Tất tần tật những điều Gen Z nên biết khi chuẩn bị đi du học

Điều gì thôi thúc bạn lựa chọn một môi trường đào tạo ngoài nước để gửi gắm 4 năm đại học của mình?

Du học là một hiện tượng toàn cầu, sinh viên mong muốn có được những trải nghiệm thú vị và đón nhận những thách thức xuyên quốc gia để có được nền giáo dục tốt nhất có thể. Nhưng tại sao việc chọn điểm đến đại học ở một quốc gia khác lại trở nên phổ biến như vậy?

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0

Sự thật là, du học có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khi đi du học từ việc giúp bạn tìm được một công việc tốt đến cải thiện kỹ năng, kinh nghiệm sống,..và nhiều thứ hơn thế nữa.

Bạn lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu để chuẩn bị cho việc du học?

Tìm hiểu thông tin trường ở đâu, thủ tục hồ sơ cần những gì, phỏng vấn như thế nào…có quà nhiều câu hỏi khiến bạn bối rối. Cùng nghe Meichan- Hà Trang chia sẻ, phần lớn thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0

 Có lẽ chúng ta không xa lạ gì khi nghe tên cô bạn Meichan, một du học sinh thành công ở Hàn rồi đúng đúng không? Cô tên thật là Hà Trang, từng là học sinh chuyên anh trường Hà Nội Amsterdam và là sinh viên trường đại học Yonsei. Ít ai biết rằng Chan từng đinh ninh rằng sẽ du học ở Mỹ, thậm chí từng ôn thi cả chứng chỉ SAT nhưng một phần vì cái duyên cô trở thành một du học sinh Hàn Quốc.

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0
Hình ảnh Đại học Yonsei, Hàn Quốc

Thông qua các trang thông tin trên internet, cô bạn tìm được những thông tin cơ bản về trường. Chan chia sẻ: "Mọi người có thể tìm rất nhiều thứ về đất nước Hàn Quốc, về các trường đại học ở đây trên mạng internet, các trường sẽ công bố thông tin liên tục nên mọi người chỉ cần chịu khó tìm hiểu một chút thôi thì sẽ có được thông tin mình cần.

Tìm bằng tiếng Việt có lẽ sẽ bị ít thông tin, mọi người có thể thử tìm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn, có lẽ sẽ có chút khó khăn cho mọi người nhưng mình có thể xài Google dịch để hiểu sơ thông tin, hoặc nhờ thầy cô bạn bè gì đó để có thể search ra thông tin bằng thứ tiếng kia thì sẽ tốt hơn rất nhiều".

Ngoài tìm kiếm thông tin trên Google ra, cô bạn còn theo dõi kênh YouTube của các anh chị du học sinh đi trước như của chị Ly Nguyễn hay chị Ánh qua channel Sunny's Color. Qua những video như vậy, Hà Trang có được nhiều thông tin thực tế và bổ ích hơn.

Họ đã trải nghiệm cuộc sống làm việc, học tập ở đó và những mẹo vặt cuộc sống, những lưu ý hay kinh nghiệm sẽ được họ chia sẻ một cách chân thực nhất đến chúng ta. Nếu bạn có ý định đến một nước nào đó du học thì hãy trải nghiệm thử một phần môi trường nơi đây qua góc nhìn của những anh chị cựu du học sinh, điều đó giúp cho bạn hình dung và có sự chuẩn bị về cả tinh thần và vật chất tốt hơn trước khi đặt chân đến sống và học tập thực tế.

Còn nếu muốn có nhiều thông tin cụ thể hơn bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn du học uy tín. Về những trung tâm này có thể tham khảo đánh giá tín nhiệm của các anh chị đi trước hoặc thầy cô, người quen để vừa có được chính xác các thông tin vừa đảm bảo quyền lợi cho mình.

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0
Hà Trang khi đang còn du học ở Hàn Quốc

Bạn muốn đi du học nhưng điều kiện tài chính của gia đình không cho phép?

Nếu bạn có thành tích học tập khá giỏi và một số chứng chỉ ngoại ngữ, đừng bỏ qua các cơ hội nộp đơn xin học bổng. Nhưng tìm các nguồn tài trợ học bổng từ đâu và làm thế nào để tăng cơ hội dành được nó? Hãy xem cô bạn Nguyễn Diệu Vân, một du học sinh Mỹ dành học bổng toàn phần 5.7 tỷ bằng cách nào?

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0

Nguyễn Diệu Vân, cô bạn Gen Z sinh năm 2002 là du học sinh ngành Truyền thông tại Hobart and William Smith Colleges. Vì có ý định sẽ đi du học khá muộn nên Diệu Vân chỉ có 1 năm để chuẩn bị cho tất cả mọi thứ từ các chứng chỉ, giấy tờ, bài luận,…

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0
Hình ảnh Trường Hobart and William Smith Colleges

Về hồ sơ xin học bổng, Diệu Vân đã tìm hiểu thông tin từ trước qua những trung tâm mà cô luyện thi các chứng chỉ. Cô bạn chọn nộp hồ sơ vào một trung tâm tư vấn du học ở Hà Nội. Diệu Vân nói trực tiếp với cô giáo phỏng vấn rằng: "Gia đình em thì không có khá giả nên em muốn dành phần học bổng 100%"- chia sẻ rất thẳng thắn. Để đạt học bổng toàn phần như vậy là rất khó, ít nhất phải đảm bảo một số tiêu chí như 7.5-8.0 Ielts, 1500 SAT hay điểm tổng kết trên 9.0…và thời gian đó Vân chưa đạt một tiêu chí nào cả và các bạn cùng đợt phỏng vấn với cô đã có sự chuẩn bị từ trước rồi, hồ sơ của họ rất đẹp".

Nhìn gương các bạn, Diệu Vân tự nhủ sẽ học SAT và Ielts chăm chỉ hơn và bên cạnh đó sẽ tập trung toàn lực cho bài luận. Bài luận xuất sắc chính là nhân tố quyết định việc Diệu Vân giành được suất học bổng giá trị này.

Có 2 kỳ hay nói cách khác là 2 khoảng thời gian để nộp đơn xin học bổng là Early decision/ Early action và Regular decision. Mỗi khung thời gian sẽ có những thuận lợi và áp lực riêng.

Như kỳ early decision/early action – việc nộp đơn sớm giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách cắt giảm thời gian chờ đợi quyết định, tiết kiệm thời gian và chi phí nộp nhiều đơn đăng ký, bạn cũng có thể giá lại các trường khác và lựa chọn lại nếu không được chấp nhận.

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0

Còn với kỳ regular decision - là đợt tuyển sinh cơ bản và không có bất kỳ ràng buộc nào. Đa phần các bạn nộp hồ sơ thông qua hình thức này nhiều hơn, và có thể đăng ký bao nhiêu trường tùy thích.

Bạn có thể truy tìm các đợt học bổng từ nhiều nguồn khác nhau có thể là tại phòng đào tạo các trường, website của các trường dự định theo học, trang thông tin của Đại sứ quán các nước, các công ty, doanh nghiệp tư vấn du học,…

Bạn có nên tìm việc làm thêm khi du học không?

Một công việc làm thêm để giúp mình độc lập hơn trong việc tài chính, tại sao không? Làm thêm còn cho bạn nhiều cơ hội làm quen với môi trường mới, con người mới, giúp bạn thích nghi nhanh hơn khi ở trên một đất nước xa lạ. Ban đầu có lẽ sẽ khó khăn trong việc cân đối thời gian học tập, làm việc, nghỉ ngơi nhưng chúng ta đủ khả năng để thiết lập lại trật tự đó.

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0
Ly Nguyễn, sinh viên khoa Clothing & Textile của trường đại học danh giá Kyung Hee, Seoul

Ly Nguyễn, một du học sinh Hàn Quốc đã từng trải nghiệm hai công việc làm thêm liên quan đến dịch thuật ở đây chia sẻ thêm: "Để có thể tìm được một công việc tốt, không chỉ là đối với những công việc đặc thù mình đang làm mà nói chung cho những công việc khác nữa ,trước tiên bạn cần giỏi tiếng Hàn, không cần quá thông thạo, giao tiếp tốt là được. Chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động tìm hiểu thông tin các công việc mới, dự phòng cho công việc hiện tại".

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0

Với du học sinh, việc đi làm thêm bị giới hạn khá nhiều, một số nước như ở Hàn sinh viên chỉ được làm thêm trong một số giờ quy định và phát sinh câu chuyện "đăng ký làm thêm". Đăng ký làm thêm như một tờ giấy bảo đảm cho quyền lợi của bạn vậy, bạn có thể tự do làm việc mặc dù chỉ giới hạn cho một số công việc cụ thể, điều đó có nghĩa là sẽ thu hẹp cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn nhưng bù lại, ít nhất bạn có thể đảm bảo cho số tiền lương cuối tháng cũng như những lợi ích khác mà bạn có được. 

tat tan tat nhung dieu gen z nen biet khi chuan bi di du hoc - anh 0
Đăng ký làm thêm để đảm bảo quyền lợi cho bản thân

Còn không đăng ký làm thêm đồng nghĩa với việc đi làm "chui", có rất nhiều rủi ro, không ai có thể đảm bảo cho những quyền lợi đáng nhẽ ra bạn được nhận cả. Nếu vô tình bị bắt gặp, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc sau này của bạn, ảnh hưởng đến cả việc cấp lại thị thực, thậm chí bị trả về nước.

Tình hình dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp trên nhiều nước, có lẽ một số bạn phải tạm thời gác lại thời gian nhập học tại những ngôi trường mơ ước. Thay vì chờ đợi thụ động, hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc chủ động tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về ngôi trường sắp tới.

Dạo quanh thế giới gặp gỡ du học sinh Việt Nam "mắc kẹt" giữa dịch bệnh Covid-19

Chao - Rich Kid 2k3 sẽ du học tại Đại học New York với mức học phí "gây choáng váng"

Chuyện sinh tồn nơi "đất khách quê người" từ loạt du học sinh đình đám YouTube

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ