Hãy "đón nhận" việc cuộc sống đại học sẽ không "màu hồng" như ta mong đợi

Đại học luôn là những mong đợi của nhiều người nhưng trên thực tế liệu chúng có khác xa so với trí tưởng tượng của chúng ta?

Có rất nhiều viễn cảnh được tân sinh viên vẽ ra trước khi bước vào cuộc sống đại học, tất cả đều đến từ những mong đợi và háo hức khi chứng kiến được những điều hay ho tại giảng đường. Đó có thể là sau những thước phim, lời kể của các anh chị khóa trước hay những bài review trên mạng xã hội.

Hầu hết các vấn đề mà ta đã thấy và đã nghe cũng chỉ là những bề mặt nổi của tảng băng khi vốn cuộc sống tại môi trường mới chưa bao giờ là đơn giản cả. Tất nhiên, điều này vẫn còn phụ thuộc vào những trải nghiệm của mỗi người nhưng chung quy lại nếu ta càng kỳ vọng quá nhiều thì thực tế sẽ càng khác xa.

Làm quen với khối kiến thức lớn cùng cách học mới

Nếu khi còn là học sinh ta chỉ học mỗi môn trong thời gian dài, các kỳ thi cứ liên tục diễn ra khiến bản thân cảm giác chán nản và mệt mỏi. Chưa kể đó là việc đối diện với những áp lực liên quan đến thành tích hay không có được điều kiện để thể hiện bản thân mình, từ đó chúng ta luôn nôn nao đến ngày tốt nghiệp và mơ mộng về cuộc sống đại học.

hay don nhan viec cuoc song dai hoc se khong mau hong nhu ta mong doi - anh 0
Đại học cần sự chủ động trong vấn đề tự học của mỗi sinh viên

Thực tế thì môi trường giảng đường sẽ không giống như cấp 3, các môn học sẽ trải dài trong suốt 4 năm và mỗi môn chỉ được diễn ra trong vòng vài tháng. Nhưng đây không phải điều ta nên mừng bởi lượng kiến thức là vô cùng lớn, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên cần chủ động tìm tòi và học hỏi rất nhiều nếu không muốn phải học lại, thậm chí việc không có ai nhắc nhở cũng khiến rủi ro ta bị hổng kiến thức là rất cao.

Chạy đua với các loại tín chỉ trên đại học

Cuộc "chạy đua" không của riêng ai bởi mỗi kỳ học thường sẽ có những quy định về tín chỉ nhất định buộc ta phải thực hiện và nếu trong năm đó ta nợ quá nhiều tín chỉ thì nguy cơ bị đuổi học sẽ rất cao. Chưa kể ở nhiều trường vào đầu kì học còn phải áp lực khi tranh giành đăng ký học phần với những lý do khác nhau, nếu không may thì ta cũng phải chấp nhận học vào lớp mà bản thân thậm chí chẳng quen một ai.

hay don nhan viec cuoc song dai hoc se khong mau hong nhu ta mong doi - anh 0
Áp lực từ tín chỉ, những loại bằng khác nhau luôn khiến sinh viên mệt mỏi

Đó không còn là vấn đề về những loại thời khóa biểu nhất định buộc ta tuân theo, tại đại học cần sự chủ động và biết cách sắp xếp thời gian bản thân sao cho mọi thứ được cân bằng. Song song đó còn là những loại bằng chúng ta cần phải hoàn thành sau 4 năm đại học như: Chứng chỉ Tin học văn phòng, bằng Tiếng anh… tại mỗi trường sẽ có những quy định riêng để xét duyệt tốt nghiệp và nếu thiếu một trong số chúng thì ta sẽ không thể hoàn thành chương trình.

Cuộc sống xa gia đình và nỗi nhớ quê hương

Thời gian khi còn ở nhà ta luôn cảm thấy bản thân bị kiểm soát hay cho rằng quê hương mình nhàm chán bởi không có gì mới mẻ. Chúng ta vẫn luôn nhìn nhận mọi thứ qua Internet và truyền thông để tự trao cho mình những hy vọng tốt đẹp về cuộc sống ở những thành phố lớn với vô số những cơ hội và trải nghiệm tốt đẹp.

hay don nhan viec cuoc song dai hoc se khong mau hong nhu ta mong doi - anh 0
Nỗi nhớ gia đình và quê hương là những điều khó tránh khỏi khi lên đại học

Nhưng mọi thứ cũng sẽ nhanh chóng biến mất bởi thực tế cuộc sống luôn là những sự thật khiến ta bất ngờ, bản thân mỗi sinh viên cũng nhận ra cuộc sống xa gia đình chưa bao giờ là dễ dàng. Đó là lúc một mình đi đến nơi hoàn toàn xa lạ, lúc nào cũng đề phòng trong mọi vấn đề hay cảm giác nhớ nhà đến mức bật khóc trong đêm… tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ dần thích nghi với tất cả mọi thứ tại đây.

Thay đổi hoàn toàn môi trường sinh hoạt

Bất kể chúng lựa chọn ở ký túc xá hay nhà trọ thì mọi thứ sẽ luôn là những điều mới mẻ, khác với khi ở nhà luôn được gia đình sắp xếp cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Xa nhà rồi ta phải buộc học cách tự lập và đưa ra quyết định trong rất nhiều tình huống khác nhau, đôi lúc có những thứ nằm ngoài sự tính toán thì vẫn phải buộc lòng chấp nhận.

hay don nhan viec cuoc song dai hoc se khong mau hong nhu ta mong doi - anh 0
Mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống đều phải do bản thân ta giải quyết

Khoảng chi tiêu hằng tháng trong sinh hoạt, tiền học tại đại học, công việc làm thêm hay chính những mối quan hệ xung quanh là những thứ góp phần làm nên những điều khó khăn tại cuộc sống mới mẻ này. Tất cả đều phải do tự bản thân mình chịu trách nhiệm và giải quyết nhưng trước những điều này nếu biết cách cân bằng mọi thứ sao cho phù hợp, cũng như sớm thích nghi thì ta sẽ nhận thấy đây cũng chính là bài học giúp ta trưởng thành.

Hầu hết các mối quan hệ phải bắt đầu lại từ đầu

Những người bạn vốn dĩ đã từng rất thân thiết với nhau ở cấp 3, sau khi tốt nghiệp thì ai cũng có những định hướng khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, vấn đề còn được học chung trường hay có những giờ ngồi trò chuyện cùng nhau sẽ vô cùng khó khăn, tại đại học sẽ ta sẽ gặp gỡ những con người hoàn toàn mới đến từ rất nhiều nơi với đa dạng những cá tính khác nhau.

hay don nhan viec cuoc song dai hoc se khong mau hong nhu ta mong doi - anh 0
Cần thiết phải có sự kết nối lại với các mối quan hệ mới

Ta sẽ phải bắt đầu tạo dựng những mối quan hệ riêng cho bản thân vì điều này là rất cần thiết trong môi trường đại học. Bởi đây sẽ là những người bạn có thể đồng hành và hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, học tập hay kể cả những công việc trong tương lai, có được những người bạn như vậy cuộc sống đại học sẽ trở nên rất thú vị và bản thân cũng không còn cảm thấy đơn độc.

Học đại học: Phải đối diện ra sao với cuộc sống "không có bạn bè"?

Có nên học vượt ở đại học?

Gen Z tranh cãi chuyện học Đại học ra trường thu nhập không bằng... cô bán bún bò?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ