Sau sự việc bé gái bị bạo hành: Đừng đánh đồng việc lên tiếng của trẻ em với sự hiếu thảo!

Sau sự việc bé gái bị bạo hành đã đặt ra các vấn đề lớn trong cách con người nhìn nhận về tiếng nói của trẻ em trong các vấn đề bảo vệ quyền của chúng.

Vụ mẹ kế bạo hành con chồng đến mức tử vong gây xôn xao dư luận trong suốt nhiều ngày qua, nhiều ý chỉ trích nặng nề trước hành vi thiếu "tình người" trên. Song đó cũng là những thắc mắc tại sao cô bé lại chịu đựng im lặng trong suốt một quãng thời gian dài như vậy, điều này có lẽ lại đến từ cách giáo dục có phần áp đặt với suy nghĩ bố mẹ có thể quyết định cuộc đời của chúng.

Nạn nhân là trẻ em trong các vụ bạo hành, xâm hại thường có xu hướng im lặng trước mọi vấn đề xảy ra, đến từ tư tưởng họ là bố mẹ của mình nên bản thân không có quyền được lên tiếng để phản đối vì đó là sự bất hiếu, không tôn kính. Chính điều này đã khiến hàng ngàn cuộc đời của các bé gái đang bị xâm hại, vô số những đứa trẻ bị tổn thất nặng nề về mặt thể chất, tinh thần và tính mạng.

Pháp lý và tình cảm là hai vấn đề tách biệt nhau

Hiếu thảo từ lâu vẫn được xem là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, vẫn luôn cần được lưu truyền và phát huy bất kể thời điểm nào. Tuy nhiên, vấn đề một đứa trẻ có quyền dùng pháp lý để lên tiếng lại rất bình thường, thậm chí là cần được nâng cao trong những thức. Bởi đó là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau, một bên thuộc về tình cảm gia đình, giữa bố mẹ với con cái với nhau, một bên khác thuộc về nhân quyền và pháp lý.

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Một bên thuộc về tình cảm gia đình, bên khác thuộc về pháp lý nên vấn đề không nên bị đánh đồng (Nguồn ảnh: VN News)

Chúng ta không nên đánh đồng những điều này vì trên thực 2 vấn đề chỉ đang tương trợ, chứ không có mối liên quan mật thiết với nhau. Việc một đứa trẻ đứng lên để tố cáo bố mẹ khi họ có một số hành vi xâm phạm, bạo lực… cần được có cái nhìn tích cực từ dư luận xã hội, nó hoàn toàn không đi trái lại với sự hiếu thảo vốn có, mà chỉ đơn giản là sự tiến bộ trong tư tưởng, cũng như bảo vệ nhân quyền và những điều chúng xứng đáng có được.

Nếu chúng ta vẫn giữ mãi quan điểm áp đặt về sự hiếu thảo của đạo lý vốn có, buộc một đứa trẻ im lặng trước mọi hành vi sai phạm của người lớn thì điều này lại đang vô tình đánh mất đi những quyền lợi của chúng. Bên cạnh đó còn là việc hình thành nên những suy nghĩ không đúng đắn khi mặc định rằng bố mẹ hay người lớn là người có thể toàn quyền quyết định được cuộc đời chúng.

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Những suy nghĩ áp đặt về sự hiếu thảo đang khiến nhiều đứa trẻ lựa chọn im lặng khi bị xâm hại hay bạo hành (Nguồn ảnh: citydadsgroup)

Tuy nhiên, vấn đề trên cũng rất nhạy cảm bởi lẽ trong mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách tiếp nhận không giống nhau. Một điều quan trọng mà chúng ta vẫn cần nên có đó là lòng trắc ẩn, để mỗi hành vi được xuất phát từ chính những suy nghĩ hướng thiện và đúng đắn thay vì cảm xúc tiêu cực nhất thời khiến mọi chuyện trở nên đi sai hướng.

Việc lên tiếng là cách duy nhất để bảo vệ bản thân

Việc một đứa trẻ lên tiếng trước những vấn đề trên là sự văn minh trong giáo dục, đó là cho trẻ có được tiếng nói và không im lặng trước cuộc đời của mình hay đơn giản là giúp chúng có được sự tôn trọng nhất định trong các vấn đề. Trên thực tế trong một mối quan hệ thì ngoài những vấn đề tình cảm, trách nhiệm… liên quan đến nhau, thì mỗi cá nhân vẫn là một cá thể riêng biệt và có quyền được sống một cuộc đời của riêng mình.

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Ngoài những thứ liên quan trong một mối quan hệ thì mỗi cá nhân đều là một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng (Nguồn ảnh: Coiuncil)

Phụ huynh là người sinh một đứa trẻ ra, nhưng cần hiểu họ không toàn quyền được lựa chọn hay quy định cuộc sống của chúng. Khi đứng trước một vấn đề xâm phạm đến cuộc sống trực tiếp, ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến cuộc đời thì vẫn nên lên tiếng để thứ nhất là bảo vệ chính mình khỏi những điều tiêu cực hay duy trì quyền lợi bản thân, thứ hai là điều chỉnh hành vi của các vị phụ huynh một cách phù hợp nhất với các chuẩn mực đạo đức và pháp lý.

Con người ta vẫn thường có xu hướng dùng đạo đức để xử lý mọi vấn đề thay cho pháp luật bởi chúng đến từ dư luận xã hội hay một đám đông trong cộng đồng. Từ đây mà những chuẩn mực cũng được hình thành và buộc con người tuân theo, một mặt vấn đề trên rất đúng, song đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sự "biến tướng" bởi những tư tưởng có phần lệch lạc, thiếu tôn trọng pháp luật của nhiều cá nhân.

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Trong sự việc của V.A, nếu em đủ mạnh mẽ để đứng lên tố cáo người dì ghẻ thì sự việc thương tâm đã không xảy ra (Nguồn ảnh: Facebook)

Quay lại sự việc bé V.A, nếu bé được giáo dục trong việc lên tiếng để bảo vệ mình hay không im lặng trước các hành vi của dì ghẻ và bố thì sự việc thương tâm đã không xảy ra. Khi trẻ có được những sự chủ động nhất định, chúng sẽ nhận thức được bản thân cần làm gì để bảo vệ chính mình, thay vì chịu đựng trong suốt một quãng thời gian dài bởi sự độc ác các cá nhân trong sự việc.

Thực thi pháp luật vẫn song song với duy trì truyền thống

Vì chúng là một mối quan hệ không giao nhau nên vẫn có thể được thực hiện cùng lúc với nhau, điều này có nghĩa là một đứa trẻ vẫn có quyền được nói lên tiếng nói của mình, dùng đến pháp luật để bảo vệ bản thân song song với việc hiếu thảo, yêu thương bố mẹ. Đây chính là những điều mà người lớn, nhà trường cần nâng cao nhận thức cho trẻ em để chúng có được một môi trường sống an toàn và trọn vẹn nhất.

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Giáo dục về quyền lên tiếng của trẻ em là sự văn minh trong tư tưởng để các em có một môi trường sống an toàn (Nguồn ảnh: guardian)

Mỗi gia đình cũng cần cho trẻ những sự tôn trọng nhất định và lắng nghe tiếng nói của trẻ nhiều hơn để có thể hiểu được những gì đang diễn ra với chính cuộc sống của chúng. Đó là trách nhiệm cần nên có của những bậc bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con cái, để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng.

Trong vấn đề này cũng cần có cái nhìn đúng hơn, thay vì cho rằng việc con cái đứng ra tố cáo bố mẹ khi họ có những hành vi trái với đạo đức và pháp luật là bất hiếu. Bởi đây là công cụ duy nhất để có thể đứng ra bảo vệ chúng, trong khi cộng đồng lại thường phớt lờ đi những tiếng than khóc, những lời cầu cứu với lý do "chuyện nhà người ta".

sau su viec be gai bi bao hanh dung danh dong viec len tieng cua tre em voi su hieu thao - anh 0
Trách nhiệm về một cộng đồng không có bạo lực và những điều tiêu cực là của chung mỗi cá nhân trong xã hội (Nguồn ảnh: SheKnows)

Bảo vệ trẻ em và cho phép chúng được lên tiếng là trách nhiệm chung của cả cộng đồng xã hội, vì một môi trường không có bạo lực và hành vi tiêu cực. Chúng ta cần có nhiều giải pháp hơn nữa để không chỉ chấn chỉnh hành vi sai trái của con người, mà góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ trước các vấn đề về quyền lợi của bản thân.

Từ chuyện từ thiện đến vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Những đám đông cuồng nộ vô tội vạ và nhất thời

UNICEF lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: "Các vụ việc thường chìm trong im lặng"

Phía sau một cuộc hôn nhân tan vỡ: Trẻ em là người hứng chịu mọi hậu quả!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ