Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về người và của trên toàn cầu. Một trong số những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là Gen Z - Một thế hệ có tương lai đầy biến động vì sự xuất hiện của COVID-19!
Harry Rosado (24 tuổi), một người sống ở Manhattan, New York, Hoa Kỳ, kiếm được khoảng 300 đô la một tuần khi làm phụ bếp tại một nhà hàng trước khi dịch COVID-19 bùng nổ. Sau lệnh phong tỏa vào tháng 3 năm 2020, người này đã bị sa thải ngay lập tức và không được nhận vào làm ở bất kỳ nơi nào cho đến cuối năm. Elisa Dosena (24 tuổi), người đang chuẩn bị học thạc sĩ tại Milan (Ý), đã phải trở về quê hương Crema để chăm sóc gia đình khi dịch COVID-19 lan rộng. Dosena đã mất dì và bà nội vì bệnh truyền nhiễm, còn bố của cô thì bị bệnh về đường hô hấp. Juang Vitur Kabau Kanchi (20 tuổi) quê ở Sao Paulo, Brazil, từng là một vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp, nhưng khi cha mẹ của cậu phải đóng cửa hàng vì lệnh phong tỏa đồng nghĩa với việc cậu không còn nguồn hỗ trợ nữa và rồi cậu phải dừng việc vận động lại và quay về làm việc tại một tiệm sửa chữa ô tô.
Gen Z đang đứng trước đại dịch toàn cầu mang tên COVID-19. Tờ báo New York Times đã đề cập tới trường hợp của Rosado vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 và nói rằng: "Họ là những người trẻ, người thất nghiệp và đối mặt với triển vọng ảm đạm" và tờ báo Reuters phỏng vấn Dosena và Kabau Kanchi đã đưa tin vào ngày 24 tháng 12 rằng "Điều đáng lo ngại là trong năm 2021 tới, Gen Z có thể sẽ chịu thiệt hại lớn hơn Gen Y - những người có năm sinh từ năm 1981 đến năm 1996 đã từng phải lao vào tìm việc ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008".
Tùy thuộc vào tầng lớp thu nhập, chủng tộc, khu vực... mà ảnh hưởng của đại dịch cũng biểu hiện ở mức độ khác nhau. Gen Z được các phương tiện truyền thông lớn nước ngoài chú ý đến như một tầng lớp chịu thiệt hại nặng nề. Đa số thế hệ Z đang trong giai đoạn chuyển đổi từ giáo dục sang lao động hoặc vừa bước vào thị trường lao động. Những năm sinh cuối cùng thuộc vào Gen Y hiện tại ngoài 25 tuổi cũng đang gặp phải tình trạng tương tự.
Các chuyên gia lo ngại rằng việc đối mặt với nạn tìm việc làm và thất nghiệp trong thời kỳ này sẽ kéo dài cả đời và để lại những thương tổn gây ra khó khăn về kinh tế và tinh thần. Thêm vào đó, những người trẻ này sau khi bước vào giai đoạn trưởng thành, họ cũng trở thành thế hệ trải nghiệm sự ly biệt, gián đoạn quan hệ và nỗi sợ hãi của bệnh tật. "Corona Blue" - chứng bệnh mà giới trẻ đang phải đối mặt trước khủng hoảng kinh tế - xã hội đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giớ
Việc đối mặt với vấn nạn tìm việc và thất nghiệp sẽ để lại "tổn thương"
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 11/2020 là 6.7%. Trong số đó, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 20 đến 24 là 10.5%. Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng 11/2020 là 3.4%, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15 đến 29 đạt 8.1%. Ở Pháp, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 đến 24 trong quý 3 năm 2020 là 22%, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành công nghiệp dịch vụ, thị trường lao động chính của giới trẻ, đã bị tổn thất nặng nề bởi lệnh phong tỏa do COVID-19. Nhu cầu tuyển dụng mới đã giảm trong khi số lượng người tìm việc tăng lên dẫn đến yêu cầu trong tuyển dụng lại càng cao hơn nữa. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, đài truyền hình Al Jazeera cho biết: "Ngay cả khi họ tìm được việc làm mới, khả năng rất cao là chế độ lương sẽ thấp".
Các chuyên gia lo ngại rằng những khó khăn mà cá nhân gặp phải trong giai đoạn gia nhập thị trường lao động sẽ kéo dài cả đời và dần dần sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ xã hội. Stephanie Aaronson, một nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện Brookings ở Mỹ, chia sẻ với tờ New York Times: "Sẽ mất một thời gian dài để giới trẻ tìm được một công việc sản xuất. Ngay lúc này đây, nó cũng đang gây tổn thất tài chính cho họ và gia đình họ và cũng kìm hãm sự phát triển kinh tế của toàn bộ đất nước".
Ví dụ, ở Hoa Kỳ, thu nhập của Gen Y, những người đã gia nhập thị trường lao động từ thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, thấp hơn khoảng 20% so với thế hệ cha mẹ của họ khi cùng độ tuổi. Tại Nhật Bản, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1990, nhiều thanh niên đã trở thành "người cô đơn sống ẩn dật", khi cha mẹ của họ già đi, cả gia đình bị cô lập và nghèo đói.
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 5 năm 2020, Quỹ Think Tank Resolution Foundation của Anh cho biết: "Hiện tại, tỷ lệ tầng lớp trẻ chuẩn bị rời khỏi nền giáo dục và bước vào thị trường lao động có khả năng tìm việc trong vòng 3 năm thấp hơn 13% so với khi không có đại dịch COVID-19". Báo cáo cũng chỉ ra: "Bậc thang đầu tiên của cây cầu việc làm đã bị phá hủy. Chưa rõ khi nào sẽ phục hồi trở lại và sẽ phục hồi đến mức độ nào".
Giá trị quan thay đổi
Trung tâm nghiên cứu Thế hệ Hoa Kỳ CGK(Center for Generational Kinetics) cho biết: "Vào giai đoạn một thế hệ trưởng thành, sự kiện tạo ra cảm xúc quyết liệt sẽ định nghĩa nên thế hệ ấy". Nhìn vào ví dụ của Mỹ, vụ ám sát John F. Kennedy (năm 1963) tương ứng với thế hệ Baby Boom, vụ khủng bố 11/9(năm 2001) tương ứng với Gen Y, và tới Gen Z thì có đại dịch COVID-19. Những sự kiện này có thể dẫn đến sự thay đổi trong giá trị quan và hành vi của con người.
Đầu tiên, phân tích cho thấy rằng tầng lớp trẻ có xu hướng "tránh rủi ro" bằng cách không đầu tư trong tương lai. Đại diện của Jason City CGK đã trả lời cuộc phỏng vấn của CNBC vào tháng 6 năm 2020: "Một phần Gen Z đã chứng kiến bố mẹ mất nhà cửa và thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Họ sẽ dẫn dắt thị trường giao dịch cũ phát triển và họ - những người vốn đã có cái nhìn thực dụng về nền kinh tế, sau COVID-19, sẽ trở nên tiết kiệm hơn". Trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 8/2020, công ty đầu tư Mỹ Bangard, 39% Gen Z trả lời rằng "Đang tính toán tỉ mỉ tình hình tài chính sau COVID-19".
Một phân tích chỉ ra rằng Gen Z sẽ không bị quá sốc trước chuyển đổi nhanh chóng của kỹ thuật số vì Gen Z là thế hệ từ nhỏ đã sống chung với thiết bị di động kỹ thuật kể từ sau khi chúng được dùng rộng rãi. Khi đó, Alexander Tommy, phó trưởng khoa nghiên cứu chiến lược, công nghệ và đổi mới của Boston chia sẻ: "Nếu việc học và làm từ xa được áp dụng linh hoạt hơn thì Gen Z có thể giảm bớt gánh nặng như chi phí nhập học và cũng có thể nắm bắt được cơ hội".
Một số phân tích cho thấy rằng sự lan truyền của bệnh truyền nhiễm sẽ làm giảm niềm tin vào chính phủ, giới chính trị và thế hệ cũ của Gen Z. Tờ Thời báo Tài chính Anh(FT) đưa tin vào ngày 17 tháng 11 năm 2020: "Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với đối tượng 800 người trẻ tuổi trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn cho giới trẻ như thu nhập thấp, trì trệ thị trường việc làm, tăng nợ nần, và điều này đã bùng lên sự phẫn nộ của giới trẻ đối với thế hệ cũ - thế hệ thể hiện tầm ảnh hưởng chính trị lớn và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn".
Đặc biệt, họ đã thể hiện quan điểm phê phán đối với các nhà lãnh đạo phớt lờ tính nguy hiểm của COVID- 19. Anh Bentoura (30 tuổi) làm việc tại một nhà hàng ở Sao Paulo, Brazil chia sẻ với Thời báo Tài chính Anh(FT): "Trong thời gian đại dịch diễn ra, đã thay đổi ít nhất 3 bộ trưởng Bộ Y tế. Khi thế giới nói về A thì Brazil lại nói về Z".
Dấu hiệu của khủng hoảng
1. Bị COVID-19 tấn công ngay khi bước vào tuổi trưởng thành
2. Đối mặt liên tục với ly biệt, gián đoạn quan hệ
3. Khuynh hướng né tránh rủi ro và không tin tưởng thế hệ trước
4. Sức khỏe tinh thần suy yếu "Corona Blue"
Tín hiệu nguy hiểm về sức khỏe tinh thần của giới trẻ đang được phát hiện trên toàn thế giới. Sự khủng hoảng tâm lý của Gen Z xuất hiện do đại dịch COVID-19 như những nỗi sợ về thất nghiệp, thiếu việc làm, ly biệt, gián đoạn quan hệ và bệnh tật... được gọi là "Corona Blue". Mary Finnegan (28 tuổi) người Mỹ đã trả lời câu hỏi của FT: "Tôi đang theo học tại trường đại học Zoom, khả năng tìm được việc giảm, lo lắng về việc mất đi người thân và cũng không thể gặp gỡ bạn bè. Tôi dễ trở thành một người theo chủ nghĩa hư vô".
Theo khảo sát của Cục Thống kê Anh (ONS) với đối tượng là 2000 sinh viên đại học từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11 năm 2020, 57% số sinh viên trả lời rằng sức khỏe tinh thần đã xấu đi trong học kỳ mùa thu. Ở Hàn Quốc cũng có kết quả điều tra tương tự. Trung tâm hỗ trợ hoạt động thanh niên Seoul đã khảo sát 2011 người sống ở Seoul từ 19 đến 34 tuổi vào tháng 10/2020 và 26,8% trả lời rằng họ đã từng có cảm giác bị thôi thúc tự tử ít nhất một lần kể từ tháng 2. Trong khí đó, hai năm trước, một cuộc điều tra tương tự đã thu được kết quả là 2,7%.
Tình trạng thanh niên đối mặt với nạn thất nghiệp và giảm thu nhập nghiêm trọng như hiện nay có lẽ chưa từng có tiền lệ. Có lẽ, cũng bởi nguyên nhân này mà tỷ lệ giới trẻ mắc bệnh trầm cảm hay lo âu đang ngày một gia tăng. Thiết nghĩ, điều quan trọng là chính phủ các nước cần cung cấp các gói hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp và tầng lớp người lao động chủ lực để có thể vực dậy nền kinh tế trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu.
Nguồn: TH&PL