Nhảy việc nhiều có bị coi là yếu điểm khi xin việc?

Vấn đề nhảy việc nhiều đang dần trở nên phổ biến hơn với giới trẻ ngày nay và trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là khi đặt trong tình huống xem xét yếu tố nhảy việc thường xuyên sẽ đem lại những ảnh hưởng ra sao khi đi xin việc.

Nhảy việc không còn là điều gì xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện nay. Với tâm lý luôn muốn trải nghiệm điều mới mẻ và không bị gò bó, nhiều người sẵn sàng nhảy việc với tần suất cao. Nhờ vậy mà những chiếc CV (sơ yếu lý lịch) dùng để đi xin việc của họ trở nên "kín chỗ" kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên nhảy việc nhiều lại thường dễ gây ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng bởi nhiều lý do và dễ biến thành yếu điểm của ứng viên khi đi xin việc. 

Khó lấy niềm tin của nhà tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn có thể tìm kiếm được những nhân viên có thể cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty. Nếu nhảy việc quá thường xuyên, chắc chắn lòng trung thành, sự kiên nhẫn và thậm chí là năng lực của ứng viên sẽ bị nghi ngờ. Nếu ứng viên đưa ra 1 bản CV dày đặc kinh nghiệm nhưng ở những công ty cũ nhưng chỉ làm tại mỗi nơi trong thời gian ngắn thì nhà tuyển dụng sẽ càng e ngại hơn.

nhay viec nhieu co bi coi la yeu diem khi xin viec - anh 0
Mặt khác, 1 người hay nhảy việc khó mà có thể khiến cho nhà tuyển dụng hay công ty sẵn sàng "đầu tư", đào tạo và nâng đỡ. Không một doanh nghiệp nào muốn bỏ công sức ra đầu tư vào 1 nhân viên thường xuyên bỏ việc. Vậy nên chi tiết "nhảy việc nhiều" dễ bị đưa vào danh sách đánh trượt của các nhà tuyển dụng. Nguồn: Internet.

CV "nhiều về lượng, kém về chất" 

Việc có 1 bản CV với đa dạng những kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị khác nhau không phải là điều xấu. Nhưng vấn đề ở đây chính là việc không làm 1 công việc ổn định trong thời gian dài sẽ dễ khiến cho bạn khó tích lũy thành tích và thể hiện được năng lực. Nếu không thể liệt kê ra bản thân từng có được những thành tựu gì ở nơi làm cũ thì điều này càng khiến cho nhà tuyển dụng mất niềm tin vào ứng viên. Một bản CV xin việc chỉ chật kín nơi làm mà không có thành tích nổi bật thì những kinh nghiệm làm việc đó cũng chỉ là "sáo rỗng".

Thiếu kiến thức chuyên sâu

Nhảy việc nhiều có thể đem đến những kinh nghiệm làm việc đa dạng cho bạn. Nhưng đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến kiến thức chuyên sâu của bạn và giá trị của bạn với các công ty khác trong tương lai. Thời gian gắn bó quá ngắn sẽ khiến bạn hạn chế quá trình tiếp thu những kiến thức chuyên môn mới. Nhất là với những ai thường xuyên làm những công việc có tính chất khác nhau.

Đôi lúc việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc phong phú cũng giúp ứng viên có được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên đó chỉ là "bề nổi" và không có gì đảm bảo bạn sẽ làm tốt công việc ở công ty khác với "mớ" kiến thức hỗn tạp đó. Đa phần các công ty đều tìm kiếm những người có chuyên môn cao hay kiến thức sâu để tuyển dụng với mong muốn sẽ đem đến hiệu quả cao trong công việc.

nhay viec nhieu co bi coi la yeu diem khi xin viec - anh 0
Vậy nên về phía nhà tuyển dụng, họ khó lòng đặt niềm tin vào nền tảng kiến thức chuyên sâu của 1 người thường xuyên nhảy việc. Lợi ích ngắn hạn từ việc nhảy việc nhiều không đáng để đánh đổi với những rủi ro trong dài hạn. Nguồn: Internet.

Trở về vạch xuất phát

Khi bắt đầu đảm nhận 1 vị trí mới, bạn cần có thời gian để làm quen với môi trường và tính chất công việc. Điều này sẽ tiêu tốn kha khá thời gian cũng như đòi hỏi sự kiên nhẫn nếu kinh nghiệm bạn đã tích lũy từ những công việc trước kia không đủ dùng hay không liên quan đến công việc mới . Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm quen với đồng nghiệp mới và thay đổi bản thân để thích ứng với văn hóa làm việc mới. Có điều, không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẵn sàng tuyển 1 người mà họ phải tốn công đào tạo lại từ đầu và mất quá nhiều thời gian để tạo ra hiệu quả cho công việc.

nhay viec nhieu co bi coi la yeu diem khi xin viec - anh 0
Hơn nữa, bạn cũng sẽ đánh mất cơ hội thăng tiến trong công việc vì tốn 1 khoảng thời gian không nhỏ để tích luỹ kinh nghiệm cho công việc mới trong khi những người khác đã bắt đầu gặt hái thành tựu. Mặt khác, trong trường hợp cần cắt giảm nhân sự, những người hay nhảy việc thường dễ trở thành đối tượng nằm trong diện bị sa thải. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhảy việc nhiều cũng bị xem là yếu điểm khi đi xin việc. Tùy vào trường hợp nhảy việc của ứng viên, đánh giá của nhà tuyển dụng cũng như tiêu chí của mỗi doanh nghiệp mà vấn đề nhảy việc thường xuyên có được xem là yếu điểm của ứng viên hay không. Điều quan trọng là ứng viên cần cho thấy họ là đối tượng phù hợp với những tiêu chí mà nhà tuyển dụng và công ty đưa ra.

Không phải ai nhảy việc nhiều cũng đồng nghĩa với việc họ không giỏi hay thiếu nghiêm túc trong công việc. Họ có thể lựa chọn bỏ công việc cũ vì nhiều lý do như không nhận được đãi ngộ tương xứng năng lực, không hợp cách làm việc, muốn trải nghiệm đa dạng công việc để học hỏi nhiều hơn,...Có điều điểm mấu chốt ở đây là những ứng viên có "lịch sử" nhảy việc nhiều cần thể hiện giá trị và năng lực của chính họ cho nhà tuyển dụng thấy, cẩn thận ngay từ khâu chuẩn bị bộ CV xin việc ấn tượng đúng cách. Ứng viên cũng cần hạn chế "dính" phải những điểm tiêu cực của vấn đề nhảy việc nhiều để tránh việc nhận về những đánh giá không tốt từ nhà tuyển dụng.

Tranh cãi chuyện ứng viên Gen Z lên mạng “hờn trách” việc bị trượt phỏng vấn do “nhảy việc” liên tục

Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2022: Việt Nam, Thái Lan chứng tỏ vị thế hàng đầu

Đề nghị khởi tố CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ