Nhật Bản: Cấm nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa vì sẽ làm tăng 'ham muốn' của nam sinh

Họ lo ngại rằng nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa sẽ để lộ gáy làm kích thích tình dục các nam sinh.

Tất cả công dân Nhật Bản, bất kể giới tính hay lứa tuổi nào đều phải "tuân thủ tuyệt đối mọi quy định". Đặc biệt trong môi trường học đường thì càng bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn, dẫu cho quy định đó có kỳ quặc như thế nào. 

Motoki Sugiyama là một giáo viên cấp 2 đã về hưu, ông đã từng dạy ở 5 trường cấp 2 khác nhau trong suốt 11 năm ở quận Shizuoka, cách Tokyo khoảng 90km về phía tây Nam. Tất cả các trường học ở khu vực này đều cấm nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa. Ông cho biết ban giám hiệu nhà trường từng tiết lộ với ông rằng nữ sinh không được phép buộc tóc đuôi ngựa vì kiểu tóc để lộ phần gáy cổ, có thể "kích thích" các học sinh nam.

nhat ban cam nu sinh buoc toc duoi ngua vi se lam tang ham muon cua nam sinh - anh 0
Nhật Bản có những quy định khắt khe về đồng phục dành cho học sinh. (Nguồn: Getty Images)

"Họ lo ngại rằng các nam sinh sẽ nhìn các nữ sinh, giống như lý do yêu cầu nữ sinh chỉ được mặc đồ lót màu trắng" - ông Sugiyama chia sẻ.

"Tôi luôn chỉ trích những quy định này, nhưng nó đã trở nên quá phổ biến. Vì thế, học sinh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận chúng".

Vẫn không có số liệu thống kê về việc có bao nhiêu trường học có quy định cấm buộc tóc đuôi ngựa. Nhưng trong một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy, 10% trường học ở quận Fukuoka, miền nam nước này đều đang áp dụng quy định này.

nhat ban cam nu sinh buoc toc duoi ngua vi se lam tang ham muon cua nam sinh - anh 0
Họ lo ngại rằng nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa sẽ để lộ gáy làm kích thích tình dục các nam sinh

Lệnh cấm buộc tóc đuôi ngựa chỉ là một trong số nhiều quy định hà khắc, được gọi là buraku kosoku, được áp dựng với học sinh Nhật Bản. Theo đó, từ những năm 1870 "Buraku kosoku" đã xuất hiện khi chính phủ Nhật Bản thiết lập quy chế giáo dục có hệ thống đầu tiên.

Trong những năm 1970 và 1980, nhằm giảm thiểu tình trạng bắt nạt và bạo lực trong trường học, các quy tắc này ngày càng được thắt chặt.

Danh sách hạn chế này còn bao gồm nhiều quy định khác như: màu sắc của nội y và vớ, chiều dài váy, hình dáng lông mày của học sinh,… Trong đó, màu tóc cũng là một vấn đề gây tranh cãi khác. Một số trường học có yêu cầu học sinh không có tóc đen bẩm sinh phải nộp jigi shomeisho, hay còn gọi là "giấy chứng nhận màu tóc tự nhiên" nếu màu tóc đó không phải là "đen và thẳng".

Nhật Bản: Đất nước nổi tiếng với phim đen có thật sự cởi mở về tình dục?

"Mình từng bị quấy rối tình dục (ít nhất) 4 lần"

Chia tay ở tuổi 20, thì?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ