Những thay đổi trong khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19

Theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y Tế, có nhiều thay đổi về đối tượng tiêm vaccine phòng Covid-19, theo đó sẽ bao gồm 6 nhóm đối tượng phải cẩn trọng và 3 nhóm đối tượng phải trì hoãn.

Vào ngày 10/8 vừa qua, Bộ Y Tế ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT kèm theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Với mục đích phát hiện và phân loại đủ điều kiện tiêm phòng vaccine để đảm bảo an toàn. Theo đó, người đủ điều kiện là người đủ tuổi theo khuyến cáo từ phía nhà sản xuất và không không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.

nhung thay doi trong kham sang loc truoc khi tiem vaccine phong covid 19 - anh 0

Đây là văn bản mới nhất thay cho văn bản 3345/QĐ-BYT được ban hành vào ngày 15/7 có đến 15 mục. Theo đó, cũng có nhiều thay đổi trong việc khám sàng lọc, nới lỏng hơn các điều kiện về tiêm phòng. Đặc biệt là phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi, đang cho con bú và người trên 65 tuổi vẫn được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Phân loại nhóm đối tượng theo quyết định của Bộ Y Tế

Đối tượng cần khám sàng lọc kỹ càng và thận trọng khi tiêm chủng:

-Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

-Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

-Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

-Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

-Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 13 trở lên.

-Người có phát hiện thấy bất thường của dấu hiệu sống:

+Nhiệt độ: <35, 5°C hoặc >37,5 °C.

+Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

nhung thay doi trong kham sang loc truoc khi tiem vaccine phong covid 19 - anh 0

+ Huyết áp: tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).

+ Nhịp thở: > 25 lần/phút.

Đối tượng buộc trì hoãn tiêm chủng:

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Đối tượng chống chỉ định:

Tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 cùng loại (lần trước). Hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

nhung thay doi trong kham sang loc truoc khi tiem vaccine phong covid 19 - anh 0

Những thay đổi so với quyết định 3345/QĐ-BYT

Nếu quyết định trước đây thì đối tượng chống chỉ định với vaccine là người bị tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên (nêu rõ tác nhân dị ứng) thì trong quyết định mới nhất từ phía Bộ Y Tế, nhóm này vẫn thuộc đối tượng chống chỉ định. Đồng thời bổ sung thêm, phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định với vaccine Sputnik V.

Trì hoãn với vaccine, từ 6 nhóm thì theo quyết định 3802 chỉ còn 3 nhóm đối tượng. Theo đó, người mắc các bệnh mạn tính, suy giảm khả năng miễn dịch… vẫn có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19. Nhóm đối tượng tiêm vaccine phòng Covid-19 khác trong 14 ngày qua không thuộc diện trì hoãn nhưng khoảng cách giữa các mũi tiêm vẫn cần đảm bảo an toàn theo hướng dẫn và khuyến cáo.

nhung thay doi trong kham sang loc truoc khi tiem vaccine phong covid 19 - anh 0

Phụ nữ mang thai ≥13 tuần thuộc nhóm đối tượng cẩn trọng, tức là vẫn được tiêm vaccine phòng covid-19, nếu tiêm chủng cần được thực hiện tại cơ sở có khả năng xử lý những tình huống về sản khoa.

Theo như hướng dẫn từ Bộ Y Tế, sẽ khám sàng lọc kỹ, cũng như nói rõ những nguy cơ và lợi ích, chỉ nên tiêm khi lợi ích tiềm năng lớn hơn những nguy cơ tiềm tàng với dịch bệnh. Bên cạnh đó, phía WHO cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêm chủng, bởi vaccine không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay sức khỏe của mẹ và bé.

Người trên 65 tuổi không còn nằm trong nhóm đối tượng cẩn trọng khi tiêm chủng, nhưng vẫn sẽ khám sàng lọc kỹ càng ở những bệnh lý nền khác để đảm bảo an toàn với vaccine, đồng thời cũng sẽ được diễn ra ở những điểm có khả năng cấp cứu hồi sức kịp thời để tránh những rủi ro ngoài mong đợi. Ngoài ra, thì nhiều đối tượng vẫn được Bộ Y Tế giữ nguyên.

nhung thay doi trong kham sang loc truoc khi tiem vaccine phong covid 19 - anh 0

Đây cũng được xem là một tín hiệu đáng mừng trong việc mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, nhanh chóng nâng mức độ phủ sóng của vaccine tại nhiều nơi để người dân có điều kiện tiếp xúc với vaccine, tạo được miễn dịch cộng đồng trong thời gian tới. Góp phần đẩy lùi dịch bệnh, ổn định tình hình đất nước.

Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.

Quy trình thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 bạn cần biết

Cần ăn gì để hồi phục sức khỏe sau khi tiêm Vaccine Covid-19?

Những điều nên hiểu kỹ trước khi tiêm phòng vaccine Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ