Câu chuyện đạo nhái luôn khiến mạng xã hội dậy sóng. Các Social Star nghĩ gì về vấn đề này?
Ranh giới giữa bắt trend và đạo nhái thật sự rất mỏng manh. Trong lĩnh vực phát triển nội dung trên nền tảng xã hội không ít lần xuất hiện chuyện "mượn" ý tưởng. Vấn đề đạo nhái phong cách, nội dung clip, blog chưa bao giờ nguội. Tuy nhiên, nhiều người làm nội dung lại chống chế bằng những cụm từ như "bắt trend", "đi theo xu hướng"...
Khi TikTok được nhiều yêu mến, vô số trend bắt nguồn từ nền tảng này xuất hiện. Từ đó, nhiều người bắt đầu tạo ra nhiều trào lưu và hàng loạt người cũng chạy theo trend. Cùng từ nền tảng này, vấn đề đạo nhái mang mác "đu trend" bắt đầu xuất hiện rầm rộ. Trước vấn đề này, các Social Star đã bày tỏ quan điểm với .
Ghi nguồn là cách tôn trọng chất xám
Đứng trước câu hỏi này, ca sĩ kiêm TikToker Emma Nhất Khanh bày tỏ quan điểm trung lập. Cô cho rằng các bạn trẻ có thể đã quên mất nguồn bài viết nên vô tình bị hiểu nhầm là đạo nhái, ăn cắp.
Theo mình, các bạn bỏ qua việc viết nguồn vì có thể không nhớ hoặc không biết ai là người đầu tiên tạo ra trend. Với Emma, nếu làm clip sao nguyên nội dung, cách diễn và dựng, mình sẽ ghi nguồn. Mỗi clip nhảy, mình vẫn để tên người đã tạo ra động tác. Mình đơn thuần nghĩ đó là sự tôn trọng chất xám của người khác. - Emma Nhất Khanh chia sẻ.
Nội dung liên quan
Khó phân biệt việc đạo nhái
Khiemslays tên thật là Nguyễn Thiện Khiêm, hiện là YouTuber kiêm MC chương trình IELTS Face-off (IFO) do VTV7. Cậu bạn luôn đem đến những nội dung mới mẻ, bổ ích và gần gũi với thế hệ Gen Z. Trước câu hỏi này, Khiêm cho rằng việc phân biệt đạo nhái và bắt trend cực kỳ khó. Vì mỗi phút, mỗi giây đều xuất hiện hàng ngàn trend mới.
Mình thấy ranh giới giữa việc bắt trend và đạo nhái thật sự rất mong manh, không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng được. Những nội dung thú vị ở trên Youtube hay đặc biệt là TikTok vẫn đang được sản xuất, xào nấu lại mỗi ngày, mỗi giờ. Vì thế, việc phân định đâu là đạo nhái, đâu là bắt trend đôi khi là không thể.
Thế nên, mình cho rằng nếu quyết định chạy theo trend gì, hãy luôn cố gắng đưa vào đó những yếu tố mới mẻ. Hãy thể hiện nét riêng của bản thân chứ đừng sao y bản chính một cách mù quáng, thiếu chọn lọc. Theo mình, content thu hút là content đủ mới lạ để gây sự chú ý và cũng phải đủ thân quen để nhiều người có thể cảm thấy đồng cảm.
Nội dung liên quan
Nạn nhân lên tiếng
Diệp Thế Gia Bảo sinh năm 2004 là chủ nhân kênh TikTok @zzippaor hơn 150 nghìn follower. Cậu bạn khiến nổi lên với những clip quay ngược về quá khứ, thể hiện qua những hot trend một thời làm điên đảo mạng xã hội.
Trước vấn đề này, Gia Bảo cho biết cậu từng là nạn nhân của việc ăn cắp nội dung nhưng ngụy biện bằng cụm từ "theo trend".
Mình nghĩ rằng mỗi nội dung ra đời sẽ khó để lường trước được độ viral, dù là content đó thuộc lĩnh vực nào đi chăng nữa. Vì thế nên việc tạo trend trên TikTok hay các nền tảng sáng tạo khác là điều khó. Nội dung có lên xu hướng hay không, có thành trào lưu hay không đều phụ thuộc vào may rủi.
Khi sáng tạo nội dung, mình cũng gặp nhiều khó khăn vì không phải clip nào cũng được đón nhận. Hiện tại, mình đã tạo được một số trend nhất và cảm thấy may mắn vì điều này. Chính vì vậy, mình cũng đã và đang là nạn nhân của việc bị ăn cắp content.
Nội dung liên quan
Trên nền tảng TikTok có một luật bất thành văn là ghi ib (inspired by), dc (dance credit) hoặc tag thẳng tài khoản tạo ra trend. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng với người sáng tạo nội dung. Điều này đã phổ biến đối với các bạn TikToker nước ngoài và hiện nay dần được các bạn TikToker ở Việt Nam chú ý đến nhiều hơn.
Điều đáng buồn là những người chuyên đi lấy sự sáng táo của người khác có thể là bất kỳ ai, TikToker, YouTuber hay KOL có tiếng. Mình nghĩ điều này xuất phát từ suy nghĩ TikTok là nền tảng chung nên mọi người có thể thoải mái chia sẻ, làm lại nội dung. Tuy nhiên, đối với những người sáng tạo nội dung gốc như mình, việc biện minh bằng mác "đu trend" là sự thiếu tôn trọng.
Nguồn: TH&PL