Không nhận được phản hồi sau khi gửi CV ứng tuyển, có thể bạn đang mắc phải những lỗi này!

Bạn đã biết đến những lỗi phổ biến có thể khiến bạn "trượt từ vòng hồ sơ"??

Trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng không ít dẫn tới thị trường việc làm cũng bị biến động theo. Nhiều công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, đóng cửa; nhiều người lao động nghỉ việc với mong muốn tìm một công việc khác tốt hơn; nhiều sinh viên ra trường gặp phải khó khăn trong quá trình tìm việc làm hay thất nghiệp… 

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường việc làm cũng bị biến động rất nhiều (Ảnh: Shutterstock)

Đây là tình hình chung đang diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có người thì hy vọng một sự thay đổi trong sự nghiệp, có người thì lại muốn tìm một công việc phù hợp với mong muốn của bản thân nhưng vấn đề lại là: Ứng tuyển rất nhiều vị trí nhưng đều không nhận được phản hồi. Nghĩa là họ đã "trượt" ngay từ vòng xét duyệt hồ sơ ứng tuyển.

Theo ý kiến từ các chuyên gia về việc làm, những người gặp phải trường hợp này có thể đã mắc phải một số lỗi phổ biến. Điều đáng mừng là những vấn đề này đều có thể giải quyết và chỉ cần đầu tư thêm một chút thời gian thôi là cơ hội được tuyển dụng của họ có thể tăng đáng kể. 

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Nhiều người ứng tuyển rất nhiều vị trí nhưng đều không nhận được phản hồi (Ảnh: iStock/Washington Post illustration)

Bạn cũng đang không biết phải làm sao? Vậy thì hãy thử 5 "tips" dưới đây nhé!

1. Thêm phần "tóm tắt"

Khi gửi hồ sơ xin việc trực tuyến, bạn không nên thiếu mất phần tóm tắt giới thiệu bản thân và những kỹ năng nổi bật phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. 

Điều này thậm chí còn quan trọng hơn đối với những người đang cố gắng chuyển từ ngành này sang ngành khác, vì nó cho phép họ giải thích xem họ phù hợp với công việc mới đó như thế nào, mặc dù kinh nghiệm trước đây của họ có thể không trực tiếp liên quan.

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Bạn nên có phần tóm tắt giới thiệu bản thân và những kỹ năng nổi bật phù hợp với vị trí ứng tuyển (Ảnh: ResumeLab)

Trong phần kỹ năng biểu hiện trên CV, bạn nên xác định khoảng 5 kỹ năng mà công việc bạn hướng tới yêu cầu hay bạn có thể tự tin đáp ứng được. Rồi với từng kỹ năng đó, bạn có thể thêm một dòng giải thích xem bạn đã thể hiện chúng như thế nào trong các công việc trước đây. 

Từ đó, trong phần tóm tắt, bạn nên đề cập lại những kỹ năng nổi bật nhất của bản thân mà phù hợp với vị trí ứng tuyển, để nhà tuyển dụng có thể phần nào hiểu được bạn cũng như đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với nhu cầu của họ.

2. Sử dụng "từ khóa chính"

Một điều mà các chuyên gia nhấn mạnh là các ứng viên nhất định phải ghi nhớ "từ khóa chính". 

Trong quá trình tìm việc làm, bạn nên nghiên cứu các công việc mà bạn muốn ứng tuyển để xác định các từ khóa thích hợp nhất rồi đưa chúng vào CV của mình. Đó có thể là bất cứ điều gì từ chức danh công việc thực tế đến các kỹ năng, tố chất cần có cho vị trí mà nhà tuyển dụng cần. 

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
"Từ khóa chính" cũng là một yếu tố giúp kết nối bạn và nhà tuyển dụng (Ảnh: Shutterstock)

Những từ khóa này thường xuất hiện cả trong mô tả công việc được cung cấp từ phía nhà tuyển dụng. Bạn nên sử dụng chúng đồng nhất cho các loại hồ sơ xin việc và hồ sơ LinkedIn.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng không nên sử dụng các cụm từ chung chung như kỹ năng "giao tiếp" hay "làm việc nhóm" mà nên sử dụng những từ cụ thể như "quản lý nhân viên" hay "vận hành sản xuất".

3. Làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm

Một yếu tố khác khiến nhiều người để lỡ mất cơ hội đạt được vị trí mong muốn là hồ sơ và lý lịch trực tuyến liệt kê kinh nghiệm làm việc trước đây dưới dạng mô tả công việc hơn là ghi rõ thành tích, điều mà các nhà tuyển dụng và quản lý quan tâm hơn. 

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Đừng chỉ tập trung vào mô tả công việc, hãy làm nổi bật thành tích mà bạn đã đạt được (Ảnh:  Madelyn Goodnight/The Balance)

Ngoài ra, công việc bạn từng làm trong quá khứ có thể nổi bật hơn nếu bạn biết cách gắn kết thành tích của mình với một kỹ năng hoặc mục tiêu cần thiết cho công việc mới.

Hầu hết mọi người thường chỉ sao chép và dán lại mô tả công việc một cách máy móc và lý thuyết "suông" nhưng chỉ có thành tích mới có thể giúp bạn khác biệt và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh việc làm.

4. Kết nối với những người có kinh nghiệm trong ngành

Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một mạng lưới chuyên nghiệp. Đây là một mạng lưới mà bất kỳ ai cũng cần có. Mạng lưới này bao gồm những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành mà bạn theo đuổi. Và trong thời đại mạng xã hội phát triển và nhanh chóng như hiện nay, việc xây dựng một mạng lưới khá dễ dàng, chỉ cần bắt đầu với những cái nhấp chuột. 

LinkedIn là một nơi thích hợp để bạn bắt đầu, bởi vì bạn có thể tìm thấy mọi người theo hai cách. Thứ nhất, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những người đã từng hoặc đang làm việc tại công ty tuyển dụng. Hoặc bạn có thể tự tìm kiếm các công ty và những nhân viên đã liệt kê rằng họ đang làm việc tại công ty tuyển dụng sẽ được liên kết với hồ sơ của công ty.

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Không nên đánh giá thấp mạng lưới những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành mà bạn theo đuổi (Ảnh: Getty Images)

Từ đó, bạn có thể dễ dàng "gắn nhãn" mức độ kết nối với mỗi người theo các cấp độ thân sơ và có thể liên hệ nếu thích hợp.

Một trong những lợi ích của Internet là rất nhiều điều chúng ta nói và làm đều được công khai. Chúng ta có hồ sơ Instagram, tài khoản Twitter và thậm chí cả blog và trang web cá nhân. LinkedIn là một điểm khởi đầu tuyệt vời để xây dựng mạng lưới kết nối, nhưng tìm hiểu về mọi người và những người họ kết nối với, những gì họ có thể biết và cách những kết nối của họ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm công việc là những thông tin hữu ích. 

5. Đăng tải nhu cầu tìm việc lên mạng xã hội

Cuối cùng, sau khi "xử gọn" phần hồ sơ xin việc, tài khoản LinkedIn và bất kỳ hồ sơ trực tuyến chuyên nghiệp nào khác, bạn nên thực hiện cả một bước mà có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, đó là: Đăng lên mạng xã hội về việc bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm và cụ thể về loại công việc đó.

khong nhan duoc phan hoi sau khi gui cv ung tuyen co the ban dang mac phai nhung loi nay - anh 0
Đăng lên mạng xã hội về việc bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm và cụ thể về loại công việc đó sẽ giúp bạn phát triển "đội ngũ sales" miễn phí

Mọi người sẽ nhớ về việc này rồi khi họ nhìn thấy một công việc khớp với nhu cầu của bạn, họ sẽ giới thiệu cho bạn. Về cơ bản, bạn đang phát triển "đội ngũ bán hàng cá nhân" miễn phí để có thể dễ dàng đạt được "khách hàng tiềm năng" hơn.

"Sự từ chức vĩ đại": Công việc là cần thiết nhưng không phải giá trị duy nhất để theo đuổi

Học vấn cao nhưng mục tiêu công việc thấp có phải là một điều đáng tiếc?

4 công việc part-time kinh điển thời sinh viên ai cũng trải qua ít nhất một lần

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ