Phim chữa lành không ăn khách

Không phải phim chữa lành nào cũng được khán giả yêu thích.

Thời gian gần đây, "chữa lành" trở thành cụm từ được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trên các nền tảng mạng xã hội. Nghệ thuật luôn được coi là một phương thức chữa lành dành cho mọi người. Người ta thường tìm về nghệ thuật khi tâm hồn bị tổn thương. Và phim ảnh cũng không nằm ngoài quy luật này.

Đó là lý do vì sao mà xem phim và làm phim "chữa lành" trở thành xu hướng. Tuy nhiên, không phải phim nào cũng ăn khách. Nguyên nhân đến từ nhiều lý do.

"CHỮA LÀNH" NHƯNG CHƯA HẤP DẪN

Phim chữa lành thường được hiểu là những phim mang nội dung nhẹ nhàng, không nhiều tình tiết cao trào, không drama, chủ yếu xoay quanh các nhân vật bình thường và cuộc sống hàng ngày của họ. Khán giả yêu thích thể loại chữa lành là vì không phải đau não, căng mắt theo dõi phim mà họ có thể từ từ cảm nhận phim một cách từ từ, chậm rãi. Việc xem phim trở thành việc giải trí đúng nghĩa chứ không cảm thấy khó chịu, bức bối.

Màn ảnh Việt không thiếu các phim chữa lành. Trước khi cụm từ này trở nên nổi tiếng, mỗi năm phim Việt đều cho chiếu rạp hàng chục phim chữa lành với nội dung nhẹ nhàng, thanh xuân, cực phù hợp với người trẻ.

phim chua lanh khong an khach - anh 0
"Cà Chớn Anh Đừng Đi" có kịch bản kém chất lượng.

Tuy nhiên, dù ra rạp nhiều thì chưa thực sự có phim "chữa lành" nào cán mốc một trăm tỷ. Gần đây nhất chỉ có Tháng Năm Rực Rỡ - bản remake từ phim Sunny kinh điển cán mốc 84 tỷ. Còn lại đa số, trong 10 phim có doanh thu cao nhất đều là phim giải trí, drama, xung đột ở mọi vấn đề.

Lý giải cho việc phim chữa lành là xu hướng được khán giả yêu thích hiện tại nhưng không ăn khách đến từ kịch bản. Kịch bản chưa hấp dẫn, không đủ tính thuyết phục, logic và truyền tải cảm xúc dẫn đến nhạt nhòa và chìm vào quên lãng.

CHƯA HIỂU KHÁN GIẢ MUỐN GÌ

Các nhà làm phim chưa nghiên cứu thị trường đủ tốt, đủ sâu để hiểu rõ khán giả thực sự muốn gì. Không phải cứ làm phim nhẹ nhàng, tình cảm là sẽ được mặc định là "chữa lành" và được lòng khán giả. Nếu chữa lành theo kiểu đó, phim sẽ nhạt nhẽo và không đọng lại gì sau khi xem.

Khán giả cần những bộ phim mang tính đại chúng, dễ hiểu, dễ xem và dễ cảm. Người xem mong muốn được nhìn thấy chính bản thân mình trong các bộ phim, từ đó mà có thể giải quyết các rắc rối cho bản thân. Chữa lành nhẹ nhàng nhưng phải để lại bài học sâu sắc, có sức nặng và sự tác động lớn thì mới ăn khách và thành công.

Khi Ta Hai Lăm - một phim chữa lành được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn của Luk Vân trong năm nay cũng thu về doanh thu khá thấp. Sau khoảng 2 tuần công chiếu, phim chỉ thu về hơn 3 tỷ đồng dù có Lê Dương Bảo Lâm và Midu đóng chính. Rõ ràng, danh tiếng diễn viên không phải là vấn đề của phim. Thất bại đến từ kịch bản nhạt, sến và không còn phù hợp với thị hiếu khán giả hiện tại.

phim chua lanh khong an khach - anh 0
Sở hữu dàn sao nổi tiếng nhưng doanh thu "Khi Ta Hai Lăm" vẫn gây thất vọng.

Trước đây, trong một buổi talkshow, Nhi Bùi - đồng biên kịch của Bố Già cho biết: "Khán giả chỉ quay lưng khi phim Việt dở". Dù có là chữa lành hay giải trí drama, thì một bộ phim với chất lượng bình thường, nội dung không mấy hấp dẫn thì dù có dàn cast nổi tiếng tới đâu cũng không thể cứu vãn được phim.

Tựu chung lại, nhà làm phim muốn đi theo xu hướng làm phim chữa lành, mang đến cho khán giả những thước phim nhẹ nhàng, thư giãn thì cần tìm hiểu rõ mong muốn người xem. Bên cạnh đó, một kịch bản hay vẫn luôn đóng vai trò quan trọng. Xây dựng kịch bản chắc tay kết hợp với đầu tư về hình ảnh, dàn cast danh tiếng sẽ là chìa khóa để các phim "chữa lành" chạm giấc mơ trăm tỷ.

Giấc mơ trăm tỷ "khó với" của phim Việt

Vai diễn phim Việt nhưng sao lại na ná phim Trung?

Điều Ngô Thanh Vân chưa làm được

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ