Lừa đảo các dự án tiền mã hóa: Mạng xã hội có đang thật sự nguy hiểm?

Mạng xã hội trở thành công cụ để hacker "lùa gà" trong dự án tiền mã hóa.

Lừa đảo các dự án tiền mã hóa: Mạng xã hội có đang thật sự nguy hiểm?

Không khó để nhận ra trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực tiền mã hóa thu hút ngày càng nhiều người tham gia bởi lợi nhuận mà nó mang lại. Tiền mã hóa là tiền điện tử được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa dựa trên cơ sở khai thác sức mạnh của máy tính kết hợp Internet, gọi chung là blockchain - nền tảng của tiền mã hoá.

Tuy nhiên, vì là một con mồi béo bở để đầu tư nên tiền mã hóa trở thành công cụ lừa đảo. Hiện nay, những kẻ lừa đảo trên mạng xã hội càng tinh vi hơn khi có thể xâm nhập vào tài khoản cá nhân, mạo danh người nổi tiếng hay chuyên gia, đưa ra những hình thức đầu tư mập mờ nhưng lợi nhuận thu về cao đáng kể nhằm trục lợi cho bản thân. 

lua dao cac du an tien ma hoa mang xa hoi co dang that su nguy hiem - anh 0
Thống kế số tiền mà tội phạm nhận được từ các vụ lừa đảo tiền mã hóa.

Nếu như tội phạm ngoài đời thật tinh vi, gian manh 1 thì tội phạm trên mạng xã hội chiêu trò đến 10 lần. Trong một báo cáo của FTC, tội phạm mạng xã hội đã chiếm đoạt hơn 770 triệu USD trong năm 2021, đây là một con số nêu lên thực trạng đáng quan ngại khi dùng Internet hiện nay.

Dù nhà nước và hệ thống quản lý các trang mạng xã hội đã thường xuyên cảnh báo tới người dùng nhưng những vụ lừa đảo không mong muốn vẫn diễn ra hằng ngày. Đánh vào sự hiếu thắng, lòng tham của những người đầu tư vào lĩnh vực này, tội phạm dễ dàng thực hiện hành vi trót lọt.

lua dao cac du an tien ma hoa mang xa hoi co dang that su nguy hiem - anh 0
Tiền mã hóa trở thành công cụ để hacker "lùa gà".

Một trong những chiêu trò lừa đảo điển hình là giả mạo người nổi tiếng để trục lợi. Điển hình như trường hợp của tỷ phú Elon Musk vào năm 2021, hacker đã lợi dụng tên tuổi của vị tỷ phú này và lừa đảo gần 2 triệu USD trên Twitter.

Hay như một trường hợp khác là tổng thống Joe Biden, tin tặc đã xâm nhập vào tài khoản của ông, gửi tweet để yêu cầu thanh toán bằng tiền mã hóa và hứa rằng tất cả các khoản thanh toán được gửi đến địa chỉ bên dưới sẽ được trả lại gấp đôi. Hậu quả của vụ lừa đảo này là thiệt hại tài chính lên đến gần 100.000 USD. 

lua dao cac du an tien ma hoa mang xa hoi co dang that su nguy hiem - anh 0
Tổng thống Mỹ Joe Biden trở thành nạn nhân bị hacker lợi dụng.

Mặt khác, giả dạng các chuyên gia trong lĩnh vực tiền mã hóa cũng là một chiêu trò quen thuộc của hacker. Chúng giả làm các chuyên gia để đưa ra "mẹo" đầu tư như trường hợp tin tặc mạo danh Coinbase - nền tảng trao đổi tiền mã hóa phổ biến.

Trước tình hình này, theo ông Joseph Rotunda, thành viên Ủy ban Thi hành của NASAA: "Trước khi bạn nhảy vào cơn sốt tiền mã hóa, hãy nhớ rằng tiền mã hóa và các sản phẩm tài chính liên quan có thể không là gì khác ngoài bình phong cho những mô hình Ponzi và phương thức lừa đảo khác".

Theo báo cáo của NASAA, tài sản kỹ thuật số không có chỗ đứng chính xác trong khung pháp lý hiện hành đối với nhà đầu tư. Do đó, những người quảng bá loại sản phẩm này dễ dàng lừa đảo công chúng hơn.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của các vụ lừa đảo này là lời đề nghị lãi cao và không có rủi ro. Vì vậy, những người dùng mạng xã hội cần nên cẩn trọng trước những lời mời gọi, bởi nếu không cẩn thận sẽ trở thành một nạn nhân trong phi vụ "lùa gà" dự án tiền mã hóa. 

999 cách trở thành Social Star: Phân tích cảnh đắt giá trong phim

mới nghe nói: Nữ lao công suýt bị đánh vì vạch mặt đôi nam nữ "mây mưa" trong WC

Social Star: Yêu nước là cần lên án phim xâm hại chủ quyền quốc gia trên Netflix

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ