Kỷ niệm chuỗi ngày ôn thi đại học: Những xấp đề cương cân thành ký!

Những xếp giải đề cân thành ký, có người không nỡ vứt, nỡ bán vì chứa một khoảng kỷ niệm nhiều mệt mỏi nhưng đẹp đẽ thời học sinh.

Nếu thử hỏi có ai muốn thử quay ngược lại thời gian trở về những ngày tháng ôn thi đại học, học từ trường về nhà, vùi đầu trong đèn sách giải đề và cặm cụi ôn thì đa phần chẳng ai muốn trải qua nữa nhưng nếu hỏi có nhớ những kỷ niệm "3 phần mệt mỏi 7 phần đáng tự hào" đó không thì chắc chẳng ai dám quên và muốn quên.

Sâu trong hộc tủ hoặc vẫn còn chất đống trong xó xỉnh nào đó nơi nhà kho, những xấp giải đề cân lên chắc phải tính bằng ký khiến chúng ta giật mình mỗi khi nhìn lại: "Thời gian đó chúng ta thật chăm chỉ và nỗ lực biết bao nhiêu".

ky niem chuoi ngay on thi dai hoc nhung xap de cuong can thanh ky - anh 0
  Đây là một xấp đề của bé học sinh cuối cấp trong 4 tháng. Mọi người còn giữ tấm ảnh những tập sách, xấp đề sau khi thi đại học không ạ! (Nguồn ảnh: Weibo Việt Nam  )

"Nói thì các bác bảo nói điêu, hôm trước mẹ em dọn sách vở của hai chị em em từ hồi lớp 1 cho đến giờ hai đứa tốt nghiệp cả rồi, bán được gần 3 triệu tiền giấy, u là trời ai cũng sốc không ngờ nó nhiều vậy luôn á. Để lâu vậy rồi không bán, phần vì không nỡ, tính cho em út hay người quen có cần thì lấy về xem những nghĩ lại kiến thức có cũ quá không với lại cần dọn nhà gấp để sửa á, nên cuối cùng vấn phải bán" - bạn Kim Ngọc chia sẻ.

ky niem chuoi ngay on thi dai hoc nhung xap de cuong can thanh ky - anh 0
"1 tuần trước khi thi đại học của tui, cũng nể mình thật" (Nguồn ảnh: Đỗ Khánh Huyền)

"Mẹ mình còn giữ lại sách vở, đề kiểm tra, đề thi của mình từ cấp 1 đến cấp 3 cơ. Hỏi sao không bán đi lấy đồng mua bánh, mẹ kêu để mốt con cái của mình nhìn vô mình đã học hành như thế nào. Cũng không hiểu vì sao nhưng mà mình không thể vứt những tập đề cương, đề thi thử đi được. Lúc định vứt thì lại nhớ tới lúc cặm cụi đến vài tiếng để có thể tìm ra đáp án khoanh vô đó, mặc dù bây giờ cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa nhưng đó cũng là một phần ký ức không thể quên" - bạn Trần Thuý Hồng chia sẻ.

ky niem chuoi ngay on thi dai hoc nhung xap de cuong can thanh ky - anh 0
"Đến thời lại lôi ra làm để hiểu cảm giác học sinh lúc ôn thi với lúc thi" (Nguồn ảnh: Lê Thanh Đăng)

Bạn Hoàng Bích Nương nói rằng, tự dưng thấy bản thân của những ngày đó chả là gì cả. Ở lớp đại học, đứa nào cũng mỗi môn 9+, đứa thì học sinh giỏi môn này, đứa thì bằng cấp môn kia, thủ khoa không cả lớp thì cũng hơn nửa lớp. Thật sự chẳng kể được mỗi người đã từng phải cố gắng thế nào, điều cần làm bây giờ là cứ tiếp tục cố, chặng đường 4 năm đại học sẽ vất vả nhiều lắm...

ky niem chuoi ngay on thi dai hoc nhung xap de cuong can thanh ky - anh 0
Ngày ấy cũng ít lắm, sơ sơ hai chục quyển, mỗi quyển 50 đề à, còn đây đâu đâu mới sương sương đề thầy cô cho ôn tập rải rác trên trường ấy (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Bích)

Nhìn đống đề này mà kỉ niệm ủa về, vui có, buồn có, tủi thân có, thành công có, mà thất bại cũng có,... Có bạn vì thế mà không nỡ, biết đâu được trên đó lấm tấm những giọt nước mắt cố gắng đến mệt mỏi của những đêm "cày đề" đến 2-3 giờ sáng.

Để đỗ đạt một trường đại học như mong muốn, ôn bao nhiêu cho đủ chỉ biết giải được thêm đề nào hay đề đó, sau khi kết thúc kỳ thi thì gia tài cuối cùng là những xấp đề chất thành đống không nỡ vứt cũng không nỡ bán.

Chúng ta đã từng có một khoảng thanh xuân quý giá như thế, khoảng thời gian dường như mệt mỏi nhất nhưng với bao nhiêu là kỷ niệm. Đôi khi nhìn lại: "Đến giờ nghĩ lại cảm thấy sợ với phục mình sao lúc đấy lại có thể làm được như thế". Nhiều bạn đùa vui rằng khi đi in thì đếm tiền triệu, đến khi có ý định dọn bớt đem bán thì đến tiền chục thôi nhưng với những bạn quyết định giữ lại thì nó là kỷ niệm vô giá dù chẳng biết nó có còn hữu dụng hay không hay chỉ nằm vô dụng nơi xó xỉnh nào đó.

Trường đại học đầu tiên tại TP.HCM cho toàn bộ sinh viên học trực tiếp sau Tết

Hãy thử bắt đầu năm 2022 bằng danh sách những điều bạn không muốn làm!

Mang Tiền Về Cho Mẹ: Có thực dụng hay không?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ