Sự cố nổ súng đạo cụ gây chết người, còn có một "nạn nhân thứ ba": Chính là "thủ phạm"!

Làm thế nào để một người liên quan đến một cái chết do tai nạn có thể đối diện với điều mà họ đã "vô tình" làm?

Vào ngày 21/10 vừa qua, nam diễn viên Alec Baldwin đã gặp sự cố khi bắn "súng đạo cụ" trên phim trường quay bộ phim Rust, khiến đạo diễn hình ảnh Halyna Hutchins thiệt mạng và đạo diễn Joel Souza bị thương.

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
(Từ trái sang phải) Đạo diễn hình ảnh Halyna Hutchins, diễn viên Alec Baldwin và đạo diễn Joel Souza (Ảnh: Fox News)

Trên thực tế, sự việc này còn có một "nạn nhân thứ ba": Chính là Baldwin. Tuy nhiên, làm thế nào để một người đã gây chết người hoặc khiến người khác bị thương có thể hiểu được những gì họ đã "vô tình" làm? Làm thế nào để họ đối diện với nỗi kinh hoàng, cảm giác tội lỗi, sự hổ thẹn và đau đớn tột cùng ập đến? Làm thế nào để họ có thể kiểm soát được nỗi ám ảnh của chính mình?

Từ góc độ tâm lý học, hiểu thấu được vai trò của cảm giác tội lỗi, trách nhiệm và sự sửa chữa tội lỗi có thể giúp một cá nhân như vậy xử lý trải nghiệm của bản thân theo một cách lành mạnh nhất có thể. Nhận ra những khác biệt này cũng có thể giúp ích cho gia đình và người thân của người đã mất.

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Sự việc này còn có một "nạn nhân thứ ba": Chính là Alec Baldwin

"Cảm giác tội lỗi về tâm lý xuất hiện khi chúng ta tự trách vì đã vi phạm các giá trị hoặc tiêu chuẩn của chính mình"

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng một người có liên quan đến cái chết do tai nạn của người khác cũng bị chấn thương về tâm lý. Ghislaine Boulanger, một người có thẩm quyền về chấn thương xảy ra ở người trưởng thành, viết trong cuốn sách "Wounded by Reality" (tạm dịch: Bị tổn thương bởi sự thật) của bà rằng những chấn thương tâm lý có thể phá vỡ nhận thức của một cá nhân về sự tồn tại của họ và phá hủy đi cảm giác an toàn trong thế giới trong họ. 

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Chấn thương tâm lý có thể phá vỡ nhận thức của một cá nhân về sự tồn tại của họ và phá hủy đi cảm giác an toàn trong thế giới trong họ

Trải nghiệm này có thể đặt ra những câu hỏi thay đổi cuộc sống của họ về việc họ là ai và họ đã trở thành con người của hiện tại ra sao. Một trường hợp mà ai đó bắn một khẩu súng mà họ cho là không có đạn nhưng lại làm chết người cũng có thể hủy hoại đi niềm tin của họ đối với người khác và thế giới xung quanh.

Giống như những người vực dậy sau chấn thương khác, một người như vậy có thể tin rằng họ sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn được nữa. Những người khác có thể hỏi họ - và họ cũng có thể bắt đầu tự hỏi chính mình - liệu theo một cách nào đó, họ có cố tình làm vậy? 

Do đó, chấn thương cũng có thể làm gián đoạn ý thức làm một người tốt của họ. Cảm giác tội lỗi thực sự có thể là một cách để khôi phục sự cân bằng đó. Như thể họ đang nói với chính mình, rằng: "Tôi là một người tốt, bởi vì tôi cảm thấy rất kinh khủng về những gì tôi đã làm".

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Bản chất của con người là luôn muốn tìm ra ai đó có lỗi, có thể là thủ phạm hoặc nạn nhân

Nhưng nếu chỉ cảm thấy tội lỗi lại có thể là một điều tiêu cực và khiến sự cô lập về mặt tâm lý và xã hội mà chấn thương có thể tạo ra trở nên nặng nề hơn nữa. Nhà phân tâm học Stephen Mitchell viết rằng cảm giác tội lỗi là cảm giác đòi hỏi sự đền bù, từ chính mình hoặc từ những người khác, để bản thân thấy nhẹ nhõm hơn.

Hay người ta có thể nói rằng, nói theo cách khác, cảm giác tội lỗi gắn liền với sự đổ lỗi. Bản chất của con người là luôn muốn tìm ra ai đó có lỗi, có thể là thủ phạm, là nạn nhân, hay trong trường hợp trên phim trường Rust, chính là người đã lắp đạn thật vào súng đạo cụ.

Theo Steven Stosny, một tác giả viết cho tờ Psychology Today, tội lỗi về mặt tâm lý là cảm giác xuất hiện khi chúng ta đổ lỗi cho chính mình vì đã vi phạm các giá trị hoặc tiêu chuẩn của bản thân. Những suy nghĩ như "Bằng cách nào đó, đấy là lỗi của tôi. Tôi đã có thể ngăn chặn nó" nhắc nhở chúng ta về các giá trị ấy.

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Nhưng trong một vụ giết người hoặc gây thương tích do vô ý, thường không có "bồi thường" về mặt pháp lý - điều đó có thể khiến cả "thủ phạm" rơi vào cảnh "không biết phải làm gì"

Duy trì cảm giác tội lỗi, đôi khi chính là nỗ lực trong tâm lý của chúng ta để đảm bảo rằng sẽ không có chuyện như này xảy ra nữa, cũng khiến chúng ta cảm thấy như chúng ta đang nâng cao tiêu chuẩn của chính mình. 

Nếu một người không bị pháp luật cho là có tội, họ sẽ phải làm gì với cảm giác tội lỗi của chính họ? Và khi bị chấn thương tâm lý, họ có thể không được giải thoát khỏi cảm giác tội lỗi ngay cả khi họ bị trừng phạt, bị bỏ tù và chấp hành án. 

"Nhận thức thiệt hại họ gây ra không nằm trong tầm kiểm soát của họ giúp làm giảm sự tự trừng phạt bản thân suốt đời"

Thay vào đó, cảm giác tội lỗi có thể được giải tỏa bằng cách chấp nhận trách nhiệm về hành động của bản thân, đồng thời, nhận thức được rằng hành động đó không phải là hành động có chủ đích. Ví dụ, họ thừa nhận rằng họ đã bóp cò súng - nhưng họ cũng nhận thức được rằng họ không cố ý làm điều đó hay biết rằng nó đã được nạp đạn thật. Vì vậy, họ có thể buông bỏ niềm tin rằng họ đáng lẽ có thể ngăn chặn điều đó xảy ra.

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Nhận thức được rằng thiệt hại mà họ gây ra không nằm trong tầm kiểm soát của họ giúp làm giảm cảm giác tội lỗi và sự tự trừng phạt bản thân suốt đời 

Ngoài ra, những người liên quan đến các vụ giết người do tai nạn cũng được giúp đỡ bằng cách tìm ra một số cách để họ có thể đền bù. Ngay cả khi làm những việc gián tiếp, ví dụ như tình nguyện giúp đỡ những người cũng đang phải chịu sự mất mát tương tự hoặc tham gia một tổ chức ủng hộ việc kiểm soát súng, có thể khôi phục lại cảm giác rằng họ đang sống đúng với giá trị của chính mình. 

Tuy nhiên, khi bị chấn thương tâm lý, cảm giác tội lỗi thường không "phản ứng" với những hành động này và có thể họ sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Các chuyên gia về chấn thương tâm lý như Boulanger nói rằng việc tìm kiếm ai đó - người mà họ cảm thấy an toàn khi nói về trải nghiệm của bản thân và người có thể dũng cảm chứng kiến ký ức, cũng như sự đau đớn, bối rối và đáng sợ của họ, có thể giúp họ kiểm soát được những cảm xúc ấy tốt hơn. Suy cho cùng, điều đó có thể giúp một người khôi phục lại niềm tin vào bản thân và thế giới.

su co no sung dao cu gay chet nguoi con co mot nan nhan thu ba chinh la thu pham - anh 0
Đối diện và kiểm soát được cảm xúc khi bị chấn thương tâm lý có thể giúp một người khôi phục lại niềm tin vào bản thân và thế giới

Trong khi cảm giác tội lỗi có thể đòi hỏi sự trừng phạt thì việc chịu trách nhiệm lại tạo không gian cho nỗi đau, nỗi buồn và nỗi kinh hoàng hòa vào khối cảm xúc phức tạp vô tận - một phần trong cuộc sống của mỗi người. Việc đền bù có thể kết nối họ với giá trị của chính họ và với những người khác, để họ có thể quản lý dư âm từ chấn thương tâm lý, tha thứ cho bản thân, sống đúng với giá trị của họ và kết nối lại với thế giới.

Những thay đổi trong tâm lý con người sau khi dịch Covid-19 dần ổn định

Tâm lý học: Ngành học lên ngôi khi con người ngày càng có nhiều "góc khuất"

Tâm lý căng thẳng có thể dẫn đến tác dụng phụ của vaccine phòng Covid-19?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ