Những MV có nhắc đến câu chuyện này cũng không quá khó tìm ở làng nhạc Việt.
Những ca khúc về chủ đề Sugar Baby đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn với những mục tiêu phản ánh câu chuyện về việc ngày càng nhiều cô gái thích làm "bé đường" hơn.
Và không chỉ có những "bố đường" như trước, giờ có thêm cả "mẹ đường" và nhiều câu chuyện khác về mối quan hệ tình - tiền này được đưa vào âm nhạc.
Sugar Baby: Hậu quả của mối quan hệ tình - tiền
Nổi bật nhất về chủ đề này chắc hẳn phải kể đến OSAD khi anh phát hành hẳn một ca khúc với tựa đề Sugar Baby để khai thác đề tài rất nhạy cảm này. Những câu rap trong sản phẩm này cũng mang đậm sự phóng khoáng từ những "bé đường:
"Tung tăng trong đêm đi tìm bố đường/ Để dung dăng dung dẻ 36 phố phường
Cả tuần em được phiếu bé ngoan/ Nên thứ bảy, chủ nhật daddy nhớ ghé sang"
OSAD chia sẻ về sản phẩm này: "Khi cả thế giới đấu tranh cho bình đẳng giới thì các bạn nữ lại tự biến mình thành món hàng để chào mời các ông bố nhiều tiền. Không thích lao động mà vẫn hưởng những thứ xa xỉ, đắt đỏ là một tư tưởng sai lệch".
Kết thúc của MV cũng là lúc anh đưa ra những hậu quả sau khi trở thành sugar baby như: "Ánh đèn tắt nước mắt em lau bằng đô-la" hay "Giờ này khóc nữa thì ai xem/ bỏ đi đâu chỉ một hai đêm".
Nội dung liên quan
Sugar Baby - Sugar Daddy: Câu chuyện thực tế
Ghiền Mì Gõ là một nhóm làm phim thường xuyên có những đề tài thiên về hướng "nhạy cảm", và cũng đã làm hẳn một series về Sugar Baby - Sugar Daddy. OST cùng tên cũng khai thác rất rõ câu chuyện của những nhân vật nằm trong mối quan hệ tình - tiền này.
Nội dung ca khúc xoay quanh cuộc sống của các cô gái xinh đẹp trong căn nhà chung mang tên Sugar baby của một công ty, có hợp đồng với các sugar daddy lắm tiền, nhiều của:
"Sugar, sugar baby, em như một nàng công chúa
Sugar, sugar daddy, anh chính là vua"
Tuy nhiên, ca khúc chỉ dừng lại ở việc kể lại câu chuyện của những cô gái và những lời ngọt ngào từ những "bố đường". Không hề có một sự công kích hay chỉ trích gì về thực trạng cũng là một điểm yếu của sản phẩm âm nhạc này.
Sugar Mama: Góc nhìn từ một phú bà
Liu Grace là nhân tố nữ gây ấn tượng cực mạnh bởi màn debut vào năm 2020 và đã gây ra một sự tò mò lớn trong cộng đồng Underground về việc cô là ai.
Sugar Mama với sự kết hợp của nữ rapper này và Pixel Neko là một trong những sản phẩm trendy nhưng ấn tượng nhất của Việt Rap trong giai đoạn cuối năm 2020.
Đây là ca khúc miêu tả từ góc nhìn của một "mẹ đường" với những quyền lực và đòi hỏi dành cho những "bé đường" của mình: "Sugar mama bận nhiều việc ở công ty/ Sugar mama chỉ nói chuyện bằng phong bì".
Đây là một bản rap thiên về flexin nhiều hơn, nhưng cũng phần nào nói lên được vấn đề nhức nhối trong xã hội. Cách Liu Grace biến ca khúc này trở nên ấn tượng bằng cách tạo ra độ catchy trong flow và delivery của mình.
Nhưng thực sự ca khúc này chưa đủ chiều sâu về mặt nội dung, cũng không đọng lại ấn tượng nhiều cho khán giả về câu chuyện tình - tiền như những sản phẩm trước đó.
Nội dung liên quan
Sugar Mommy:
"Tát vào má chị bằng một nụ hôn trước đám đông/ Tay phải đặt sau gáy còn tay trái thì bám hông
Chị sẽ mang cho anh cọc phiếu bé ngoan/ Rồi chị lại đấm vào tài khoản của bé thêm thật nhiều con số 0"
Những câu rap thể hiện rõ nội dung của OST series Sugar Boy Vs Sugar Mommy được Weeza ra mắt vào năm 2021. Sản phẩm âm nhạc này hoàn toàn nói về cảm xúc và câu chuyện của một "sugar boy" được bao nuôi bởi phú bà.
Những món đồ hiệu đắt tiền, những buổi du lịch tại các quốc gia trên thế giới,... đều sẽ có được nếu "ngoan ngoãn" với "sugar mommy".
Sự bất chấp này cũng là một thực trạng nhức nhối của xã hội, và được Weeza mang đến trong sản phẩm âm nhạc này: "Đôi ta ở trên tình con ở dưới tình mẹ Những tiếng gièm pha thì cứ mặc kệ".
Điểm thiếu sót của sản phẩm này là không mang lại những hậu quả của mối quan hệ, mà miêu tả nhiều hơn đến những câu chuyện và lợi ích đến từ mối quan hệ đó.
Nguồn: TH&PL