"Giao thừa vợ nấu cháo lươn..." in trên lịch: Ca dao tục ngữ có tính tục là chuyện bình thường?

Hình ảnh tờ lịch Tết đêm giao thừa năm 2022 in câu nói được chú thích là tục ngữ đã gây bão mạng xã hội vì nội dung thô thiển, dùng từ phồn thực.

Những ngày qua, hình ảnh tờ lịch in Tết có sử dụng câu tục ngữ nhạy cảm đã gây bão mạng xã hội. Trong đó có câu viết được chú thích rõ là tục ngữ "Giao thừa vợ nấu cháo lượn/ Chồng ăn chồng..., vợ trườn ra sân" khiến nhiều người "giật mình" vì sự dung tục được in trên tờ lịch vào khoảnh khắc giao thừa.

Nhiều người trở nên hoài nghi về tính xác thực của hình ảnh và cho rằng đã được photoshop nhằm câu like và tạo ra tranh cãi trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, nhiều người càng bất ngờ hơn khi câu tục ngữ được in trên tờ lịch là một phiên bản dị bản của câu tục ngữ có thật và mang đậm tính phồn thực. 

giao thua vo nau chao luon in tren lich ca dao tuc ngu co tinh tuc la chuyen binh thuong - anh 0
Câu nói trên tờ lịch đã gây bão mạng xã hội những ngày qua (Ảnh: Phát)

Tính tục của ca dao tục ngữ Việt Nam... khiến người trẻ "sửng sốt"

Về cơ bản, trong văn hoá, tự thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người duy trì nòi giống để phát triển. Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng: 

Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực – tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối. (Trích "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", 2006)

Theo đó, vấn đề tình dục và yếu tố "tục" trong văn học Việt Nam trung đại chỉ rác rác xuất hiện ở truyện, thơ truyền khẩu dân gian. Thỉnh thoảng có một số ít tác giả văn học trung đại đưa những yếu tố nhạy cảm ấy vào thơ, phú, … nhưng không nhiều. Chính vì thế, ngày nay khi giới trẻ tiếp xúc với tình phồn thực trong ca dao tục ngữ xưa lại có cảm giác như "không tin vào tai mắt của mình" và bất ngờ khi đó là những câu ca dao tục ngữ có thật và được lưu truyền. 

giao thua vo nau chao luon in tren lich ca dao tuc ngu co tinh tuc la chuyen binh thuong - anh 0
Những dị bản của câu tục ngữ trên tờ lịch (Ảnh: Chụp màn hình)

Chia sẻ với báo Thanh Niên, TS Hà Thanh Vân (TS Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết nguyên văn câu ca dao in trên tấm lịch là: "Thương chồng thì nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng... cho trườn ra sân". TS Hà Thanh Vân cho hay, đặc tính của ca dao là có dị bản, tức là những câu ca dao tương tự như thế, có thể đổi đi một vài từ nhưng vẫn giữ tinh thần, ý nghĩa như ban đầu".

Từ câu ca dao gốc, có một số dị bản khác đổi "cháo lươn" thành "cháo gà" như: "Thương chồng thì nấu cháo gà/Chồng ăn chồng... gấp ba ngày thường" hoặc "Thương chồng thì nấu cháo gà/Chồng ăn chồng... cửa nhà rung rinh".

TS Hà Thanh Vân cũng khẳng định, trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam có một số câu có tính chất tục cũng là điều bình thường, vì trong văn học dân gian Việt Nam, một số câu chuyện cười cũng có hàm nghĩa tục để gây cười. Chưa kể là tính phồn thực từng trải dài theo suốt lịch sử văn hoá Việt Nam.

Dẫu là thật, nhưng liệu có phù hợp để lan truyền?

Thực tế, đây không phải là lần đầu những tấm lịch gây tranh cãi vì in những câu nói vô nghĩa, khó hiểu thậm chí là tục tĩu. Trước đó, một số người dùng cũng chia sẻ tờ lịch của một doanh nghiệp in số lượng lớn tặng khách hàng, trong đó có trích dẫn câu được chú thích là ca dao tục ngữ: "Cô Ba cô Bốn lấy chồng/ Cô Năm ở lại giật mồng tăng tăng" cũng đã gây tranh cãi trong một thời gian dài. 

giao thua vo nau chao luon in tren lich ca dao tuc ngu co tinh tuc la chuyen binh thuong - anh 0
Trước đó cũng từng có một câu tục ngữ in trên lịch gây tranh cãi về nội dung vô nghĩa (Ảnh: Sưu tầm)

Chưa thể xác định rằng những câu tục ngữ này có được đưa vào sách và truyền lại cho đời sau hay không nhưng đa số đều cho rằng việc sử dụng tục ngữ dung tục để in lên lịch như vậy là không phù hợp. 

"Câu này vừa tục vừa vô nghĩa, chẳng có ý nghĩa gì? Đến người lớn đọc còn đỏ mặt huống chi trẻ con đọc được thì nguy hại thế nào?", một tài khoản bức xúc để lại bình luận.

Có thể nói, cho dù là nguyên gốc hay biến tướng thì những câu nói vô nghĩa, gây tranh cãi cà tác động xấu đến dư luận thì tốt nhất không nên đưa vào lịch, đặc biệt là những ngày Tết đầy thiêng liêng. Theo đó, tục ngữ, thành ngữ khi muốn lan truyền phải đảm bảo được các chức năng giáo dục và phù hợp với văn hóa đại chúng.

Áo dài "phá cách": Trang phục có thật sự "quy định" giá trị văn hóa?

Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa đại chúng: Biến trách nhiệm học ngoại ngữ thành sở thích!

"Nghiện nhạc ngoại" vào đề thi GDCD: Gen Z đang không tôn trọng âm nhạc truyền thống?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ