"Thành công là nhờ đạo diễn - diễn viên, thất bại thì đổ biên kịch"

Nghề biên kịch có thật sự là nghề bạc bẽo, "làm dâu trăm họ" như bao người đồn đoán?

Ai cũng nghĩ rằng, biên kịch chính là người tạo nên câu chuyện cho bộ phim. Nhưng người cầm trịch dự án và được "sở hữu" bộ phim lại là đạo diễn, nhà sản xuất. Còn diễn viên, chính là người được ca tụng nhiều nhất khi dự án đó thành công. Vậy, chỗ đứng của biên kịch ở đâu trong ngành công nghiệp điện ảnh?

Có rất nhiều những tranh cãi xoay quanh nghề biên kịch. Nhiều nhà biên kịch đã phải kêu gào trên trang cá nhân của mình vì sự bạc bẽo và rẻ rúng của nghề này. Một bộ phận cho rằng, biên kịch tại Việt Nam không được tôn trọng do chịu sự chi phối của nhà đài, của nhà sản xuất và đạo diễn. Một khi đã hoàn thành xong kịch bản, biên kịch coi như là dứt áo ra đi.

thanh cong la nho dao dien dien vien that bai thi do bien kich - anh 0
Hoàng Anh là biên kịch - đạo diễn của nhiều phim truyền hình.

Đến khi bộ phim thành công, người được tôn vinh là đạo diễn và diễn viên. Đâu đó người ta quên đi mất chính người biên kịch là người kể câu chuyện đầu tiên. Nhưng khi phim thất bại, câu chuyện bị chê tơi tả, khán giả lại kéo biên kịch ra chê trách.

Ai nấy cũng cho rằng, phim Việt dở là vì kịch bản lỏng lẻo, phi logic. Điều này cũng có phần đúng, nhưng nếu xét trên bình diện rộng hơn thì còn ảnh hưởng tới các yếu tố khách quan như lương thưởng, cấp trên xét duyệt và vô vàn những đắng cay khác mà biên kịch phải chịu đựng. 

Biên kịch Lê Linh cho biết: "Biên kịch hoặc bất kỳ vai trò nào trong ekip cũng không nên dùng hoàn cảnh cá nhân hay kể lể những khó khăn trong quá trình làm việc để biện minh cho chất lượng sản phẩm cuối cùng đến với khán giả". Theo Lê Linh, nghề nào cũng có cái khó của nó chứ không riêng gì biên kịch.

Biên kịch Lê Linh cũng nhận định thêm: "Biên kịch nên làm việc theo nhóm, tránh chủ quan, thiếu phản tư, thiếu logic sẽ phần nào có tiếng nói thuyết phục hơn khi đứng trước phản biện của các bên". Làm phim là nghề cần có kỹ năng làm việc nhóm cao nhất, suy nghĩ cá nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ tác phẩm.

Còn đạo diễn Joel Nguyen của phim ngắn Ngọt cho rằng: "Căn bản là tại sao phải chờ được duyệt kịch bản trong khi mình có thể kiếm nhà đầu tư và bán kịch bản theo một cách khác". Sự cống hiến của bản thân không được công nhận và bác bỏ, có lẽ các nhà biên kịch nên tìm một con đường tự do hơn, đó là làm phim độc lập.

thanh cong la nho dao dien dien vien that bai thi do bien kich - anh 0
Phan Đăng Di là đạo diễn tiêu biểu của dòng phim độc lập.
thanh cong la nho dao dien dien vien that bai thi do bien kich - anh 0
Kim Eun Sook được mệnh danh là biên kịch "vàng" của Hàn Quốc.

Đấy cũng là lý do vì sao mà các đạo diễn phim độc lập thường kiêm luôn vai trò viết kịch bản. Họ đã dày công kể một câu chuyện tâm huyết, dĩ nhiên không muốn ai đó ngồi vào ghế đạo diễn và phá hỏng mọi thứ. 

Nhà biên kịch Trâm Thùy từng chia sẻ: "Đến khi nào giới làm phim Việt Nam nhận ra sự quan trọng của kịch bản thì nghề làm phim mới khá lên được". Hiểu được cách vận hành của một bộ phim và sự thực tế, các nhà biên kịch sẽ phần nào hướng câu chuyện tới gần hơn với người xem và được sự công nhận.

Phim Việt thế nào mới gọi là "vươn tầm quốc tế"?

Tương lai nào cho doanh thu phim Việt năm 2023

Hai phim Việt còn trụ lại mùa Tết 2023: Ai mèo, ai hổ?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ