Đại dịch giống như một điểm dừng lớn trong cuộc đời mỗi người trẻ.
Các chuyên gia đã đánh giá và vẽ nên một bức tranh có phần nghiệt ngã về cuộc đấu tranh, những mối đe doạ phải đối diện với sự cô đơn, cô lập và bị nhốt trong "đại dịch sức khỏe tâm thần". Đây được xem là một vấn đề cần phải được quan tâm và cần được đối xử nghiêm túc như việc đối phó và phòng chống virus.
Năm trước, cuộc sống dường như đầy hứa hẹn với Philaé Lachaux (sinh viên ngành quản trị kinh doanh 22 tuổi ở Pháp), anh là một người mơ ước được tự mình vươn lên trong ngành công nghiệp âm nhạc, cô nàng mong muốn khởi động nhiều dự án cá nhân. Nhưng sự bùng nổ của đại dịch, dẫn đến việc cô đã phải mất việc làm, một nhân viên phục vụ bán thời gian. Cô đã không còn sự lựa chọn khác đành phải trở về nhà và sống với gia đình.
Giờ đây, đang vật lộn để hình dung về một tương lai sau nhiều tháng bị đóng băng, cô Lachaux nói rằng sự cô đơn và tuyệt vọng đã ngấm vào cô và đặc biệt tồi tệ hơi vào ban đêm. "Tôi nhìn lên trần nhà, cảm thấy cổ họng nghẹn lại, tôi chưa bao giờ có nhiều ý định tự tử như trong khoảng thời gian này".
"Đại dịch giống như một điểm dừng lớn trong cuộc đời chúng tôi. Một thứ khiến chúng tôi tồi tệ và trì hoãn nhiều thứ, đến mức tôi tự hỏi 'Vấn đề là gì' mà lại tệ hại đến thế''?
Với việc giới nghiêm, đóng cửa và khóa cửa ở các nước châu Âu được thiết lập, nó cứ diễn ra và kéo dài, kéo sang mùa xuân hoặc thậm chí là mùa hè, các chuyên gia sức khỏe tâm thần đang ngày càng cảnh báo về tình trạng tinh thần xấu đi của những người trẻ tuổi, những người mà họ cho rằng đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhiều vấn đề, một tương lai báo trước những điều mù mịt chưa có lối ra.
Xếp hàng cuối cùng để tiêm vắc xin và khi các trường học và đại học đóng cửa, những người trẻ tuổi đã phải gánh phần lớn những tổn thất nặng nề, hy sinh phần lớn cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần để bảo vệ những người lớn tuổi, những người có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh nặng hơn. Nhưng khả năng phục hồi của người trẻ đã được thổi phồng vì bị đánh giá quá cao, các chuyên gia sức khỏe tâm thần chia sẻ.
Đối mặt với cuộc sống, vấn đề xã hội với nhiều hạn chế cùng với sự bấp bênh vào thời điểm vốn đã bấp bênh trong cuộc đời, tuổi trẻ với nhiều dự đinh và kế hoạch, cuộc khủng hoảng tuổi đôi mươi thêm phần khủng hoảng. Nhiều người trẻ đang phải chịu đựng cảm giác đau khổ, lãng phí thời gian chỉ vì dịch bệnh, họ đang đánh mất thời gian quý giá nhất trong nấc thang chinh phục cuộc sống.
Trên khắp thế giới, những người trẻ tại các nước đã đánh mất các cơ hội kinh tế, bỏ lỡ các cột mốc quan trọng và đánh mất các mối quan hệ ở thời điểm quan trọng để hình thành bản sắc cũng như sự nghiệp của riêng mình.
Tiến sĩ Nicolas Franck, người đứng đầu một mạng lưới tâm thần ở Lyon, Pháp, cho biết: "Nhiều người cảm thấy họ đang phải trả giá không phải vì đại dịch mà là những biện pháp được thực hiện để chống lại đại dịch. Trong một cuộc khảo sát với 30.000 người mà ông thực hiện vào mùa xuân năm ngoái, những người trẻ tuổi xếp hạng thấp nhất về mức độ hạnh phúc về tâm lý".
Ở Ý và Hà Lan, một số phòng khám tâm thần thanh niên đã lấp đầy "bệnh nhân" đến để kiểm tra và tham vấn. Tại Pháp, nơi đại dịch ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần gây xôn xao dư luận, các chuyên gia đã thúc giục các nhà chức trách xem xét mở lại các trường học để giảm bớt sự cô đơn. Và ở Anh, một số nhà trị liệu nói rằng họ đã tư vấn cho bệnh nhân phá vỡ các hướng dẫn về khóa để đối phó.
Tại Hoa Kỳ, một số nhóm thanh niên từ 18 đến 24 tuổi cho biết họ đã nghiêm túc xem xét về việc tự tử. Ở Mỹ Latinh và Caribe, một cuộc khảo sát do UNICEF thực hiện với 8.000 thanh niên cho thấy hơn một phần tư đã trải qua lo lắng và 15% đứng trước trầm cảm.
Và một nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế thực hiện năm ngoái tại 112 quốc gia cho thấy 2/3 thanh niên từ 18 đến 29 tuổi đã bị lo lắng và trầm cảm vì dịch bệnh.
Các tác động lâu dài đối với tỷ lệ tự tử, trầm cảm và lo lắng vẫn đang được đo lường, nhưng trong các cuộc phỏng vấn, hàng chục chuyên gia sức khỏe tâm thần ở châu Âu đã vẽ ra một bức tranh tồi tệ về một cuộc khủng hoảng này, họ cho rằng cần vấn đề này cần được đối xử nghiêm túc như cách cả thế giới đang lo ngại về virus.
Arkadius Kyllendahl, một nhà trị liệu tâm lý ở London, cho biết: "Chúng ta đang ở giữa một đại dịch sức khỏe tâm thần và tôi không nghĩ rằng nó được đối xử với sự tôn trọng đủ đầy đến từ nhiêu bên liên quan".
Cảm giác lấp lửng...không dễ chịu
Nhiều quốc gia châu Âu đã rơi vào cảnh thất thủ với ảo tưởng rằng họ đã kiềm chế được sự bùng phát của dịch bệnh, để giờ đây họ phải đối mặt với một làn sóng nhiễm bệnh thậm chí còn lớn hơn vào mùa đông này. Từ những ảo tưởng dẫn đến những kỳ vọng sai lầm, những người trẻ tuổi cho rằng các hạn chế khắc nghiệt sẽ sớm kết thúc và cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại.
Các nhà tâm lý học cho biết, việc giãn cách xã hội được xem như một trò chơi giam giữ đã mang lại khoảng thời gian nghỉ ngơi sau những căng thẳng ở trường học hoặc công việc, điều này khiến họ trở nên kiên cường hơn. Nhưng đối với những người khác, đặc biệt là những người đã phải vật lộn với các tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc hạn chế tiếp cận chăm sóc, sự mong manh của họ càng trở nên trầm trọng hơn.
Dalia Al-Dujaili, 21 tuổi, một sinh viên tại Đại học Edinburgh, cho biết: "Không kiểm soát được những thứ như thế này luôn làm cho tôi cảm giác lo lắng. Khi đại dịch kéo đến, cảm giác lấp lửng cũng vậy và cô đã thử trị liệu trực tuyến lần đầu tiên vào năm ngoái. 'Tôi đang làm gì vậy? Tại sao tôi lại nhận được bằng cấp, nếu tôi sẽ không có bất kỳ công việc nào?', những câu hỏi định hướng tương lai đã nhảy số trong đầu cô.
Một may mắn mà cô nhận ra rằng những người trẻ tuổi cởi mở hơn trong việc thảo luận về những cuộc đấu tranh tinh thần của chính họ, cởi mở hơn khi nói đến sức khoẻ tâm thần trong những ngày dịch bệnh diễn ra.Tuy nhiên, điều đó không ngăn được một số người cảm thấy tội lỗi vì đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Marcelo Andreguetti, một nhà thiết kế đồ họa người Brazil hiện học tại Cologne, Đức, cho biết: "Có những người gặp khó khăn lớn hơn, những người bị mất việc làm hoặc người thân mắc bệnh. Tôi đã bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm sau khi được thông báo rằng mình mắc chứng trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế trong năm nay".
"Cô đơn đến tuyệt vọng"
Theo các nhà trị liệu và bác sĩ tâm thần, mùa đông đã khiến tình hình này trở nên tồi tệ hơn.Tại Hà Lan, Tiến sĩ Robert Vermeiren, giáo sư tâm thần học trẻ em tại Trung tâm Y tế Đại học Leiden cho biết khu cấp tính mà ông quản lý đã báo động tình trạng quá tải trong nhiều tuần - điều mà ông chưa từng trải qua trước đây.
Bác sĩ nhận định rằng tình hình nghiêm trọng đến mức đội của họ đã không cho trẻ về quê vào dịp lễ Giáng sinh như mọi khi. Tiến sĩ Vermeiren nói thêm: "Sự cô lập cũng đã làm gián đoạn quá trình chuyển đổi thông thường ở tuổi thiếu niên, khi những người trẻ tuổi chuyển từ thuộc về gia đình của họ sang thuộc về bạn bè cùng trang lứa. Họ cảm thấy trống rỗng, cô đơn và sự cô đơn đó khiến họ rơi vào tuyệt vọng".
Tại Ý, vào năm trước, số cuộc gọi đến đường dây nóng chính dành cho những người trẻ tuổi đã cân nhắc hoặc có ý định làm hại bản thân đã tăng gấp đôi so với năm trước. Tiến sĩ Stefano Vicari, giám đốc của đơn vị này cho biết, số giường để khám chữa bệnh thần kinh cho trẻ em tại Bệnh viện Bambino Gesù ở Rome đã kín chỗ từ tháng 10.Ông nói thêm, số người Ý phải nhập viện vì tự làm hại bản thân hoặc cố gắng tự tử đã tăng 30%.
"Với những người nói rằng, xét cho cùng đây là những thử thách mà người trẻ tuổi phải trải qua, rằng họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, điều này chỉ đúng với một số người, vì sức chịu đựng và giới hạn của mỗi người là khác nhau" - Tiến sĩ Vicari nói.
Catherine Seymour, người đứng đầu nghiên cứu tại Mental Health Foundation, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh, cho biết những người trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo hơn là nhóm có nhiều khả năng bị lo lắng và trầm cảm hơn, theo một nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.400 thanh thiếu niên kết luận.
Bà Seymour cho biết: "Có thể những người thuộc các hộ gia đình nghèo sẽ thiếu không gian và khả năng truy cập internet để hoàn thành bài tập ở trường và giao tiếp với bạn bè. Mọi thứ đều bị hạn chế, họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những lo lắng và căng thẳng về tài chính của cha mẹ". Các nghiên cứu từ những khóa đầu tiên cho thấy rằng chúng có thể đã để lại một dấu vết không thể xóa nhòa.
Tại Pháp, một cuộc khảo sát với gần 70.000 sinh viên cho thấy 10% đã từng có ý định tự tử trong những tháng đầu tiên của đại dịch, và hơn một phần tư bị trầm cảm.
Tại Tây Ban Nha, một trong những nơi khóa cửa khắc nghiệt nhất thế giới vào mùa xuân năm ngoái đã có tác động sâu sắc, đặc biệt là đối với các cô gái trẻ, những người có nhiều khả năng bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, theo một cuộc khảo sát trên 523 người của Đại học Valencia.
Konstanze Schoeps, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết, "Những người trẻ đang phát triển sự tự do và không gian của riêng mình, và trong thời gian bị khóa cửa họ đã đánh mất những gì họ vừa mới bắt đầu được trải nghiệm."
Tìm kiếm các biện pháp khắc phục
Tình hình này đã trở nên nghiêm trọng đến mức sinh viên và những người ủng hộ sự quan tâm về sức khỏe tâm thần đã yêu cầu chính quyền tiết chế một số biện pháp, bao gồm việc mở cửa trở lại các trường học và trường đại học, ngay cả khi các quan chức lo ngại rằng việc nới lỏng quy định sớm sẽ làm trầm trọng thêm sự lây lan của các biến thể mới.
Heïdi Soupault, 19 tuổi, người đã thúc giục Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mở lại các trường đại học trong một bức thư ngỏ được lan truyền nhanh chóng trên mạng vào tháng trước, "xây dựng các mối quan hệ xã hội là trọng tâm của cuộc sống chúng ta, và điều đó đã không còn nữa".
Bắt đầu từ những tháng cuối năm, sinh viên ở Pháp có thể trở lại các trường đại học một ngày trong tuần. Họ cũng có thể nhận được ba buổi trị liệu miễn phí.
Tại Anh, nơi các tổ chức và chuyên gia sức khỏe tâm thần đều kêu gọi chính phủ chuyển hướng tài trợ để giúp giải quyết vấn đề này trong trường học, các quan chức cho biết họ sẽ coi hỗ trợ sức khỏe tâm thần là một phần trong kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế. Tại Hà Lan, chính quyền trung ương đã thúc đẩy các cơ quan chức năng khu vực đầu tư nhiều hơn vào sức khỏe tâm thần của thanh niên.
Tiến sĩ Silvia Schneider, một nhà tâm lý học trẻ em và vị thành niên ở Bochum, Đức, cho rằng các chính phủ cũng nên chia sẻ những thông điệp rõ ràng trên truyền hình và mạng xã hội.
Tiến sĩ Schneider nói về những người trẻ tuổi: "Chúng ta cần cung cấp thông tin một cách dễ tiếp cận về việc đối phó và vượt qua sự cô đơn, rằng họ không đơn độc với những thách thức này. Họ không một mình mà tất cả sẽ cùng nhau vượt qua".
Để chống lại các triệu chứng lo âu và trầm cảm, một số nhà trị liệu, như ông Kyllendahl ở London đã đưa ra lời khuyên đến bệnh nhân, họ nên đi ra ngoài càng nhiều càng tốt - ngay cả khi điều đó liên quan đến việc phá vỡ các hạn chế.
Tuy nhiên, một số người trẻ vẫn thấy một sự chấp niệm trước bối cảnh chung. Cô Lachaux, sinh viên người Pháp, nói: "Ít nhất thì đại dịch đã cho chúng ta quyền được buồn. Không phải lúc nào chúng ta cũng phải thể hiện mình mạnh mẽ như thế nào".
Nguồn: TH&PL