Những chủ đề được quan tâm sau dịch bệnh, khó lòng mà "quẳng gánh âu lo"?

Cuộc sống bình thường mới hậu đại dịch là điều mà ai cũng đang mong đợi và kỳ vọng.

Thời gian lockdown do gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 đã cho chúng thời gian lắng đọng suy nghĩ về nhiều giá trị sống. Những hoạt động trong cuộc sống bình yên trước đó tưởng chừng bình thường lại trở nên quý giá hơn trong khi Covid-19 hoành hành. Hậu đại dịch, những chủ đề xoay quanh cuộc sống sức khỏe, bồi dưỡng tinh thần và xây dựng bản thân được quan tâm trở lại và "lăng xê" tích cực hơn bao giờ hết.

Đời sống tinh thần và chăm sóc sức khỏe tâm lý

Từ khoá "mental health" dường như hot hơn trong mùa dịch, khi ai nấy đều nhận ra việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe tinh thần thực sự quan trọng, đặc biệt đối với những người đối mặt với tình hình phong toả cách ly hay thậm chí là phải trải qua nỗi đau mất người thân. Những ám ảnh tâm lý trong đại dịch là không thể kể hết, chưa bao giờ thế giới lại lockdown và "thinh lặng" lâu đến vậy.

Các KOL, những trang tin tức truyền thông, nhà sáng tạo nội dung,..cũng tập trung khai thác những chủ đề liên quan đến phương diện này nhiều hơn trong mùa dịch. Khi phải work from home, những chủ đề liên quan đến chăm sóc gia đình, con cái, vật nuôi, cây cối,..cũng được tìm kiếm và quan tâm nhiều hơn. Những cộng đồng, hội nhóm, fanpage,..cũng xuất hiện nhiều hơn, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhiều người.

nhung chu de duoc quan tam sau dich benh kho long ma quang ganh au lo - anh 0

Trải qua nhiều đợt bùng phát dịch "không thể lường trước", việc chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng đối mặt và lạc quan chấp nhận sống chung là điều mà nhiều người chọn lựa. Dù bây giờ đã được bảo vệ bởi vaccine nhưng một tinh thần "khoẻ" không bao giờ được phép lơ là xây dựng. Nhiều nơi đã cho phép đi làm, đi học trở lại nhưng những chủ đề chăm sóc sức khỏe tinh thần chưa bao giờ thôi nóng. Mọi người dường như ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng một tinh thần mạnh khoẻ.

nhung chu de duoc quan tam sau dich benh kho long ma quang ganh au lo - anh 0

Bạn Thu Thảo, sinh viên năm nhất bị kẹt lại Sài Gòn trong thời gian giãn cách vừa chia sẻ: "Vì nhiều lý do mà mình không thể về quê và mình đã ở lại Sài Gòn gần 4 tháng. Trong thời gian giãn cách xã hội, mình chỉ loanh quanh trong phòng trọ, hồi lâu thì có ngó nghiêng ra hành lang tập tành vài thứ cho dãn cơ nhưng thật sự phải nói là "bí bách". Nhiều lúc mình thực sự bất lực, thời gian ấy những hoạt động cá nhân cứ lặp đi lặp lại trong một không gian như vậy khiến mình phát ngấy.

Nhưng may sao mình biết đến những trang chăm sóc sức khoẻ tinh thần, những hoạt động giải trí online và nhiều phương thức giải toả tâm lý lành mạnh khác mà mình có thể "an toàn vượt qua đợt dịch này. Mình cũng vừa biết đến thiền và có lẽ mình sẽ bắt đầu áp dụng vào tuần sau, định hình lại "tâm hồn" để còn đối mặt với những stress khi chạy deadline".

Hình thành những thói quen sống lành mạnh, thân thiện, bền vững

"Fitness", "healthy and balance",... cũng là những từ khóa được quan tâm trong và sau đại dịch. Thói quen sống lành mạnh không chỉ được xây dựng ngay lúc này, trong đại dịch, đây đều là mục tiêu sống khoẻ mà mọi người luôn hướng đến nhưng được đặc biệt chú ý hơn hậu đại dịch.

Đối mặt với "khủng hoảng" mà Covid-19 gây ra, việc có một sức khỏe tốt và đề kháng khỏe là điều thực sự quan trọng. Covid-19 thực sự đã để lại cho thế giới nhiều hậu quả và mất mát nhưng "thức tỉnh" chúng ta phải dành nhiều thời gian cho việc xây dựng một nền tảng sức khoẻ thật vững vàng. Thời gian hậu đại dịch, khi nhiều công việc được trở lại bình thường, những hoạt động chăm sóc và phát triển thể chất vẫn được duy trì "sôi động".

Mẹo nấu ăn, chăm sóc nhà cửa,bí quyết giảm cân, chăm sóc gia,…và hàng loạt những topic liên quan dành được một lượng chú ý đều đặn từ mọi người.

nhung chu de duoc quan tam sau dich benh kho long ma quang ganh au lo - anh 0

"Mình đang áp dụng phương pháp 21 ngày hình thành thói quen, mình đang học một ngôn ngữ mới. Cảm giác 4 tháng giãn cách dài mà ngắn, trôi qua lãng xẹt và mình thì chả làm được gì. Bây giờ tình hình dịch bệnh có vẻ ổn hơn rồi, bản thân cũng nên "up mood" lại thôi" - bạn Tâm Anh, sinh viên năm 2 chia sẻ.

Những "Thử thách…" về sống khỏe, hình thành thói quen tốt,…như "Thử thách học điều mới mỗi ngày", "Thử thách bước lên cân mùa dịch", "Thử thách học tiếng anh" hay chỉ đơn giản như "21 ngày dậy sớm',…là những chủ đề xuất hiện nhiều trên các nền tảng mạng xã hội được hưởng ứng bởi khá đông đảo người dùng. Độ phủ sóng của những chủ đề tương tự được cho là sẽ lớn mạnh hơn hậu đại dịch khi mọi người bắt đầu một cuộc sống bình thường mới.

Tự do tài chính, độc lập và tự chủ cuộc sống cá nhân

Kinh tế đình trệ do ảnh hưởng của Covid-19 là điều mà chúng ta nhận thấy rõ nhất. Tỉ lệ mất việc làm, giảm lương,… gần như đều tăng và nhiều người khá stress khi giải quyết những vấn đề tài chính. Nhưng năm vừa qua cũng là một năm nở rộ với thị trường chứng khoán hay những nhà khởi nghiệp trẻ, khởi nghiệp thương mại điện tử, công nghệ,…Những hoạt động liên quan đến tài chính như đầu tư, tìm kiếm việc làm,…đều là những xu hướng tìm kiếm hot thời gian dịch bệnh tạm lắng xuống.

nhung chu de duoc quan tam sau dich benh kho long ma quang ganh au lo - anh 0
Kinh tế đình trệ do ảnh hưởng của Covid-19 là điều mà chúng ta nhận thấy rõ nhất

Thời gian lockdown vì Covid-19 chứng kiến nhiều công việc mất đi và sự lên ngôi của những công việc mới, thay đổi nhận thức của nhiều người về khả năng thích nghi và bắt kịp thời đại công việc luôn biến động. Việc tự chủ, độc lập tài chính là điều mà ai cũng mong muốn đạt được, đặc biệt hậu đại dịch. Trong khi bị "cô lập" bởi các lệnh cách ly phong tỏa thì những suy nghĩ về việc độc lập tài chính "rõ mồn một" hơn. Chúng ta cần chuẩn bị một "quỹ phòng hờ" cho những tình huống bất ngờ xảy ra như thời gian căng thẳng vì Covid-19 vừa qua chẳng hạn.

nhung chu de duoc quan tam sau dich benh kho long ma quang ganh au lo - anh 0

Đại dịch Covid-19 để lại cho chúng ta nhiều hậu quả nhưng cũng giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học lớn. Những giá trị cuộc sống thường nhật trở nên quý giá và quan trọng hơn còn cơ thể và sức khoẻ của chúng ta là vô giá. Một khi trở lại cuộc sống bình thường mới, hãy trân quý và chăm chút cho những điều nhỏ nhặt bên mình. Nhìn vào những gì mà Covid-19 đã gây ra mà yêu quý bản thân và cuộc sống yên bình này nhiều hơn.

Áp dụng phương pháp Kaizen để cải thiện cuộc sống sau dịch bệnh

Từ "anti" chuyển sang "tôn sùng" học online, Gen Z không còn nhu cầu học trực tiếp?

"Đài tưởng niệm" Covid-19: Các nhà thiết kế, kiến trúc sư nói gì về ý tưởng thực hiện?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ