Sai lầm trong chi tiêu của sinh viên khi học xa nhà: Đầu tháng sang chảnh, cuối tháng mì gói

Kỹ năng quản lý chi tiêu là kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có thể tự cân bằng cuộc sống khi học xa nhà.

Rời xa gia đình đến một thành phố mới để học tập, được tận hưởng sự tự do mà bấy lâu nay hằng mong ước thế nhưng chẳng được bao lâu thì nhiều tân sinh viên đã phải gọi điện "cầu cứu" gia đình. Vấn đề tài chính sẽ trở thành một rắc rối lớn nếu bạn cứ sa đà vào những sai lầm trong quản lý chi tiêu.

Chi tiêu quá nhiều cho đồ mới

Bước đến một thành phố xa lạ để học tập, được tự do với mọi thứ tưởng chừng như được sống một cuộc sống mới. Và khởi đầu mới thì mọi thứ cũng cần phải "mới" theo. Đây là tâm lý chung và cũng là sai lầm đầu tiên khiến đầu năm nhất các tân sinh viên tiêu tiền không biết bao nhiêu cho đủ.

sai lam trong chi tieu cua sinh vien khi hoc xa nha dau thang sang chanh cuoi thang mi goi - anh 0

Sắm sửa tất cả mọi thứ từ quần áo, đồ dùng học tập cho đến các đồ dùng hằng ngày khi ở trọ. Thay vì mua mới tất cả mọi thứ thì bạn có thể tham khảo những đồ second hand để giảm bớt chi phí đồng thời hãy suy nghĩ và lên danh sách những thứ cần mua. Việc không lên danh sách kĩ càng những món đồ cần thiết khiến nhiều sinh viên nhiều đồ dùng mà chẳng bao giờ động đến. Trong khi đó thứ cần thì lại vẫn thiếu. 

Sống vượt quá khả năng tài chính của bản thân

Nhiều người thường nghĩ rằng đồ đắt mới là đồ tốt. Cùng với đó là tâm lý muốn tự thưởng cho bản thân sau kì thi và chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc sống trên đại học khiến nhiều sinh viên "cố gắng" để mua những món đồ đắt tiền hơn. Thậm chí những món đồ đó có "hơi" vượt ra khỏi ngân sách cho phép thì vẫn cố mua và tặc lưỡi "thôi thì tiền nào của nấy". 

sai lam trong chi tieu cua sinh vien khi hoc xa nha dau thang sang chanh cuoi thang mi goi - anh 0

Những cuộc hẹn đi chơi với bạn mới trên đại học cũng trở thành áp lực của không ít bạn sinh viên. Nếu từ chối thì lại sợ mới lên đại học không đi chơi sẽ không quen được bạn bè và cũng sợ bị bỏ lại trong những cuộc chơi sau. Thế nhưng những cuộc hẹn thì ngày qua ngày không hết chưa kể đến những nhóm bạn khá giả sẽ có mức chi tiêu cao hơn khiến bạn càng thêm đau đầu và mệt mỏi vì tiền bố mẹ gửi cứ thế "không cánh mà bay".

Không tính toán chi phí phát sinh

Đây có lẽ là sai lầm của không chỉ sinh viên năm nhất mà còn của nhiều người đi học, đi làm xa nhà nói chung. Những chi phí phát sinh tưởng không nhiều nhưng lại "nhiều không tưởng". Ngoài các chi phí cho học tập, ăn ở, đi lại bạn cũng nên dự trù một khoản tiền cho các trường hợp đặc biệt khi bị ốm đau hay có những việc khẩn cấp cần dùng. Đồng thời việc dự trù khoản chi phí phát sinh cũng giúp bạn chủ động hơn trong chi tiêu tránh trường hợp cuối tháng "cạn tiền" tới mức phải đi vay mượn bạn bè.

sai lam trong chi tieu cua sinh vien khi hoc xa nha dau thang sang chanh cuoi thang mi goi - anh 0

Cách quản lý chi tiêu hợp lý

Kỹ năng quản lý chi tiêu là kỹ năng cần thiết giúp sinh viên có thể tự cân bằng cuộc sống khi học xa nhà. Hãy phân chia khoản tiền hàng tháng của mình ra thành những phần nhỏ để dễ quản lý và chi tiêu.

Bạn có thể tham khảo quy tắc "6 chiếc lọ" bí quyết quản lý chi tiêu nổi tiếng được nhiều người áp dụng đó là chia tiền thành 6 phần: chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, quỹ giáo dục, tự do tài chính, quỹ từ thiện. Hay đơn giản hơn là hãy tính toán trước những khoản quan trọng bắt buộc phải chi nếu còn dư hãy tính đến chuyện tiết kiệm hoặc các hoạt động giải trí.

sai lam trong chi tieu cua sinh vien khi hoc xa nha dau thang sang chanh cuoi thang mi goi - anh 0

Tránh những sai lầm trong chi tiêu cũng như chủ động học cách quản lý chi tiêu sẽ giúp cuộc sống của các sinh viên xa nhà dễ chịu hơn rất nhiều và cuộc sống xa nhà sẽ thêm phần thoải mái.

Tiết kiệm chi phí và thời gian khi giảm cân 0 đồng bằng nước lọc

Gen Z nên tiết kiệm khi còn trẻ hay chi tiêu theo phong cách ta chỉ sống một lần trên đời?

Gen Z - Thế hệ kiếm tiền giỏi nhưng không hẳn... ai cũng giỏi!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ