Hình ảnh nam giới mang cao gót hay nữ giới mặc suit dần trở nên quen thuộc khi làn sóng "gender fluid" du nhập vào thời trang Việt Nam.
"Thời trang không có ranh giới", quả thực là vậy! Cùng sự phát triển của xã hội hiện đại, thời trang dần trở thành công cụ thể hiện tiếng nói của mỗi cá nhân, trong đó nổi bật là cộng đồng LGBT. Sự xuất hiện của "gender fluid" trong địa hạt thời trang đã phá bỏ ranh giới định kiến trang phục giữa nam và nữ.
Tuy đây là tín hiệu tích cực khi hình ảnh phi giới tính dần quen mắt với xã hội, song, "gender fluid" dính phải những phản hồi tiêu vì bộ phận nhỏ các tín đồ thời trang chưa hiểu rõ và có phong cách lệch lạc gây phản cảm.
Gender Fluid không phải Unisex hay Drag Style!
Cụm từ "gender fluid" là sự kết hợp giữa giới tính (gender) và sự linh hoạt (fluid), gọi chung là thời trang linh hoạt giới tính. Từ đó, những tín đồ của "gender fluid" là người có thể mặc bất kỳ bộ quần áo nào mà không quan trọng về quy định giới tính của từng items.
Nội dung liên quan
Tường bị nhầm lẫn với "unisex" (phi giới tính), phong cách "gender fluid" mang tính rộng lớn hơn và bao trùm cả "unisex", bên cạnh "drag style". Cụ thể, khi một "drag queen" biến mình thành những người phụ nữ thực thụ hay các nhà mốt cố gắng tạo nên những món đồ "unisex" phù hợp với mọi giới tính, thì thời trang linh hoạt giới tính chính là tổ hợp của tất cả những phong cách trên.
Có thể nói, đại diện của làn sóng thời trang linh hoạt giới tính trong thời gian đầu tại Việt Nam đến từ những nghệ sĩ hát lô tô cuối thế kỷ 20. Kết hợp giữa bộ môn bingo của Ý và văn hóa "drag queen" từ phương Tây, người nam giới khoác lên mình những món đồ của phụ nữ, trình diễn trên sân khấu được dựng thô sơ dọc miền Tây Nam bộ.
Mãi đến những năm 2010, phong cách Unisex bắt đầu nở rộ tại thị trường thời trang Việt Nam với chiếc váy "tranh cãi" lúc bấy giờ của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường xuất hiện trên truyền thông. Đây được xem là tiếng nói đầu tiên của "gender fluid" và là tiền đề phát triển tại thị trường Việt Nam.
Trải qua khoảng thời gian dài phát triển không ngừng nghỉ trong sự kì thị của xã hội, làn sóng thời trang linh hoạt giới tính đang có dấu hiệu trở lại đường đua khi công chúng có cái nhìn thoáng hơn với cộng đồng LGBT nói chung và phong cách "gender fluid" riêng.
Hình ảnh cậu thanh niên diện lên mình chiếc đầm lấy cảm hứng từ "Little Black Dress" của Coco Chanel, hay nữ siêu mẫu lịch lãm trong bộ vest tại những sự kiện thời trang, tất cả được bình thường hóa và tạo nên một bức tranh đa sắc, đa giới tính cho nền công nghiệp thời trang Việt Nam.
Song, thời trang "gender fluid" được xem là lời tuyên ngôn của cộng đồng LGBTQ+ cũng như đại diện cho quan điểm "Thời trang không có ranh giới". Mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc thông qua cá tính và con người thật được trình diễn bằng những tầng vải mang trên người.
"Gender Fluid" giúp nền công nghiệp thời trang Việt Nam phát triển hiện đại hơn, thậm chí còn thay đổi tư duy, góc nhìn của xã hội về giới trẻ, đa dạng giới và sự biến hóa của thời trang.
Nội dung liên quan
Gender Fluid nói không với lố lăng và dị hợm
Từng khái niệm hay nền văn hóa du nhập vào Việt Nam luôn được định hình theo nhiều cách riêng biệt dựa trên suy nghĩ và quan điểm cá nhân của từng người, thời trang linh hoạt giới tính cũng không ngoại lệ. Nếu phong cách Yakuza của Nhật Bản bị hiểu sai lệch tại Việt Nam thì "gender fluid" lại được biến tấu thành trò "hóa trang".
Điển hình là hoạt động Street Style của Tuần lễ Thời trang Việt Nam, đây được xem là sân chơi của các tín đồ thời trang đa phong cách, dĩ nhiên sẽ có sự xuất hiện của "gender fluid". Có thể nói, những gương mặt xuất hiện thường làm đúng đề bài linh hoạt về giới tính, song, họ quên mất tính thẩm mỹ của thời trang và khiến tổng thể dường như "quá lố".
Từng được xem là "tiệc hóa trang" hay "dragshow", hoạt động Street Style của Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam bị "gender fluid" xâm lấn một cách triệt để. Chia sẻ với , chủ tịch của hoạt động Street Style khẳng định: "Chương trình hướng đến sự đa dạng và cá tính thời trang riêng biệt của từng người nhưng chúng tôi không ủng hộ thời trang dị hợm".
Nội dung liên quan
Do đó, sự phát triển của thời trang linh hoạt giới tính kêu gọi tư duy cũng như góc nhìn đúng đắn của các tín đồ về phong cách này. Thời trang và hóa trang có là hai khái niệm dễ nhầm lẫn, những bạn trẻ yêu thích thời trang linh hoạt giới tính cần cân bằng giữa cái tôi và tính thẩm mỹ để không gây nên hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh". Từ đó, xã hội sẽ có cái nhìn thoáng về phong cách này lẫn cộng đồng LGBTQ+.
Nguồn: TH&PL