nam của các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam, để áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế tương tự như đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước.
Bốn, đưa các dịch vụ cung cấp nội dung xuyên biên giới vào danh mục kiểu soát đặc biệt, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viền thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam.
Nội dung liên quan
Năm, quan tâm nhiều hơn nữa đến giới báo chí, đội ngũ là nội dung chương trình truyền hình trong nước vì đây chính là lực lượng chi cuộc đào tạo lý luận chính trị, bản lĩnh, có năng lực phản biện, phản bác các thông tin tuyên truyền xuyên tạc chế độ của các thế lực thù địch đồng thời chống các website đen, xấu độc trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta.
Sáu, Thời gian qua, một số tổ chức nước ngoài cụ thể như Liên minh Internet Châu Á (AIC), Hiệp hội Công nghiệp Video Châu Á (ASIA), Hiệp hội Điện ảnh Hoa kỳ (MPAA) và một số tổ chức khác đưa ra các yêu sách, điều kiện phi lý mang tính áp đặt cho thấy sự thiếu tuân thủ pháp luật nước sở tại như đề nghị bỏ thủ tục đăng ký cấp phép, bỏ tỷ lệ nội dung chương trình kênh nước ngoài không vượt quá 30%, không cần qua biên tập, biên dịch, chi hậu kiểm duyệt nội dung,... không theo quy định Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo khi cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới tại thị trường Việt Nam.
Từ nhiều thập niên qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình, truyền hình trả tiền, truyền thông, viễn thông trong nước với sứ mệnh chính trị tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với mọi người dân, giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội, tuân thủ nghiệm pháp luật Việt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước. Để đảm bảo bình đẳng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT trong nước, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ương cần đưa ra cơ chế chính sách bảo hộ phù hợp đối với các doanh nghiệp Việt Nam trước các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới này.
Kiến nghị thứ hai: Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Hơn ba năm qua (từ 9/2018), Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần chủ trì cũng như phối hợp với các Bộ ngành Trung ương liên quan tổ chức các Hội thảo, hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan tham gia quá trình hoạt động, thực hiện Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, phù hợp thực tiễn phát sinh nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đối tượng thực thi.
Nội dung liên quan
Đến nay, xem như cơ bản đã thống nhất các ý kiến đưa vào dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ, để làm cơ sở thực hiện trong thời gian tới, đảm bảo tính khách quan, công bằng, phù hợp thực tiễn cũng như xu thế, Hiệp hội kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ thông qua và sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP.
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về tài chính, không vì mục đích lợi nhuận. Hiệp hội có nhiệm vụ liên kết giữa các hội viên nhằm giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay trong hoạt động truyền hình trả tiền như: cạnh tranh, mua bán bản quyền, thị phần khai thác, giá cước thuê bao, chi phí lắp đặt thiết bị đầu cuối, kết cấu và nội dung các chương trình, tần số, đầu tư kỹ thuật, cải tiến công nghệ…
Các hoạt động trên được tiến hành bằng con đường hòa giải, thương lượng, từ đó tạo môi trường hợp tác, liên kết, cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau, làm giảm chi phí chung cho mỗi thành viên, tăng hiệu quả kinh doanh - phục vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành truyền hình nói chung, truyền hình cáp nói riêng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay có nhiều nền tảng ứng dụng giải trí trực tuyến quốc tế du nhập vào Việt Nam nhưng không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí xâm phạm văn hóa và lịch sử. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chỉ có OTT nội địa mới giữ vai trò chuyển tải văn hóa Việt Nam đến với khán giả một cách trọn vẹn, chỉn chu và phù hợp nhất với pháp luật - xã hội Việt Nam.
Bà Đinh Thị Nam Phương (Giám đốc Chiến Lược Nội dung VieON) nhận định OTT không đơn thuần là giải trí mà còn mang theo giá trị văn hóa, hệ tư tưởng của một quốc gia. Trong khi, nhà báo Đức Hòa (Phó ban Thanh Thiếu Niên, Đài Truyền hình Việt Nam) cũng khẳng định đã đến lúc các ứng dụng giải trí trực tuyến nội địa cần hợp tác, chung tay bảo vệ sứ mệnh của văn hoá Việt, cũng như nâng tầm văn hoá cuộc sống người Việt.
.vn đăng tải tuyến bài Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt - Bảo vệ bản sắc văn hóa và con người Việt nhằm đưa đến nhiều góc nhìn về vấn đề này.
Nguồn: TH&PL