Những chàng trai Hàn Quốc kể chuyện "mắc kẹt" ở Sài Gòn: "Ủng hộ và tin tưởng biện pháp của Việt Nam"

Đã có suy nghĩ sẽ trở lại Hàn Quốc nhưng những chàng trai này vẫn chọn ở lại vì tin tưởng Việt Nam sẽ chiến thắng dịch bệnh.

"Xin chào các bạn, chúng tôi là HanQuoc Bros". Đây là lời giới thiệu đặc trưng và cực kỳ quen thuộc với hơn 630.000 người theo dõi tại kênh YouTube của những chàng trai Hàn Quốc.

Nhờ sự hài hước, năng động và trẻ trung mà hình ảnh của những chàng trai này dần "phủ sóng" và len lỏi vào đời sống của giới trẻ Việt. Họ thu hút được sự quan tâm lớn và trở thành sợi dây kết nối hai nước Việt Nam - Hàn Quốc qua tinh thần ẩm thực, văn hóa và cả nghệ thuật.

Trải qua 5 năm sống tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên những chàng trai Hàn Quốc bị rơi vào "bế tắc" khi mắc kẹt tại Sài Gòn gần 3 tháng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Không chọn trở về Hàn Quốc, họ vẫn tiếp tục "bám trụ" lại quê hương thứ 2 này bằng tất cả tình yêu và tin tưởng vào chính phủ Việt Nam. 

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Những chàng trai Hàn Quốc về cuộc sống tại Sài Gòn những ngày giãn cách như thế nào nhé! 

"Đã có suy nghĩ sẽ trở về Hàn Quốc nhưng chúng mình tin Việt Nam có thể vượt qua"

Nhóm "Hàn Quốc Bros" bao gồm 3 chàng trai Hàn Quốc đem lòng yêu ẩm thực, văn hóa và du lịch Việt Nam: Sung Rak, Jong Rak và Dong Rin. Cả ba đều sang Việt Nam và cùng kinh doanh nhà hàng tại Sài Gòn, tuy nhiên thành viên Dong Rin đã trở lại Hàn Quốc sinh sống. Và cũng vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên anh chàng cũng không thể trở lại Việt Nam dù rất nhớ nơi này.

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0
Sung Rak, Jong Rak và Dong Rin (từ trái sang phải) 

Chia sẻ với , những chàng trai Hàn Quốc cho biết đã phải đóng cửa nhà hàng của mình khoảng 3 tháng này vì ảnh hưởng của dịch bệnh tại Sài Gòn."Thật sự cuộc sống của chúng mình có bị ảnh hưởng nhiều. Vì hầu hết khách hàng là người nước ngoài nên khi mới bắt đầu bùng dịch trở lại chúng mình quyết định đóng cửa nhà hàng. Bây giờ thì chỉ làm làm YouTube và chuẩn bị công việc khác để có thêm thu nhập" - Jong Rak chia sẻ. 

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0

Khi tất cả hoạt động đều phải "đóng cửa" vì lệnh giãn cách xã hội của thành phố, đa số người nước ngoài đang sinh sống tại Sài Gòn đều rơi vào cảnh khó khăn do không thể tiếp tục làm việc. Hầu hết họ đều chọn trở về nước để đảm bảo cuộc sống tốt hơn nhưng Sung Rak và Jong Rak vẫn chọn ở lại vì nhiều lý do.

"Thật sự chúng mình đã có suy nghĩ quay về Hàn Quốc, nhưng chúng mình tin Việt Nam có thể vượt qua nên vẫn chọn ở lại Việt Nam" - Jong Rak chia sẻ. 

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0
Jong Rak cùng anh trai Sung Rak tại Sài Gòn

Ngoài ra, một trong những lý do khiến họ ở lại Việt Nam là vì vẫn có thể làm việc và kiếm tiền qua hình thức online. Dù công việc cũng gặp không ít khó khăn do chỉ ở nhà và khó sáng tạo nên những ý tưởng mới. Nhưng với họ việc có thể duy trì thu nhập qua hình thức online như vậy đã là một may mắn trong thời buổi dịch bệnh như thế này. 

Để vượt qua khó khăn đó, những chàng trai Hàn Quốc đã cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất có thể. Họ thường xuyên sản xuất video trên kênh YouTube với tần suất dày đặc cùng nhiều nội dung mới lạ hơn. Nhờ đó, cũng đem đến nhiều tiếng cười và lan tỏa sự tích cực đến khán giả yêu thích kênh Những chàng trai Hàn Quốc.

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0
Hình ảnh Jong Rak tại Làng du lịch Mỹ Khánh (Cần Thơ) 

"Giờ mới biết việc được đi dạo và đi ăn khắp Sài Gòn trước dịch lại là hạnh phúc lớn nhất!"

Kể từ ngày siết chặt giãn cách tại TP.HCM sau 23/8, cả Sung Rak lẫn Jong Rak đều cảm thấy bất ngờ và lo lắng khi chứng kiến cảnh quân đội kiểm soát thành phố. Vì trong ký ức của họ, việc quân đội kiểm soát và tham gia hoạt động xã hội trong thành phố không phải là điều thường thấy. Tương tự như ở Hàn Quốc, quân đội chỉ xuất hiện sau 10h tối, hoặc khi có tai nạn hay thảm họa xảy ra. 

Jong Rak tiết lộ: "Hiện tại Hàn Quốc cũng giãn cách xã hội mạnh hơn nhưng không kiểm soát như Việt Nam. Tuy nhiên mình sống ở Việt Nam thì theo biện pháp của Việt Nam và hoàn toàn ủng hộ". 

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0
Hình ảnh Jong Rak tại Địa đạo Củ Chi (TP.HCM)

Từng ngao du khắp Sài Gòn và ghé thăm tất cả những tụ điểm ẩm thực nổi tiếng, Jong Rak - chàng trai Food Blogger của nhóm tỏ ra tiếc nuối và thèm nhớ nhiều hương vị nơi đây. "Trước khi dịch thì mình không biết có thể đi dạo Sài Gòn và ăn món ăn ngon lại là một hạnh phúc lớn như vậy. Bây giờ mới biết những ngày bình thường trước đây lại có rất nhiều giá trị và đặc biệt như thế".

Không phải cơm tấm, bún bò Huế hay bún đậu mắm tôm - những món ăn khiến giới trẻ Sài Gòn "thèm khát" gần 3 tháng giãn cách vừa qua, mà chính món "canh chua cá lóc" đậm chất miền Tây mới chính là món ăn khiến Jong Rak "nhớ nhung" nhất. 

"Sau khi giãn cách xã hội, việc đầu tiên mình làm là sẽ đi cắt tóc vì bây giờ tóc dài quá rồi. Sau đó mình sẽ đi ăn canh chua cá lóc. Mình rất thích món ăn này vì ở Hàn Quốc bình thường không nấu canh với cà chua và trái dứa nên nghe nấu canh với cả hai thì rất lạ, nhưng sau khi ăn mình nghiện rồi" - Jong Rak chia sẻ.

nhung chang trai han quoc ke chuyen mac ket o sai gon ung ho va tin tuong bien phap cua viet nam - anh 0

Sài Gòn trừ trước đến nay không còn là nơi cư trú của người dân tứ xứ mà còn là mảnh đất thân thiện luôn nồng hậu chào đón những người bạn ngoại quốc đến sinh sống và làm việc. Khi Sài Gòn "ngã bệnh", chính họ cũng là những người chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng hơn hết, họ vẫn chọn "ở lại" nơi đây với một tình yêu vô cùng đặc biệt.

''Chờ ngày Sài Gòn… kẹt xe trở lại'' là mong muốn của nhiều người trẻ ở TP.HCM lúc này, cũng là tên tuyến bài được khởi xướng. Trong tuyến bài này, ghi nhận những chia sẻ, những câu chuyện và kỷ niệm về Sài Gòn. Có thể là của một người nổi tiếng, cũng có thể đến từ một bạn trẻ bình thường. Nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tình yêu dành cho Sài Gòn và niềm tin thành phố sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh để đường phố đông vui trở lại!

Anh Nga Ngố nói tiếng Việt: "Cảm thấy may mắn vì được an toàn khi sống ở Việt Nam giữa mùa dịch"

Tình nguyện viên 17 tuổi: Hơn 2 tháng đạp xe đi chống dịch, có lần xém "ngủ" trên cầu Sài Gòn

Người ngoại quốc lưu luyến Sài Gòn vì điều gì?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ