Tại sao fan lại muốn nghe lời xin lỗi khi một thần tượng hẹn hò?

Nhiều bạn trẻ vẫn chưa thể “bình thường hóa” việc idol hẹn hò.

Từ năm ngoái cho đến nay, cộng đồng fandom Kpop đã trải qua rất nhiều "làn sóng" tin tức hẹn hò và kết hôn của idol. Có người thì vui vẻ, hoan hỉ, nhưng lại có người buồn bã, thất vọng.

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0

"Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho cuộc sống của các bạn"

Đây là câu mà ca sĩ Kim Dong Wan thuộc nhóm nhạc "huyền thoại" của Hàn Quốc Shinhwa thường nói với người hâm mộ mỗi khi họ gặp nhau tại các buổi hòa nhạc. Và gần đây, câu nói ấy được mọi người nhắc tới nhiều đến nỗi như thể một câu "châm ngôn", bởi sự tồn tại của "hiện tượng" mà người hâm mộ tức giận và muốn thần tượng xin lỗi khi họ hẹn hò hay kết hôn. 

Fan Kpop là một trong những cộng đồng được biết đến là "cuồng nhiệt" với idol nhất, đồng thời lại cũng "khắt khe" với idol nhất. Điều này thể hiện rõ ở việc bình thường thì họ ủng hộ thần tượng hết mình, nhưng khi thần tượng bị báo chí "khui" tin hẹn hò, kết hôn là liền trở nên giận dữ, phản đối, thậm chí là "thoát fan", yêu cầu idol phải xin lỗi họ và yêu cầu idol rời khỏi nhóm nếu người này hoạt động trong một nhóm nhạc.

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0
Người hâm mộ giận dữ, "biểu tình" trước trụ sở công ty SM để yêu cầu Chen (EXO) rời nhóm khi báo chí đưa tin anh chàng sẽ kết hôn

Chúng ta vẫn biết rằng yêu đương, hẹn hò hay kết hôn đều là chuyện riêng tư, là nhu cầu tình cảm hoàn toàn bình thường và chúng ta có quyền không chia sẻ với người khác. Tuy nhiên, một bộ phận người hâm mộ không nhỏ lại không thể "bình thường hóa" chuyện này với thần tượng của họ. Tại sao vậy chứ?

1. Do fan không phân định rõ cảm xúc của bản thân

Nếu xét về tính thị trường của Kpop thì tất cả mọi thứ của thần tượng, từ ngoại hình nổi bật cho đến hành động tình cảm, phát ngôn và cử chỉ đều được thương mại hóa thành "tình yêu với thần tượng". Đây chính là yếu tố giúp Kpop phát triển. Nếu không có sự kích thích của sự kinh doanh mang tên "tình yêu với thần tượng" thì Kpop đã không thể phát triển như bây giờ. 

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0

"Yêu thần tượng" là trạng thái cảm xúc là người hâm mộ dành cho thần tượng của mình loại tình cảm như thể tình yêu đôi lứa thật sự, thậm chí còn có nhiều người nhầm lẫn giữa ủng hộ người mình yêu mến từ xa với việc có quyền kiểm soát cuộc sống của idol.

Không thể phân định rạch ròi cảm xúc khiến nhiều người sau khi nhận được tin thần tượng hẹn hò hay kết hôn là liền cảm thấy như bản thân bị phản bội, cảm thấy thất vọng và không muốn tiếp tục "yêu" người ấy nữa. Họ thấy tiền bạc, thời gian và công sức mà bản thân đã bỏ ra vì thần tượng đều bị phí hoài.

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0
Lầm tưởng trong cảm xúc của người hâm mộ

"Người mình hết lòng yêu thương và ủng hộ, giờ lại đi yêu người khác", họ cảm thấy "đau trong tim" khi nhận được nhưng tin "dữ" đó là vì vậy.

Tuy nhiên, có một tín hiệu được cho là đáng mừng là mặc dù "tình yêu với idol" đã trở thành nguồn gốc phát triển của Kpop, nhưng song song với đó, nhận thức về việc tôn trọng đời sống riêng tư của thần tượng cũng đã phát triển theo. Thêm vào đó, vì cộng đồng người hâm mộ hiện nay chủ yếu là Gen Z - thế hệ người trẻ có xu hướng theo đuổi và tôn trọng cuộc sống riêng hơn so với các thế hệ khác mà thái độ nhìn nhận về chuyện riêng tư của idol cũng cởi mở và tích cực hơn.

2. Tình cảm của fan với thần tượng thực chất không phải là từ thiện

Thái độ đối mặt với tin tức hẹn hò, kết hôn của idol là vấn đề mà ở đó, người hâm mộ cần phải nhìn nhận lại xem rằng đối với họ, idol là gì - là nội dung giải trí hay là một con người. Hầu hết người hâm mộ không "làm từ thiện". 

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0

Người hâm mộ thấy vui vẻ và thỏa mãn khi thần tượng thì họ sẽ "chi tiền" cho idol, còn khi họ đã sẵn sàng bỏ tiền và mua rất nhiều sản phẩm giúp mang lại lợi ích cho idol mà bản thân họ lại không được thỏa mãn như mong đợi thì "dịch vụ hậu mãi" là điều đương nhiên. Và trong trường hợp này, "dịch vụ hậu mãi" chính là "lời xin lỗi và biện pháp giải quyết" từ phía idol và công ty chủ quản. 

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0
Người hâm mộ đặt biển quảng ở tàu điện ngầm mừng kỉ niệm debut của idol

Không chỉ vậy, trong văn hóa fandom còn tồn tại khái niệm "nuôi idol". Có những người hâm mộ đã đồng hành và ủng hộ thần tượng từ khi thần tượng còn là thực tập sinh và năm nào cũng tổ chức kỷ niệm ngày idol ra mắt. Họ là những người hâm mộ trung thành cho đến 30-40 hay 50 tuổi, họ thích tự hào rằng: "Tôi đã 'nuôi lớn' idol của mình". Có thể nói, người phán đoán và quyết định mọi chuyện chính là fandom, là người hâm mộ chứ không phải công ty chủ quản. 

Có thể nói, thái độ nhìn nhận về việc hẹn hò, kết hôn của idol là một yếu tố rất có tính ảnh hưởng. Không chỉ ảnh hưởng đến idol, đến văn hóa fandom mà còn ảnh hưởng ngược lại chính người hâm mộ. 

tai sao fan lai muon nghe loi xin loi khi mot than tuong hen ho - anh 0
Tình yêu với idol sẽ thật đẹp nếu là trong sáng và đơn thuần

Yêu thích idol là một sở thích cá nhân luôn xứng đáng được tôn trọng và người hâm mộ luôn cần phải giữ chừng mực, giữ cho mình một cái đầu lạnh trước "tình yêu đôi lứa" ảo này. Bởi từ tình yêu đến sự ủng hộ idol đều là tự nguyện, không ai có thể ép buộc một người phải ủng hộ một thần tượng cả, và idol cũng vậy, họ có thể nhận được nhiều sự yêu thương từ người khác nhưng họ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ người hâm mộ nào.

Bóc trần sự thật về "Celebrity hall pass": Hâm mộ thần tượng sao cho đúng?

Gen Z - Thế hệ hâm mộ thần tượng theo cách riêng, sáng tạo và giàu tình cảm

Theo đuổi thần tượng KPOP và CPOP có gì khác nhau không?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ