Nỗi khổ của Streamer: Bán sức khỏe, thời gian đổi lấy nụ cười

Nhiều người hình dung streamer là những người "hái ra tiền" nhờ suốt ngày ôm máy chơi game. Nhưng thực chất, những nỗi khổ họ thường gặp không phải ai cũng hiểu.

Nỗi khổ của Streamer: Bán sức khỏe, thời gian đổi lấy nụ cười

Streamer có phải là nghề hot "hái ra tiền"?

Những năm gần đây, streamer được xem là một công việc mới, thậm chí được gọi là ngành nghề hot, mang lại thu nhập cao, thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Streamer là những người chơi và bình luận game trên nền tảng phát sóng trực tiếp, kiếm thu nhập từ quảng cáo, donate hoặc tài trợ của các nhà hảo tâm.

Ngược dòng thời gian về khoảng 6 năm trước, nhắc đến streamer, người ta sẽ nhớ ngay đến PewPew, ViruSs, Độ Mixi, MisThy… Ngày nay, khi các nền tảng online, phát sóng trực tiếp ngày càng phát triển, streamer trở thành nghề hot, như một "miền đất hứa" cho các bạn trẻ yêu game.

noi kho cua streamer ban suc khoe thoi gian doi lay nu cuoi - anh 0
"Tứ hoàng" streamer tại Việt Nam.

Những đoạn clip các streamer chơi game, được tặng hàng trăm triệu đồng nhanh chóng viral trên mạng xã hội, cạnh tranh công bằng với các MV ca nhạc hoặc gameshow được đầu tư hoành tráng. Điều này khiến nhiều người nghĩ streamer là nghề ngồi không chơi game có thể "hái ra tiền".

Tuy nhiên, bất cứ ngành nghề nào cũng có khó khăn và vô vàn áp lực, những người bình luận game cũng không ngoại lệ.

Bán thời gian, sức khỏe bị bào mòn

Các streamer thường hoạt động liên tục mỗi ngày từ 8-10 giờ liền, thậm chí có người còn ngồi suốt 12-15 giờ trước màn hình máy tính. Họ tập trung chơi game, pha trò, làm theo yêu cầu của người hâm mộ để đổi lấy lượt xem, nụ cười và các lượt donate.

Nhiều streamer chia sẻ, ngành nghề của họ đi ngược với số đông. Nghĩa là khi người khác nghỉ ngơi, giải trí thì họ bắt đầu làm việc. Đa số các streamer thường hoạt động từ tối đến khuya, ngồi nhiều giờ liền để phát trực tiếp cho người xem thư giãn. Đến khi khán giả đi ngủ, họ lại chuẩn bị nội dung, kịch bản cho buổi live hôm sau, làm việc khi người khác đã say giấc nồng.

noi kho cua streamer ban suc khoe thoi gian doi lay nu cuoi - anh 0
Các streamer bị bào mòn sức khỏe vì phải ngồi liên tục trước máy tính.

Nhiều người thắc mắc, livestream cần gì tốn nhiều thời gian để lên nội dung, kịch bản? Thử hỏi bạn có tình nguyện ngồi xem một buổi live nhàm chán, nội dung lặp đi lặp lại hàng ngày không? Nếu streamer không cập nhật kiến thức về tựa game mình chơi thì có thu hút được người xem không? Đó là những trăn trở mà bất kỳ streamer nào cũng gặp phải.

Đồng tình rằng streamer là công việc tự do, tuy nhiên lại phụ thuộc rất nhiều vào khán giả. Nếu mỗi ngày nhân viên văn phòng phải đến công ty làm việc thì các streamer cũng phải live đúng giờ để đáp ứng nhu cầu người xem. Giả sử bạn live hôm trước được nhiều người xem nhưng hôm sau có hẹn cùng bạn bè, không thể live thì những buổi kế tiếp sẽ có mấy người theo dõi.

Làm streamer, ngồi nhiều giờ liền trước máy tính khiến sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Chia sẻ với báo chí, PewPew từng nói thể trạng anh bị suy giảm nặng nề vì nhiều năm liền "chơi game cháy máy". Nam streamer cho biết anh sẽ điều chỉnh lại công việc và hướng đi của bản thân.

noi kho cua streamer ban suc khoe thoi gian doi lay nu cuoi - anh 0
Streamer thường phải chuẩn bị tâm lý bị soi xét như các ngôi sao.

Đời tư bị phơi bày như một ngôi sao

Streamer nổi tiếng thường có lượt theo dõi cao trên các trang mạng xã hội, điều này đồng nghĩa với việc nhất cử nhất động của họ đều bị cộng đồng mạng theo dõi sát sao, ít có không gian riêng. Việc người nổi tiếng bị fan cuồng theo dõi, stalk liên tục thì các streamer đôi khi cũng bị điều tương tự, từ trên không gian mạng đến cuộc sống thường ngày.

Ngoài ra, thông tin cá nhân của các streamer cũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đôi khi, họ còn trở thành đối tượng bị bàn tán, mổ xẻ trên các diễn đàn nếu liên quan đến một vài vụ việc không hay.

Rào cản từ gia đình và dư luận xã hội

Ngày xưa, cụm từ "xướng ca vô loài" bị cho là kỳ thị, xem nhẹ nghề gánh hát thì ngày nay, các streamer cũng bị miệt thị, rào cản đủ đường. Hiếm có bậc cha mẹ nào đồng ý để con mình suốt ngày ôm máy chơi game, lên mạng giao lưu với những người không quen biết. Vì thế, việc trở thành streamer cũng khiến các bạn trẻ phải đấu tranh tâm lý rất nhiều.

Ngoài phía gia đình, rào cản từ xã hội cũng là vấn đề lớn. Nhiều người phàn nàn hay bị hỏi các mẫu câu "Con làm nghề gì, lương tháng bao nhiêu?" và các streamer thường rất sợ các mẫu câu như thế. Bởi họ không biết phải giải thích thế nào về công việc của mình, nếu nói nôm na thì bị cho là vô công rỗi nghề, ăn chơi lêu lỏng.

noi kho cua streamer ban suc khoe thoi gian doi lay nu cuoi - anh 0
Các streamer đôi khi trở thành đối tượng bị trút giận trên mạng xã hội, thậm chí bị gạ gẫm trực tiếp.

Trở thành nơi "xả giận" của cộng đồng mạng

Không khó để bắt gặp các bình luận chửi rủa, nặng lời bên dưới phần live của các streamer. Nhiều lúc chẳng cần lý do, cư dân mạng cũng có thể tấn công, chửi mắng người phát trực tiếp.

Chuyện phô diễn kỹ năng đôi lúc không thành thục, gặp đồng đội "ngáo ngơ" khiến game thua đã khiến các streamer bị chửi "như ăn cơm bưa". Nhiều người trải lòng họ xem điều đó là hiển nhiên, như một phần tất yếu của công việc mình theo đuổi.

Ngày nay, việc các streamer bị gạ gẫm, tấn công trong các buổi live đã không còn xa lạ, đặc biệt đối với các nữ streamer. Người xem đôi khi buông ra những lời cợt nhả, mất lịch sự khiến người phát trực tiếp vô tình bị tổn thương.

Tuy nhiên, dù bực tức, nóng giận, họ cũng không thể phát tiết trên sóng trực tiếp bởi nơi đó đang có nhiều người theo dõi, ủng hộ mình.

Dù là bất cứ nghề nào cũng có khó khăn riêng, và những nỗi khổ trên là điều các streamer nào cũng có thể gặp phải.

Streamer tỷ phú nói gì về danh sách 36 nghệ sĩ từ thiện?

PewPew cầu hôn bạn gái: Kết đẹp cho 2020 của giới streamer

Dở khóc dở cười với màn vào bếp "sóng gió" của Misthy

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ