Thế giới đã ghi nhận không ít vụ giẫm đạp gây nhiều thương vong. Vụ việc mới đây nhất xảy ra trong lễ hội Halloween ở trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Vụ giẫm đạp trong lễ hội Halloween ở Itaewon, Seoul hôm 29/10 là một trong những thảm họa chết người kinh hoàng nhất lịch sử thế giới của thập kỷ qua.
Theo thông tin từ quan chức lực lượng cứu hỏa Seoul cho Korea Times cho hay, đã có 151 người thiệt mạng, 150 người bị thương sau vụ giẫm đạp kinh hoàng trong đêm lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon, thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Đây được coi là một trong những vụ thảm họa kinh hoàng nhất trong những năm gần đây ở Hàn Quốc. Trong lịch sử, nhiều nước cũng đã từng xảy ra một số vụ giẫm đạp thảm khốc khác.
1. Thánh địa Mecca: 2.300 người chết
Vào ngày 24/9/2015, đám đông chen lấn, xô đẩy tại địa điểm diễn ra nghi lễ ném đá vào quỷ dữ ở Mina, gần Mecca, Ảrập Xêút đã làm 2.300 người thiệt mạng.
Đây là thảm họa chết chóc nhất trong lịch sử hành hương lớn hàng năm của người Hồi giáo.
Iran cho biết đã có 464 tín đồ hành hương của họ đã tử vong trong vụ này, cáo buộc Saudi Arabia đã không biết cách tổ chức sự kiện an toàn.
Một số người hành hương cho rằng một con đường dẫn đến nơi tổ chức nghi lễ bị đóng, còn lực lượng an ninh đã điều phối sai dòng người, dẫn đến sự việc đau thương này.
2. Saudi Arabia: 1.420 người chết
Ngày 2/7/1990 tại Saudi Arabia, khoảng 1.420 người hành hương, chủ yếu là người Châu Á, thiệt mạng trong một vụ chen lấn, giẫm đạp tại một đường hầm dẫn đến các địa điểm linh thiêng ở Mecca.
3. Irag: 1.005 người chết
Ngày 31/8/2005, khi đang di chuyển trên cây cầu vượt sông Tigris ở thủ đô Baghdad của Iraq, nhiều người đã hoảng loạn chạy thoát thân vì có người tung tin đồn về một vụ đánh bom liều chết. Hậu quả là ít nhất 1.005 người đã thiệt mạng.
Nội dung liên quan
4. India: 800 người chết
Năm 1954 tại Ấn Độ: Một vụ xô đẩy, giẫm đạp được xem là nghiêm trọng nhất trong lịch sử Ấn Độ đã xảy ra tại Đền Kumbh Melta ở thành phố Allahabad thuộc bang Utar Pradesh, làm trên 800 người chết và 100 người bị thương.
5. Cambodia: 350 người chết
Tháng 11/2010, vụ giẫm đạp đã xảy ra khi sau khi hàng nghìn người hoảng loạn bỏ chạy trên một cây cầu ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia vào ngày cuối cùng của lễ hội té nước. Ít nhất 350 người đã thiệt mạng trong vụ việc này.
6. Peru: 318 người chết
Ngày 24/5/1964, tại Lima, Peru có 318 người chết và 500 người bị thương trong vụ bạo loạn tại sân vận động quốc gia sau khi Argentina đánh bại Peru trong trận thi đấu ở vòng loại Olympic. Sự hỗn loạn đã bùng lên sau khi trọng tài không công nhận một bàn thắng của đội chủ nhà vào những phút cuối cùng của trận đấu.
7. Brazil: 230 người chết
Tháng 1/2013, hơn 230 người đã thiệt mạng sau khi hỏa hoạn bùng phát tại một hộp đêm ở Brazil. Một vụ giẫm đạp đã xảy ra, lấy đi tính mạng của nhiều người và cản trở nhiều người khác chạy khỏi hiện trường đám cháy.
8. Indonesia: 133 người chết
Sân vận động Kanjuruhan ở Malang, tỉnh Đông Java, là nơi xảy ra thảm kịch giẫm đạp tối 1/10/2022, sau trận đấu giữa đội chủ nhà Arema và đội khách Persebaya Surabaya. Do đội nhà bị thua, nhiều người hâm mộ tức giận tràn xuống sân, khiến cảnh sát bắn hơi cay để giải tán đám đông.
Theo kết quả điều tra, cảnh sát đã bắn 8 ống đạn hơi cay lên khán đài và ba ống ra sân cỏ, khiến đám đông hoảng loạn tìm cách tháo chạy qua các cổng, tạo ra cảnh tượng giẫm đạp, khiến 133 người chết, trong đó có hơn 40 trẻ em, và hàng trăm người bị thương.
Nội dung liên quan
9. England: 96 người chết
Tháng 4/1989, 96 người đã thiệt mạng và ít nhất 200 người bị thương trong thảm kịch thể thao tồi tệ nhất tại nước Anh. Hàng nghìn cổ động viên đã tràn vào sân vận động Hillsborough để xem trận bán kết FA Cup giữa Liverpool và Nottingham Forest.
Sau đó, nhiều người bị mắc kẹt rồi giẫm đạp lên nhau trên khán đài. Việc cảnh sát cho phép hơn 5.000 cổ động viên vào sân, bất chấp các khán đài đã kín người, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới vụ việc kinh hoàng này.
10. Iran: 56 người chết
Vào ngày 7/1/2020, một cuộc giẫm đạp đã xảy ra ở Kerman, phía đông nam của Iran trong lễ tang của tướng Iran Qasem Suleimani. Hậu quả là 56 người đã chết.
Ông Suleimani được người Iran xem là anh hùng dân tộc vì dẫn dắt lực lượng viễn chinh Quds của Vệ binh Cách mạng. Ông đã bị giết vào ngày 3/1/2020 trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ bên ngoài sân bay Baghdad.
11. Ethiopia: 52 người chết
Vào ngày 2/10/2016, ít nhất 52 người chết (theo số liệu của giới chức) hoặc ít nhất 100 người chết (theo phe đối lập), trong một vụ giẫm đạp đông người ở Bishoftu, cách Addis Ababa 50 km về phía đông nam.
Được biết đây là cuộc đụng độ giữa đám đông và cảnh sát trong lễ hội Oromo Irreecha truyền thống kết thúc mùa mưa.
12. Tanzania: 45 người chết
Vào ngày 21/3/2021, 45 người đã chết thương tâm tại một sân vận động ở Dar es Salaam, thủ đô kinh tế của Tanzania, nơi đang tổ chức lễ tưởng nhớ cố Tổng thống John Magufuli.
Nguồn: TH&PL