Sứ mệnh tuổi trẻ Việt: Bảo vệ biên cương văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa

Hội thảo "Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ" được tổ chức góp phần khẳng định vai trò của thế hệ trẻ trong việc chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam.

Ngày 5/11, hội thảo Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc tế Thủ đô Hà Nội, trực tuyến ở 63 điểm cầu tỉnh, thành đoàn trên cả nước. 

Hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong lĩnh vực văn hóa; chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030; tạo kênh tư vấn chính sách góp phần thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa của Việt Nam phát triển vững mạnh. 

su menh tuoi tre viet bao ve bien cuong van hoa va phat trien cong nghiep van hoa - anh 0

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Nó là sức mạnh hồi sinh và là động lực để xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội, Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đồng thời, văn hóa còn giúp khơi dậy truyền thống dân tộc.   

Nhưng cũng từ tầm quan trọng đó, nhiều vấn đề hiện tại trong lĩnh vực văn hóa cần được cảnh báo. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: "Ta cần thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những lợi ích thì ta đang đứng trước nhiều thách thức đó là sự xâm nhập văn hóa xuyên quốc gia. Những giá trị không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thậm chí, có những sản phẩm độc hại tác động ảnh hưởng đến người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các thế lực thù địch lợi dụng các trang mạng xã hội phát tán thông tin xuyên tạc chống phá Đảng, nhà nước, chế độ".

Để nâng cao vai trò của tuổi trẻ trong việc phát huy tư tưởng, văn hóa của đất nước, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Đoàn TNCS HCM và các cấp, các ngành cần tiếp tục, kiên trì tiến hành đổi mới phương thức học tập các chủ trương của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Cần tận dụng tối đa các ưu thế của không gian mạng và quá trình công nghệ số để gợi cho tuổi trẻ truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Chú trọng đấu tranh các thế lực thù địch trên không gian mạng. Thông tư đủ, hành động nhanh và kết nối mạnh, lan tỏa rộng.

su menh tuoi tre viet bao ve bien cuong van hoa va phat trien cong nghiep van hoa - anh 0
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Văn hóa là một trong 4 lĩnh vực của đời sống con người bao gồm: Kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Nó nổi lên như một lĩnh vực sáng tạo, mà sáng tạo thì mang tính cá nhân, không lặp lại, bởi thế mang sức sống trường tồn dù nói về lĩnh vực nào cũng cần đảm bảo bản chất sáng tạo của văn hóa.

Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm tại hội thảo đã nêu rõ thực trạng về vấn đề bảo vệ các giá trị văn hóa, tư tưởng và sáng tạo của người Việt trên môi trường mạng.

Từ góc độ của cơ quan tham mưu và trực tiếp thực thi một số chính sách, ông đã trình bày ý kiến về nguồn lực kinh tế cho truyền thông và vai trò của Nhà nước, đề ra bài toán quản lý sự bành trướng của các doanh nghiệp xuyên biên giới và bảo hộ hợp lý các đơn vị sản xuất nội dung trong nước và đề xuất đưa nội dung, giá trị tốt đẹp của Việt Nam, đưa dòng chảy chính của xã hội lên chiếm lĩnh không gian mạng.

su menh tuoi tre viet bao ve bien cuong van hoa va phat trien cong nghiep van hoa - anh 0
Ông Huỳnh Long Thủy.

Có mặt tại hội thảo, ông Đinh Bá Thành, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc DatVietVAC Group Holdings đã có bài tham luận ấn tượng về chủ đề Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của dân tộc trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới.

Ông cho biết, trong xu thế toàn cầu hóa thì Digital Technology và nền kinh tế số trở thành xu hướng rất quan trọng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp văn hóa và nội dung số sẽ dẫn đến việc đánh mất giá trị văn hóa bản địa và những hệ lụy khôn lường đến thế hệ trẻ tương lai bởi sự phức tạp và siêu nhạy cảm  nếu phát triển thiếu kiểm soát.

su menh tuoi tre viet bao ve bien cuong van hoa va phat trien cong nghiep van hoa - anh 0
Ông Đinh Bá Thành.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Quý Phương đồng tình với quan điểm của ông Đinh Bá Thành. Nói về sự ảnh hưởng của nền công nghiệp văn hóa đối với biên cương lãnh thổ, tư tưởng, tiến sĩ Nguyễn Thị Quý Phương đã lấy rất nhiều ví dụ điển hình trên thế giới để cho thấy công nghiệp văn hóa đóng vai trò lớn trong kinh tế - văn hóa chuyển đổi số. Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Quốc tế QP Việt Nam cũng khẳng định nên đặt trọng tâm phát triển văn hóa vào doanh nghiệp là chủ thể của công nghiệp văn hóa, và con người là chủ thể sáng tạo. 

Cũng tại hội thảo, ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra các đề xuất mang tính gợi mở trong thế giới số, xã hội số hiện nay. 

Thứ nhất, quốc gia phải có lá chắn điện tử là những nền tảng về thiết bị di động, chương trình máy móc riêng, làm chủ các chuỗi công nghệ; những hệ thống riêng của các phương tiện tuyên truyền và hệ thống các quy định pháp luật quốc gia quản lý nội dung xuyên biên giới. Cùng với đó, quốc gia phải có khả năng tiến hành chính sách thông tin đối nội và đối ngoại độc lập, sử dụng những nguồn lực thông tin riêng.

Thứ hai, công cuộc chuyển đối số là cơ hội để đất nước chúng ta phát triển bứt phá. Do vậy, rất cần một đường hướng lãnh đạo rõ nét, dựa trên một chủ thuyết Việt Nam mang tính thời đại, với một quyết tâm chính trị của cả hệ thống; cần tôn trọng những cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo, mạnh dạn có những mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm, từ đó có hướng đi đúng. 

Thứ ba, coi trọng ngành kinh tế nội dung, xác định xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam như một ngành kinh tế trọng điểm, có vai trò bảo vệ chủ quyền thông tin của Việt Nam; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thông tin, truyền thông trên cơ sở bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, căn cứ tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế.

su menh tuoi tre viet bao ve bien cuong van hoa va phat trien cong nghiep van hoa - anh 0
Ông Lưu Đình Phúc.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề xuất, cần có hệ thống chính sách pháp luật phù hợp, tạo hành lang pháp lý và môi trường hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Ông nhấn mạnh, điều quan trọng là tạo ra các chính sách thu hút nguồn lực, đầu tư vào văn hóa là đầu tư phát triển, không phải là lĩnh vực tiêu tiền, thậm chí đem lại nhiều tiền cho đất nước. Chỉ từ nhận thức như vậy thì mới hình thành các chính sách thu hút nguồn lực phù hợp.

'Netflix, TikTok và nội dung số xuyên quốc gia là những kẻ ngoại xâm, cần được kiểm soát chặt chẽ'

'Kẻ chiếu trên người chiếu dưới' trong công tác quản lý OTT nước ngoài và nội địa

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ