Lịch sử nước nhà "sống lại" nhờ MXH: Giới trẻ vốn thờ ơ hay đang khao khát những bài học hấp dẫn?

Lịch sử trong nhà trường, trong đời sống đã đủ sức hấp dẫn người trẻ cả về nội dung, hình thức, và kỹ năng? Hay nó đang là một món ăn thiếu đi "chất dẫn" ngon miệng khi thưởng thức.

Sau vụ việc xôn xao cộng đồng mạng với những thông tin về việc hoa hậu Hà Kiều Anh nhận mình đăng tải về việc cô là "Công chúa 7 đời của triều Nguyễn". Cô khoe loạt ảnh ngày trẻ của bà nội tên Nguyễn Tăng Diệu Hương là con gái của bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh - tức con cháu Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng.

Kèm theo đó, Hà Kiều Anh còn kể về giai thoại hào hùng và vẻ vang của ông bà khiến ai nấy cũng trầm trồ. Thông tin Hoa hậu cung cấp trên trang Facebook lại có những điều chưa chính xác, dễ gây hoang mang, nhanh chóng được góp ý và đính chính kịp thời.

Thông tin đúng - sai cũng đã được chính hoa hậu đưa ra sau những tranh cãi trái chiều. Từ đây, một sự kiện đủ nặng ký để chúng ta được nhìn nhận sâu rộng hơn về lịch sử nước nhà và sự quan tâm của người trẻ về chuyện quá khứ, lịch sử dân tộc. Người trẻ thờ ơ hay người trẻ thích lịch sử gần gũi trong cuộc sống?

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Câu chuyện của hoa hậu Hà Kiều Anh đã góp phần "thức tỉnh" những thông tin về lịch sử nước nhà

Đằng sau câu chuyện của một hoa hậu là cả kho tàng kiến thức lịch sử được gợi mở

Một sự kiện nóng hỏi được người trẻ quan tâm, có người hóng chuyện vì nó liên quan đến người nổi tiếng, có phần khán giả lại chọn liếc mắt vào xem vì nó là câu chuyện xa xưa cần được gợi mở, một dấu chấm hỏi lớn về dòng tộc vua chúa. 

Từ đây, chúng ta được nhìn nhận rõ và dần có thể hiểu người trẻ thật sự họ vẫn rất quan tâm đến lịch sử, đằng sau một "drama" là một sự gợi mở về những điều tích cực mà người trẻ phản ứng với đời sống văn hoá, giá trị lịch sử dân tộc.

Không phân tích những điểm đúng sai, những lời khẳng định của hoa hậu Hà Kiều Anh, nhưng qua đây cũng là lúc tất cả mọi người được nhìn thấy những chuyển mình, những định kiến về người trẻ được gạt bỏ, làm mờ đi về việc yêu nước, yêu những giá trị truyền thống. 

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Hình ảnh Hoa hậu Hà Kiều Anh cung cấp về ông bà nội của cô trong sự kiện vừa qua

Nói về vấn đề này, Thạc sĩ Dương Thành Thông - Phó Trưởng Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, cũng có những chia sẻ đầy cởi mở về sự kiện này. 

"Chúng ta nhìn nó ở một khía cạnh khác có thể thấy đây là một sự kiện có phần tích cực. Một người nổi tiếng bắt đầu quan tâm đến câu chuyện con cháu hậu duệ của hoàng tộc, trước đây đâu đó mình vẫn nghĩ hoàng tộc này là cái gì đó cần đánh đổi, lạc hậu, phong kiến. Người ta bắt đầu quan tâm, gắn với dòng tộc là điều hay, một điều thú vị về giá trị truyền thống. 

 Giá trị văn hoá, lịch sử đã là giá trị mà những người nổi tiếng muốn gắn họ vào câu chuyện đó. Thứ hai là sau khi câu chuyện được phản ứng bởi cô hoa hậu, trước đây những câu chuyện này sẽ được rơi vào quên lãng thì bây giờ người ta lại phản ứng, phân xử và giải thích, một dấu hiệu vô cùng đáng mừng vì người ta không quên đi nó".

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Những chuyển mình thay đổi trong công cuộc đổi mới Lịch sử nước nhà

Qua đây, Thạc sĩ Dương Thành Thông cũng có những chia sẻ về việc tên gọi và những nhận định sai về cách gọi tên trong bài viết của hoa hậu Hà Kiều Anh: 

"Chúng ta thường mặc định "Công chúa" là một danh hiệu mặc định cho tất cả những người con gái do Hoàng đế sinh ra, điều này là chưa đúng ở triều Nguyễn. Những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là "Hoàng nữ", thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu riêng". 

Có thể thấy rằng, người trẻ không chỉ dừng lại ở câu chuyện hội nhập, nghĩ đến tương lai mà xa rời quá khứ. Sự quan tâm sự kiện trên đã giúp chúng ta nhìn nhận được rằng, không phải câu chuyện nào về lịch sử cũng không được quan tâm, mà cái điều nào người ta quan tâm người ta mới tìm hiểu, mới đặt vấn đề. Không bàn về việc đúng sai nhưng rõ ràng nó đã nhận được một sự quan tâm rất tích cực từ tất cả mọi người và đặc biệt là người trẻ.

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Những trang sử hào hùng của Việt Nam vẫn cần được thế hệ trẻ gìn giữ

"Học sử như việc ăn một món ăn, có người cho rằng không ngon và dễ ngán"

Đừng mãi trách người trẻ về việc học sử và thờ ơ với môn lịch sử. Có người trách các bạn trẻ nhưng đó là trách móc có phần hơi thiếu sự công bằng. Khách quan đó sản phẩm của nền giáo dục của chúng ta. Không dừng lại ở người trẻ,mà còn trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của giáo dục, trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của những người nghiên cứu và đi trên con đường sử học.

Ở vị trí là một giảng viên, tiếp xúc với nhiều thế hệ sinh viên, Thạc sĩ Dương Thành Thông chia sẻ về câu chuyện người trẻ đối với việc học sử, tìm hiểu sử ngày nay vô cùng khách quan. Thầy dành sự tin tưởng cho một thế hệ trẻ vẫn đang có những cách tìm hiểu và yêu thích những giá trị thuộc về quá khứ theo một cách của riêng mình.

Theo quan điểm từ thầy, việc người trẻ đối với môn lịch sử là một hiện tượng tất yếu của thời đại, không riêng gì Việt Nam. Xuất phát từ xu hướng tất yếu của tất cả các quốc gia, bối cảnh thực tiễn, đất nước chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế là vấn đề trở nên cấp thiết hơn, lịch sử văn hoá cũng bị ảnh hưởng, đó không là câu chuyện riêng Việt Nam mà hầu hết của các nước đang phát triển. 

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Người trẻ không thờ ơ với môn Lịch sử, họ chỉ "ngán" vì kiến thức khô cứng?

Chúng ta không đặt ra ở đây là các bạn trẻ có phải là những nhà yêu nước, những nhà văn hoá, những người có quan tâm xứng đáng nhiều hay ít, cái mà chúng ta đặt ra làm sao để việc đó nó hạn chế hết mức, đừng để người trẻ quên đi, chúng ta làm sao để hạn chế nó thay vì hỏi vì sao nó diễn ra như vậy? Đừng sợ mất gốc mà làm sao để hạn chế hết mức và làm cho các bạn trẻ yêu thích và gần hơn với lịch sử. 

Chúng ta và nhà nước, giáo dục đang có một mong muốn rất rõ ràng, làm sao để người trẻ có nhiều sự quan tâm hơn nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng hiệu quả mà chúng ta làm còn rất hạn chế, chúng ta bị chậm trong việc thay đổi cách nhìn xã hội, cách truyền tải đến người trẻ. chúng ta muốn người trẻ học gì, biết gì nhưng quên hỏi rằng người trẻ cần gì và tiếp thu nó như thế nào? 

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0

"Chúng ta giống như những ông bố bà mẹ luôn nghĩ thức ăn đó dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất, nhưng nó không hợp khẩu vị với con trẻ, ăn như một cực hình, thì khi người trẻ ăn vào thì sẽ phản ứng và có một dấu ấn nó khô khan, chán và không thực tế. Nếu phải ăn nó thì đó cũng chỉ là sự gượng ép, hiệu quả của sự gượng ép thì không như mong muốn" - Thạc sĩ Dương Thành Thông chia sẻ. 

Chúng ta nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc phải thay đổi nhưng thực tế mà tất cả phải nhìn nhận lại là sự nỗ lực, và cách thức thay đổi chúng ta vẫn là hai câu chuyện chưa rợp chung lại trên một đường. 

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0

Người trẻ không phải thờ ơ, không quan tâm đến lịch sử mà chỉ là món ăn này khó ăn và các bạn khó có thể thưởng thức ngon miệng một cách dễ dàng. Trách nhiệm thuộc về những người truyền tải, khi việc đưa thông tin lịch sử đến người đọc còn là sự chuyển mình chậm chạp, thiếu tính đổi mới. 

Chúng ta phải hiểu rõ lịch sử trong nhà trường, trong đời sống đã đủ sức hấp dẫn người trẻ cả về nội dung, hình thức, và kỹ năng hay chưa? Còn cái truyền tải bên trong lại là chuyện khác. Thầy Dương Thành Thông đưa ra quan sát: 

"Mình không tin bạn trẻ ngày nay quay lưng hoàn toàn với Lịch sử. Bằng cứ là khi có cơ hội các bạn trẻ đều thể hiện rất mạnh bạo, rất hoành tráng tinh thần của mình. Vấn đề là hình như lỗi ở phía người lớn nhiều hơn ở người trẻ hay các bạn học sinh".

lich su nuoc nha song lai nho mxh gioi tre von tho o hay dang khao khat nhung bai hoc hap dan - anh 0
Thay đổi hình thức dạy và học Lịch sử có phải điều cần thiết để giới trẻ đón nhận bộ môn này dễ dàng hơn...

Môn lịch sử hay chính sử, huyền sử và cả dã sử đều có những điều thú vị riêng biệt. Các bạn đừng đặt nặng chuyện lịch sử là một điều gì quá to tát để rồi cảm thấy ngán ngẫm trước nó.

Hãy nghĩ nó đơn giản là câu chuyện ngày hôm qua, câu chuyện cũ bạn cần được biết để có cho mình một bài học kinh nghiệm, một phương châm để sống, để áp dụng vào thực tế đời sống hằng ngày.

Thế hệ trẻ có đang thờ ơ với lịch sử nước nhà?

Bộ GD&ĐT chia kỳ thi THPT Quốc gia 2021 thành 2 đợt thi, ai sẽ phải thi đợt 2?

Những ngành học có điểm đầu vào cao chót vót mà bạn cần chú ý cho kì tuyển sinh 2021

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ