Netizen bức xúc vì các scammer ngang nhiên dạy lừa đảo trên TikTok

Dù đã đặt ra bộ tiêu chuẩn cộng đồng nhưng TikTok vẫn không thể kiểm soát được các nội dung dạy lừa đảo.

Netizen bức xúc vì các scammer ngang nhiên dạy lừa đảo trên TikTok

Nội dung dạy lừa đảo trên TikTok

TikTok có một khoảng không đen tối dành riêng cho các scammer. Ở phần tối này, các TikToker thi nhau hướng dẫn người xem cách bùng tiền qua mạng, kiếm tiền bằng cách lừa đảo và đủ thứ chiêu trò để trục lợi cá nhân qua Internet.

Scam là từ tiếng lóng Tiếng Anh dùng để chỉ các hành vi lừa đảo, bùng tiền qua mạng. Hình thức lừa đảo này đã xuất hiện từ lâu trên các diễn đàn và mạng xã hội như Facebook, Instagram, Telegram... Tuy nhiên, việc scam xuất hiện trên TikTok với một hashtag riêng và tên gọi riêng là điều vô cùng đáng sợ.

Hiện tại, hashtag #scam đã đạt trên 3,3 tỷ lượt xem. Đa phần các clip sử dụng hashtag này đều có nội dung dạy cách lừa đảo, mua hàng không cần trả tiền, hack tiền từ tài khoản người khác...

netizen buc xuc vi cac scammer ngang nhien day lua dao tren tik tok - anh 0
Nội dung điển hình trong hashtag này là cách mua iPhone 12 với giá 200 đô.

TikTok nổi tiếng là ứng dụng giải trí dành cho giới trẻ. Năm 2020, TikTok đạt hơn 800 triệu người dùng, trong đó người dùng dưới 16 - 24 tuổi chiếm 41%. Hiện tại, số người dùng ứng dụng này đã tăng lên rất nhiều lần. 

Số lượng người gia nhập TikTok mỗi tháng tăng lên đáng kể. Điều này vừa có lợi vừa có hại. Lượng người dùng cao giúp đa dạng hóa nội dung cho nền tảng, người xem sẽ không bị nhàm chán. Tuy nhiên, việc này lại dẫn đến vấn đề khó kiểm soát nội dung.

netizen buc xuc vi cac scammer ngang nhien day lua dao tren tik tok - anh 0
Scammer hoạt động sôi nổi.

Để đối mặt với những nội dung bẩn, nền tảng đã phát triển bộ tiêu chuẩn cộng đồng. Người phát ngôn của TikTok từng chia sẻ như sau:

Sự an toàn và lợi ích cộng đồng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Nguyên tắc cộng đồng của TikTok đã nêu rõ rằng không cho phép nội dung quảng bá hoặc kích động hoạt động tội phạm.

Thông qua sự kiểm duyệt chặt chẽ của công nghệ và con người, chúng tôi sẽ xóa những nội dung vi phạm các nguyên tắc chung. Trên thực tế, sau một cuộc điều tra, chúng tôi đã khóa một số tài khoản vi phạm.

netizen buc xuc vi cac scammer ngang nhien day lua dao tren tik tok - anh 0
Tiêu chuẩn cộng đồng chưa đủ sức nặng.

Nhưng có vẻ bộ quy tắc này còn quá non yếu so với thủ thục của các scammer. Bộ phận kiểm duyệt nội dung của TikTok có thể bị thụt lùi vì mỗi ngày có hàng trăm nghìn clip được ra mắt trên nền tảng. Điều này lý giải vì sao những nội dung dạy cách lừa đảo lại xuất hiện một cách ngổn ngang như thế.

Thay vì làm nội dung lừa đảo "toàn phần", các scammer sẽ dẫn dụ người xem sang các nền tảng khác như Telegram hoặc Snapchat. Ở các ứng dụng thứ hai này, scammer và người xem sẽ trao đổi rõ ràng hơn về phương thức thực hiện hành vi lừa đảo. Một số khác sẽ bán những cuốn sách dạy làm giàu với mức giá đắt đỏ hoặc chia sẻ file hướng dẫn cách lừa đảo.

Đạo lừa đảo với bản kinh thánh riêng

Scam bible (kinh thánh lừa đảo) là bí kíp các scammer truyền tay nhau và bán cho những kẻ "chân ướt chân ráo". Những người lừa đảo xem đây là bí kíp, là kinh thánh để làm giàu, để hưởng những thứ xa hoa. Scam được ví như một giáo phái dành cho những người "không làm mà muốn ăn".

Fraud Bible hay carding method là bí kíp dành riêng cho những người lừa đảo qua thẻ tín dụng. Hình thức này sử dụng thẻ tín dụng trái phép để mua hàng trên các trang điện tử, rửa tiền và lừa đảo. Scammer sẽ dẫn dụ người dùng sang một ứng dụng chat riêng tư và mời mua loạt bí kíp "kiếm tiền" qua thẻ tín dụng. Người này cũng sẽ ngỏ ý bán loại thẻ tín dụng trộm được từ người khác.

netizen buc xuc vi cac scammer ngang nhien day lua dao tren tik tok - anh 0
Sách dạy làm giàu nhanh chóng của các scammer.

Phóng viên VICE đã đóng vai người cần mua bí kíp để hiểu rõ hơn về cách thức kiếm tiền phi pháp. Khi được hỏi về chiêu thức lừa đảo đánh giá cao nhất, scammer này cho rằng "Depop rất phù hợp với những người mới bắt đầu". Một scammer khác cũng chia sẻ tương tự: "Depop là cách dễ dàng để sinh lời nhất tại thời điểm hiện tại".

Depop là trang mua sắm và bán hàng trực tuyến. Nơi này không chỉ đơn thuần là trang mua - bán, đây còn là mạng xã hội nhỏ giúp người tiêu dùng tương tác thoải mái. Scammer lợi dụng nền tảng này để đăng hàng loạt mặt hàng giá rẻ. Khi có người đặt hàng, họ sẽ yêu cầu được thanh toán trước. Sau khi nhận được tiền, người bán lập tức biến mất.

Bí kíp Depop được các scammer chia sẻ sẽ hướng dẫn cách bán hàng ảo trên nền tảng này để không bị phát hiện.

netizen buc xuc vi cac scammer ngang nhien day lua dao tren tik tok - anh 0
Loạt bí kíp được các scammer chào hàng trên TikTok.

Hàng loạt ứng dụng mua sắm trực tuyến và các nhãn hàng đã trở thành nạn nhân của chiêu trò này. Gucci, Chanel, Apple, Amazon, Ebay... là những cái tên điển hình được giới scammer nhắm vào.

Một chiêu thức lừa đảo khác trên TikTok là giới thiệu loạt tiền ảo vừa mới ra mắt. Các scammer sẽ đăng tải số tiền nhận được sau khi mua loại coin mới với những caption hấp dẫn như "tôi đã thu về số tiền gấp 10 lần bình thường", "đây là cách làm giàu nhanh nhất"... Sau khi người xem sập bẫy, scammer sẽ tư vấn và kêu gọi đầu tư thông qua họ.

Dù đã xóa một số hashtag liên quan đến vấn đề nhưng hàng ngàn bí kíp khác được rao bán trên TikTok. Nếu chỉ chạy theo số lượng người dùng và không thẳng tay triệt tay các nội dung bẩn, TikTok sẽ trở thành nền tảng độc hại đối với người dùng.

Social Talk: Không còn phòng, chống kênh tin tức giả, đã đến lúc bài trừ

Social Talk: Nội dung về loạn luân tràn lan, chuyện không bình thường đang được bình thường hóa?

Social Talk: Truy lùng "Facebook trọng tài" là cách đòi lại công bằng hay bạo lực mạng xã hội?

Social Talk: “Choảng nhau” trên livestream để “dạy đạo đức” bắt đầu trend từ bao giờ?

Social Talk: Có gì từ vụ Huỳnh Đạt và Phạm Thoại "on the mic" quyết chiến trên livestream

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ