Câu chuyện về định nghĩa thực sự của interpolate và việc liệu Đi Đu Đưa Đi có phải cũng là một sản phẩm "đạo nhái" hay không sẽ được một producer chuyên nghiệp đưa ra lời giải đáp.
Đầu tiên, cần xác định rõ, định nghĩa thực sự của hai từ "interpolate" và "sample" là như thế nào:
Interpolate: Miêu tả việc sử dụng một đoạn melody từ bài hát khác. Người sử dụng phải có sự tương đồng nhất định với ca khúc gốc, nhưng đồng thời phải sử dụng một bản phối mới hơn, hoặc thay đổi phần nào giai điệu với mục đích nhắc nhớ lại ca khúc gốc.
Sampling: Là hành động lấy một phần nhạc gồm các yếu tố như nhịp điệu, giai điệu, lời nói, âm thanh hoặc toàn bộ thanh nhạc. Người sử dụng bắt buộc phải có thỏa thuận với người sở hữu phiên bản gốc, đồng thời phải ghi tên ca khúc và người sáng tạo ca khúc gốc ở phần credit.
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ "sample" "và interpolation", đã liên hệ với StillaD - producer trẻ có độ uy tín cao và từng thực hiện những màn reaction ấn tượng tại Rap Việt mùa 2 với vốn kiến thức vừa đủ về âm nhạc. Anh đưa ra những giải thích:
"Interpolate sẽ không phải đạo nhạc nếu như người sử dụng đảm bảo tính nguyên vẹn của melody bài gốc không sai lệch khi đưa vào.
Mục đích là đề cập trực tiếp bài gốc, tức là dùng để nhắc lại bài hát kia trong bài của mình.
Nó tương tự như việc mượn một trích dẫn để viết văn viết báo, văn xuôi… Nếu để so sánh, hãy nhắc về ca khúc BlackJack của SOOBIN.
Khi nghe sản phẩm này, khán giả sẽ lập tức nhận ra giai điệu quen thuộc từ nhạc hiệu chương trình xổ số kiến thiết rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam".
"Interpolate" tương tự như việc mượn một trích dẫn để viết văn viết báo, văn xuôi…
Nội dung liên quan
Anh cũng cho rằng, nếu không có dòng "interpolate by Bích Phương", rất có thể đây chỉ là một trường hợp trùng ý tưởng.
Tuy nhiên, khi ekip của Charli XCX đã ghi dòng đó và nhận thức được rằng họ đang sử dụng melody của Đi Đu Đưa Đi mà không được sự cho phép, đó là đạo nhạc:
"Trong trường hợp này, Charlie XCX sử dụng từ 'interpolate' là một cách để ngụy biện. Phần lớn việc sử dụng kỹ thuật 'interpolate' là để gợi lại những bài cũ, tạo ra một cái vibe gợi lại những thứ quen thuộc.
Vậy nên, ca khúc được ghi 'interpolate' phải trùng nhiều hơn là melody. Phải xem xét thêm là concept, nội dung lyric, chủ đề có thực sự được duy trì hay không?
Trong trường hợp này, Charlie XCX sử dụng từ "interpolate" là một cách để ngụy biện
Ví dụ điển hình có thể nhắc đến việc Đi Đu Đưa Đi có interpolate từ ca khúc Búp Bê Không Tình Yêu. Giữa hai ca khúc này, khán giả có thể thấy rõ sự tương đồng trong concept chứ không chỉ riêng về melody.
Còn nếu khác hoàn toàn, chỉ giống melody thôi thì lại thành sampling, và người sử dụng sampling sẽ phải mua sample.
Tóm lại, câu chuyện của Bích Phương và Charli XCX hiểu là interpolate và bỏ qua cũng được. Nhưng nếu bên phía Việt Nam muốn kiện, hoàn toàn có thể thắng".
Câu chuyện của Bích Phương và Charli XCX hiểu là interpolate và bỏ qua cũng được. Nhưng nếu bên phía Việt Nam muốn kiện hoàn toàn có thể thắng.
Nội dung liên quan
Anh cũng phân tích thêm rằng, Đi Đu Đưa Đi mang màu sắc âm nhạc disco từng rất thịnh hành tại Việt Nam. Chính vì thế, việc Tiên Cookie sử dụng kỹ thuật "interpolate" trong ca khúc này giúp khán giả rất quen thuộc.
"Tiên Cookie tỏ ra cao tay hơn khi không đi theo hoàn toàn màu retro của US-UK. Thay vào đó, cô pha thêm màu retro rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Phần beat thì pha thêm một chút Vinahouse. Kết quả trở thành bài hát 'quốc dân' đã chứng minh độ chính xác cho phép toán này", StillaD bày tỏ quan điểm.
Thuật ngữ "interpolate" trong những ngày gần đây đang được nhắc đến rất nhiều với vụ việc Tiên Cookie tố Charli XCX - một ca sĩ người Mỹ - đạo nhái ca khúc Đi Đu Đưa Đi của mình.
Cụ thể, nhà sản xuất này cho rằng ca khúc Used To Know Me của "nữ hoàng hyperpop" đã sử dụng trái phép giai điệu từ ca khúc Đi Đu Đưa Đi của cô và Bích Phương.
Tuy nhiên, phía ekip của Charli XCX cũng đã có cách hành xử rất chuyên nghiệp ngay từ ban đầu khi đưa ra những thông tin rõ ràng: ca khúc có lấy một đoạn nhạc sample từ Show Me Love của Robin S và "interpolate" đoạn nhạc từ Đi Đu Đưa Đi của Bích Phương.
Cách làm này vẫn đang gây tranh cãi rất lớn trong cộng đồng âm nhạc thế giới. Ranh giới mong manh giữa việc ăn cắp chất xám và sử dụng để tôn vinh ca khúc trước đó là rất mong manh.
Chính vì thế, các nhạc sĩ cũng hạn chế trong việc sử dụng kỹ thuật này. Một bậc thầy trong thể loại này chính là Ed Sheeran, anh từng "interpolate" ca khúc No Scrubs của TLC để sử dụng trong siêu hit Shape Of You hay It Was Not Me của Shaggy cũng được anh mang vào Strip That Down.
Nguồn: TH&PL