Nỗi ám ảnh thi Hoa hậu ở Philipines

Được biết đến như một "cường quốc Hoa hậu", coi việc thi Hoa hậu như "môn thể thao quốc gia", Philipines đã được lợi và hại ra sao?

Tại hội trường toàn thể của Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines, một tòa nhà lịch sử thường được dùng để chào đón các nguyên thủ quốc gia, nay đang là nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp Manila. Có thể thấy ở Philippines, các cuộc thi sắc đẹp là một "nỗi ám ảnh".

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0

Nguồn lợi khổng lồ

Theo Rappler - một tờ báo online hàng đầu tại đất nước này cho biết nhiều cô gái trẻ bị cha mẹ hoặc người thân hối thúc tham gia các cuộc thi sắc đẹp vì danh tiếng và vương miện. Tính phổ biến của các cuộc thi sắc đẹp là rất lớn.

Từ các cuộc thi địa phương đến các thí sinh đi thi quốc tế đều được cộng đồng quan tâm từng giai đoạn, đôi khi khiến những người đẹp phải chịu áp lực rất lớn. 

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0

Niềm yêu thích các cuộc thi sắc đẹp của người Philipines thăng hoa kh Gloria Diazgiành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ năm 1969, vương miện lớn đầu tiên của đất nước. Kể từ đó, vương miện đã trở thành niềm tự hào ở một đất nước còn nhiều nghèo đói. Philippines 4 lần đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ vào các năm 1969, 1973, 2015, 2018; Hoa hậu Thế giới vào năm 2013 và Hoa hậu Quốc tế 6 lần vào các năm 1964, 1970, 1979, 2005, 2013 và 2016.

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0

Việc coi trọng các cuộc thi sắc đẹp là điều độc đáo của Philippines so với hầu hết các quốc gia khác. Quốc gia này liên tục đứng đầu bảng xếp hạng Grand Slam của Global Beauties. 

Ric Galvez, người sáng lập trang web về các cuộc thi Hoa hậu hàng đầu Missosology nói: "Có thể nói rằng ngành công nghiệp cuộc thi sắc đẹp ở Philippines là một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu peso (đơn vị tiền Philipines, tương đương vài trăm triệu đồng), luôn có những nhà tài trợ rất sẵn sàng bỏ ra số tiền đáng kể vì có sự quan tâm rộng rãi đến các cuộc thi sắc đẹp."

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0

Từ những nhà thiết kế quy mô nhỏ đến các thương hiệu thời trang nổi tiếng, những cuộc thi sắc đẹp đã mang lại cho các nhà thiết kế thời trang một động lực lớn. Chẳng hạn, nhiều quốc gia đã khai thác Albert Andrada sau khi chiếc váy của anh được Pia Wurtzbach sử dụng tại Hoa hậu Hoàn vũ. Điều này cũng tương tự với việc Ngọc Châu học catwalk thì Carlos - vị Huấn luyện viên của Hoa hậu Hoàn vũ 2018 người Philipines - Catriona Gray. 

Những nguồn lợi này cũng sẽ được quyên tặng cho các tổ chức xã hội, từ thiện. Những lợi ích rõ ràng vẫn là những nhà tổ chức, nhà thiết kế và nhà tài trợ - Tờ Rappler bình luận.

Hoa hậu được lợi nhưng phụ nữ thiệt thòi

Một số người không thoải mái về các cuộc thi sắc đẹp và cho rằng chúng chỉ là cái cớ để ngắm nhìn phụ nữ. Ở các quốc gia bên ngoài Philippines, đã có phản ứng dữ dội đối với các cuộc thi sắc đẹp. 

Tiến sĩ Mina Roces, giáo sư tại Đại học New South Wales, người đã tập trung nghiên cứu về lịch sử phụ nữ ở Philippines, lưu ý rằng các cuộc thi sắc đẹp có hại cho phụ nữ vì chúng đề cao những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế mà chỉ một số ít người có thể đạt được. 

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0

Một bài báo của Asia Sentinel cũng đã nêu lên mối lo ngại này. Bài báo có tiêu đề: "Hoa hậu Hoàn vũ: Cần bố hoặc mẹ phương Tây". Nó chỉ ra rằng ở Đông Nam Á, những người thắng cuộc thi Hoa hậu quốc tế là người có nguồn gốc hỗn hợp.  

Sau chiến thắng tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015 của Pia Wurtzbach - là một nửa người Đức, bài báo chỉ ra cách chọn đại diện của Philipines:

"Chỉ cần phân tích sơ qua về những cô gái được chọn cũng thấy những đặc điểm không điển hình cho quốc gia của họ. Họ thích đặc điểm của người bán da trắng, đặc biệt là mắt và mũi, hơn hết là việc cứ cao là đẹp."

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0
Hoa hậu Hoàn vũ 2015 Pia Wurtzbach.

Sắc đẹp được khen thưởng rất nhiều ở Philippines, đến nỗi những beauty queen được hưởng danh tiếng và quyền lực. Theo tiến sĩ Mina Roces, phương Tây hay các quốc gia khác, các Hoa hậu không thể biến danh hiệu sắc đẹp của họ thành quyền lực. Nhưng ở Philipines các cựu Hoa hậu đã trở thành nữ diễn viên, chính trị gia có ảnh hưởng và nhiều người khác.Người ta lấy danh hiệu Hoa hậu vì điều đó có nghĩa là cô ấy có đạo đức và cô ấy mạnh mẽ. 

noi am anh thi hoa hau o philipines - anh 0
Tiến sĩ Mina Roces, giáo sư tại Đại học New South Wales, người đã tập trung nghiên cứu về lịch sử phụ nữ ở Philippines cho rằng việc cuồng Hoa hậu tại đây có những nguy cơ tiềm ẩn về sự phân biệt.

"Điều khiến Philippines trở nên độc đáo, chẳng hạn như với phương Tây, là có mối liên hệ giữa vẻ đẹp và sức mạnh. Chỉ dành cho nữ. Không dành cho nam giới. Đối với nam giới, sự nam tính và quyền lực được kết nối với nhau." - cô nói thêm. 

Việc nhấn mạnh quá mức vào các thuộc tính thể chất đối với phụ nữ chứ không phải đối với nam giới càng thúc đẩy sự đối xử và nhận thức bất bình đẳng giữa các giới tính.

Thí sinh đầu tiên trong lịch sử vào chung kết Hoa hậu mà không makeup

Độc lạ Hoa hậu: 8 vương miện được trao, có người 60 tuổi

Xăm mình từng là lý do loại Hoa hậu, còn bây giờ?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ