Sau thời kỳ dịch bệnh nhiều người lựa chọn bỏ việc, một bộ phận lực lượng lao động tự sa thải ngành nghề và góp phần vào “sự từ chức vĩ đại” với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dịch bệnh cùng lệnh giãn cách kéo dài đã khiến con người có những cách nhìn nhận sâu sắc về các khía cạnh của cuộc sống. Họ bắt đầu từ bỏ sự ổn định trong công việc của bản thân, thậm chí là chống lại nhu cầu về việc làm để tận hưởng cuộc sống.
Vấn đề này đến từ rất nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần là do đã nhận thức được tính chất công việc và sự chán nản với môi trường cùng nhiều quy tắc. Từ đây xu hướng "thất nghiệp" cũng được hình thành trong mọi tầng lớp, hướng đến sự tự do và độc lập.
Dịch bệnh đã khiến người lao động thay đổi hành vi
Họ có nhiều thời gian đến sống chậm lại và suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống với những định hướng của bản thân trong tương lai, từ đây hình dung được thực tế công việc với những hạn chế. Đồng thời sự thích nghi cũng được hình thành trong giai đoạn Covid-19 diễn ra khiến người lao động trở nên chán nản, thậm chí là áp lực khi trở lại cuộc sống "bình thường mới" cùng nhiều giờ liền làm việc.
Grace, một nhân viên tuyển dụng trẻ chia sẻ trên VICE về thời gian làm việc với những ảnh hưởng của Covid-19: "Khi làm việc ở nhà trong thời điểm dịch bệnh nó trở nên khó khăn. Có quá nhiều các mục tiêu hàng ngày về số lượng cuộc gọi điện thoại cần thực hiện, quảng cáo đến khách hàng… điều này rõ ràng là khá mệt mỏi, đây là lý do chính đáng sau suy nghĩ muốn nghỉ việc. Tôi nghĩ sức khỏe tinh thần của mình ổn khi bây giờ đang làm điều gì đó mà tôi yêu thích".
Việc nhận thức được cuộc sống với những điều hữu hạn cũng khiến xu hướng nghỉ việc tăng cao, họ mong muốn có thể tận hưởng cuộc sống thay vì dành toàn bộ thời gian chỉ vì công việc. Hay hướng đến việc tìm kiếm được một môi trường mang đến sự tự do và chủ động như cách làm việc vốn có tại nhà trong suốt thời gian qua, nói cách khác người lao động đang dần xem trọng sức khỏe tinh thần của bản thân thay vì số tiền kiếm được.
"Tôi cảm thấy rất cô lập tại nơi làm việc, đó là khi tôi quyết định rời đi và bắt đầu lại một môi trường mà tôi sẽ không phải lo lắng về việc cởi mở về sức khỏe tinh thần. Tôi cảm thấy thực sự tốt khi nghỉ việc. Bây giờ tôi làm việc trong ngành sự kiện và tôi thực sự thích nó, đó là niềm hạnh phúc nhất mà tôi cảm thấy trong một thời gian rất dài", một nhân viên văn phòng chia sẻ.
Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trở nên bất ổn
Điều này đến không chỉ tồn tại sau thời gian dịch bệnh mà trước đó nhiều nhân viên đã luôn có những bất đồng và khó chịu trước những áp lực công ty và cách làm việc của sếp, tuy nhiên vì công việc nên họ chấp nhận nỗ lực thay vì than phiền. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên dường như tan vỡ hoàn toàn sau dịch bệnh và điều này cũng có thể chứng minh đó không phải là một môi trường tốt để làm việc.
Dịch bệnh khiến các mối quan hệ dần trở nên tồi tệ, việc khôi phục những khoản thất thoát của công ty khiến nhiều người trở nên căng thẳng với công việc. Sếp hay nhân viên đều đang phải trải qua một chuỗi những lo lắng và áp lực, dẫn đến việc các cấp không có được sự thống nhất trong cách làm việc với nhau.
Trong khi nhân viên vẫn chưa thể ổn định cũng như lấy lại sự cân bằng để tạo nên hiệu suất thì nhiều công ty bắt buộc phải tiếp tục, thậm chí là cắt giảm lương và gia tăng khối lượng công việc. Chính điều này đã khiến một số nhân viên trở nên chán nản với chính sách của công ty và tìm kiếm một công việc có lương thấp hơn nhưng có được sự thoải mái hoặc từ bỏ để theo đuổi sự tự do.
Một trợ lý bán hàng tại cửa hàng cho biết trên VICE về áp lực của cô khi làm việc trở lại: "Tôi đã làm việc trong lĩnh vực bán lẻ tại một chuỗi cửa hàng thời trang khá lớn trong khoảng ba năm rưỡi. Sau khi đóng cửa vì dịch bệnh thì các cửa hàng dần mở cửa trở lại, điều đó khá tồi tệ. Có nhiều người bỏ việc cùng một lúc, kể từ khi các cửa hàng hoạt động bình thường, có quá nhiều áp lực đối với người quản lý và giám sát và rõ ràng áp lực đó dồn lên nhân viên trợ lý".
Sự hồi phục sức khỏe tinh thần khi "thất nghiệp"?
Đa số chúng ta đều mất một khoảng thời gian dài trong dịch bệnh để thích nghi với toàn bộ sự thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội và cuộc sống sinh hoạt, điều này đã tác động rất lớn đến tinh thần con người. Giờ đây phải đối mặt với vô số những áp lực, cùng việc thiếu đi sự cân bằng khiến cuộc sống con người trở nên khó khăn.
Nhiều người lao động cảm thấy rằng sức khỏe tinh thần của bản thân được cải thiện rất nhiều sau khi ngừng việc hoặc chuyển đổi sang công việc khác. Họ nhận thấy rằng giữa những khó khăn của dịch bệnh thì vấn đề thu nhập rất quan trọng nhưng không phải giá trị duy nhất nên theo đuổi, từ đó họ lựa chọn YOLO về sự tận hưởng trước những rủi ro về dịch bệnh.
Hạnh phúc trong giai đoạn hiện tại là điều mà nhiều người quên mất trong suốt quá trình làm việc của mình. Trên thực tế vẫn còn nhiều người hài lòng với công việc của họ dù đồng lương không đáng kể bởi họ nhận được những thứ khiến bản thân trở nên vui vẻ và có động lực vào ngày trở lại.
Vấn đề thay đổi việc làm đã giúp nhiều người lấy lại được trạng thái tinh thần, song đó là nhận ra những mục tiêu cần thiết của bản thân và xem xét đến sự phù hợp. Tuy vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về kinh tế và thu nhập từ việc thiếu đi công việc ổn định nhưng điều này cũng đã tác động đến xu hướng nghề nghiệp tạo ra nhiều cơ hội mới.
Nguồn: TH&PL