'Phốt' trên mạng xã hội, nên tin không?

Lướt mạng xã hội hàng ngày có thể gặp vô số vụ "bóc phốt", nhưng liệu những câu chuyện đó có đáng tin?

'Phốt' trên mạng xã hội, nên tin không?

"Bóc phốt" không còn là cụm từ xa lạ với giới trẻ, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để chắt lọc thông tin để bình phẩm đánh giá mà không làm ảnh hưởng đến bản thân và người khác. 

Tại sao ngày càng nhiều "phốt" trên mạng xã hội?

"Phốt" là từ lóng, được hiểu như một câu chuyện, bí mật xấu xa, tội lỗi của tổ chức hoặc cá nhân muốn che đậy. Khi một bài "phốt" được đăng trên các nền tảng mạng xã hội, dư luận sẽ tập trung chú ý vào nhân vật hoặc tổ chức bị "dính phốt". Đôi khi, cả người đăng đàn "bóc phốt" cũng được biết đến nhiều hơn.

Số đông còn lại trong một sự vụ, là những "người qua đường", những người sử dụng mạng xã hội, dù với mục đích tiếp nhận tìm hiểu thông tin, hay đơn thuần là giải trí, cũng khó có thể bỏ qua một câu chuyện mà đi đâu cũng thấy nhắc tới.

phot tren mang xa hoi nen tin khong - anh 0
Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ để các hình thức "bóc phốt" phát triển

Có thể nói, mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ để các hình thức "bóc phốt" phát triển. Đó có thể là một bài đăng trạng thái kể về cô A là nhà văn nổi tiếng nhưng quỵt tiền, hay cậu B là một cậu sinh viên bình thường nhưng "cắm sừng" bạn gái...

Hoặc hình thức kể chuyện "bóc phốt" trên Tóp Tóp bằng clip cũng hấp dẫn cả triệu lượt xem. Những trang, nhóm được lập chuyên để "bóc phốt" mọc lên liên tục, thu hút số lượng thành viên khổng lồ. 

Không khó hiểu khi chuyện sai của một người lại hấp dẫn với cả chục nghìn người không quen biết, không bị ảnh hưởng nhưng lại đặc biệt quan tâm. Bởi đó có thể là một hình tượng người nổi tiếng sụp đổ, hay những người đọc được câu chuyện cảm thấy đồng điệu, thấu hiểu với những nạn nhân xuất hiện trong sự vụ đấu tố, vì họ từng trải qua việc tương tự. 

phot tren mang xa hoi nen tin khong - anh 0
Những "người qua đường" khó có thể bỏ qua một câu chuyện mà đi đâu cũng thấy nhắc tới

Nên tin hay không?

Nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội sẽ trở nên vô cùng độc hại nếu người dùng liên tiếp lợi dụng tốc độ lan truyền của nó để "bóc phốt". Sẽ không vui vẻ dễ chịu nếu một ngày lên Facebook, "Tóp Tóp" chỉ thấy những sự vụ chửi bới, đấu tố qua lại không hồi kết. Hay một người nổi tiếng từng có hình tượng đẹp bỗng bị đào bới ra những việc làm không hay, tần suất xuất hiện dày đặc.

Tuy nhiên, nếu sự việc đó đúng, phần nào đó khiến những người này phải thay đổi hành vi cá nhân theo hướng tích cực hơn.  

Việc chắt lọc thông tin trong thời đại công nghệ, truyền thông phát triển như hiện nay thật sự không dễ dàng. Ngoài những bài phốt do mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày, các bạn trẻ không thể giải quyết với nhau bằng lời nói, hành động nên đành nhờ cộng đồng mạng phân giải đúng sai bằng cách đăng "phốt". Mục đích chính là thu về những bình luận, chỉ trích người mắc sai lầm, khiến họ phải ê chề, mất thể diện trước nhiều người. 

Ngoài ra, đôi khi những bài "phốt" còn được lên kịch bản chi tiết chỉ để một cá nhân, một thương hiệu nổi tiếng theo cách không sạch sẽ, tăng độ "hot". Sau đó, "phốt" sẽ được đội ngũ truyền thông xử lý bài bản, đối tượng bị "bóc phốt" vẫn ung dung hoạt động mặc cho dân tình nửa tin nửa ngờ những câu chuyện trước đó. 

phot tren mang xa hoi nen tin khong - anh 0
Những mâu thuẫn, thù hằn cá nhân, hay lợi dụng truyền thông "bẩn" để nổi tiếng chưa bao giờ là việc làm đúng đắn

Đôi khi những bài đăng lộ tin nhắn, thông tin cá nhân còn liên quan đến pháp luật. Việc xúc phạm danh dự nhân phẩm, hay công khai bí mật riêng tư có thể cấu thành tội phạm. Không những vậy, những nhân vật bị "bóc phốt", dù đúng hay sai tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí tự sát. 

Chung quy, việc tin "phốt" trên mạng xã hội hay không nằm ở rất nhiều yếu tố trong một sự việc. Mỗi cá nhân đều có góc nhìn, quan điểm và sự tỉnh táo để chắt lọc thông tin. Đồng thời, tham gia hay không tham gia bình phẩm cũng là lựa chọn ở mỗi người, để mỗi câu từ được bình luận không làm ảnh hưởng, tổn thương nặng nề đến người khác.

Mạng xã hội không phải là toà án, cũng không thay ai nói lên được sự thật. Việc "bóc phốt" tương tự như vậy, mọi chuyện đều nên được nhìn từ nhiều phương diện, nghe từ nhiều phía, hoặc chính người trong cuộc mới có thể xác minh được tính chân thực.

Tuy nhiên, những mâu thuẫn, thù hằn cá nhân bị đưa lên mạng mổ xẻ, hay lợi dụng truyền thông "bẩn" để nổi tiếng chưa bao giờ là một việc làm đúng đắn. Mong rằng mỗi người dùng đều sử dụng mạng xã hội như một phương tiện tích cực để nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng một xã hội văn minh hơn.

Võ Hà Linh tự bóc phốt: Sẵn sàng lập group anti-fan để netizen 'tung hoành'?

Tự bóc phốt nhan sắc khi xuất hiện trước công chúng, Hoàng Kim Chi được nhận cơn mưa lời khen chỉ vì...

Mới nhập ngũ, Minh Tú đã bị Cara 'bóc phốt'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ