"Tiên học lễ, hậu học văn": Có gì sai mà sao phải bỏ?

Học sinh, phụ huynh nói gì về việc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"?

Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam được tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM) trình bày quan điểm trong tham luận: "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

GS Thêm kiến nghị: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Chừng nào còn đề cao chữ 'Lễ' để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển". 

tien hoc le hau hoc van co gi sai ma sao phai bo - anh 0
GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM) kiến nghị bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" 

Tuy nhiên, dư luận đang có nhiều phản ứng gay gắt, trái chiều trước đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS Trần Ngọc Thêm. Bởi nhiều người đây không đơn thuần là một triết lý về giáo dục cũ mà còn là nét văn hóa đã in sâu vào tư tưởng bao đời này. 

Tư duy phản biện là cần thiết, nhưng không có nghĩa là vô phép tắc! 

Trước hết, cần hiểu được "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa việc đầu tiên cần phải học là các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân. Sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích. 

Giữa một xã hội luôn đề cao chữ "đức" ở con người trên hết thì việc "tiên học lễ" luôn là điều cần thiết. Ví như Bác Hồ đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó", câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người và nó lại càng đúng với đạo đức của bất kì ai và ở vai trò nào.

tien hoc le hau hoc van co gi sai ma sao phai bo - anh 0
Giữa một xã hội luôn đề cao chữ "đức" ở con người trên hết thì việc "tiên học lễ" luôn là điều cần thiết

Chia sẻ với , bạn Xuân Tiền (học sinh lớp 12, THPT Bà Điểm, TP.HCM) bày tỏ quan điểm của mình rằng: "Mình thấy khẩu hiệu này dù có áp vào thời đại nào thì cũng đúng. Mình từng nghe thầy của mình nói rằng sau này khi ra đời, thái độ mới là cái quyết định tất cả thành bại trong cuộc sống. Theo mình, thái độ ở đây là chữ 'lễ' đó, là cách chúng ta đối nhân xử thế, cách đối diện với công việc, bạn bè, đồng nghiệp,...và nhiều khía cạnh khác nữa. Chữ lễ đâu chỉ gói gém trong lễ nghĩa!".

Có thể nói, "Tiên học lễ hậu học văn" là một câu nói nhằm nhắc nhở con người rằng, đạo đức là ưu tiên hàng đầu. Một con người có lễ nghĩa sẽ luôn kính trên, nhường dưới, luôn mong cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước, nhưng không bao giờ được quên công ơn của người đi trước, như câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" từ xa xưa.

"Theo mình chúng ta nên quan tâm đến việc tìm ý nghĩa tốt đẹp trong những câu nói ấy để phát huy. Câu nói trên không sai, vấn đề người sử dụng hiểu như thế nào. Mình thì không đồng tình việc bác bỏ khẩu hiệu này, dù sao nó vẫn đúng và là một nét văn hoá lâu đời của nước ta rồi. Khó mà bỏ được!" - Bạn Tiên Sinh (22 tuổi, Nhân viên văn phòng tại TP.HCM) chia sẻ.

tien hoc le hau hoc van co gi sai ma sao phai bo - anh 0
"Tiên học lễ hậu học văn" là một câu nói nhằm nhắc nhở con người rằng, đạo đức là ưu tiên hàng đầu

Nhưng bỏ "tiên học lễ, hậu học văn" không có nghĩa là bỏ uốn nắn

Tuy nhiên, cũng có nhiều người nhất trí với góc độ mà GS Trần Ngọc Thêm đưa ra và cho rằng câu nói này đã thực sự lỗi thời và cần có khái niệm mới mẻ hơn. 

"Bỏ câu đấy không có nghĩa là bỏ uốn nắn, bỏ dạy văn hoá, lễ nghĩa cho con trẻ. Truyền thống đạo lý của dân tộc không bao giờ phai mờ được, nhất là trong môi trường giáo dục. Câu đó lạc hậu quá rồi, giờ nghe như khẩu hiệu rỗng tuếch. Cần có khái niệm mới phù hợp với xu thế thời đại. Giáo sư nói đúng!" - Phụ huynh Ngọc Minh, 43 tuổi, sống tại TP.HCM chia sẻ.

tien hoc le hau hoc van co gi sai ma sao phai bo - anh 0
Nhiều người cho rằng câu nói này đã thực sự lỗi thời và cần có khái niệm mới mẻ hơn

Ủng hộ ý kiến của GS và cho rằng câu nói chỉ mang tính khẩu hiệu và không thực tế, độc giả Nguyễn Tuấn đã chia sẻ trên VnExpress rằng phong cách giáo dục rất quan trọng, giáo dục bằng lời nói, bằng hành động cụ thể. Hiện nay, hình ảnh của người thầy, người cô đa phần đều khiến học sinh sợ hơn cha mẹ. Vậy nên, chúng ta cần bỏ bớt khẩu hiệu.

"Tôi thấy khắp nơi đều có khẩu hiệu, vừa tốn tiền của trong khi nhiều người còn không thèm đọc, không để ý tới. Tại sao có nhiều thầy cô được học sinh yêu mến hơn những thầy cô khác? Đó là vì ngoài chuyên môn, một số thầy cô còn truyền cảm hứng sống cho bao thế hệ học trò.

Họ mở đầu tiết giảng bằng những câu chuyện, tấm gương, lòng hiếu thảo, sự vượt khó đi lên, về đạo đức làm người, chứ không phải dừng ở việc nêu khẩu hiệu, kiểm tra bài cũ, tạo tâm lý căng thẳng, quát nạt học sinh... Cho nên yếu tố giáo dục của nhà trường luôn có giá trị nhất định, cho dù thế giới thay đổi thế nào đi chăng nữa".

Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn"

Nghề giáo rất giàu… nhưng giàu về tình cảm!

"Nghề nào cũng vậy, nếu mình đã chọn thì sẽ không hối tiếc... nhất là nghề giáo"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ