“‘Người Ấy Là Ai’ thu hút khán giả, việc này rất có lợi cho cộng đồng LGBTQ+"

Anh Huỳnh Minh Thảo cho rằng, cách “Người Ấy Là Ai” thu hút khán giả mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng LGBTQ+.

picture

Huỳnh Minh Thảo

Nhà hoạt động quyền LGBTQ+.

Sau 3 mùa, "Người Ấy Là Ai" vẫn nhận được nhiều tình cảm, sự yêu mến từ khán giả. Chương trình không chỉ mang đến ý nghĩa nhân văn mà còn gợi mở nhiều câu chuyện gây xúc động, khiến mọi người hiểu hơn về cộng đồng LGBTQ+.

Trước khi "Người Ấy Là Ai 2022" lên sóng, đã có một cuộc trò chuyện ngắn với anh Huỳnh Minh Thảo - nhà hoạt động quyền LGBTQ+ về những gì chương trình mang đến.

Sau 3 mùa "Người Ấy Là Ai", anh nghĩ chương trình có ảnh hưởng ra sao đến cộng đồng LGBTQ+?
Bản thân tôi rất thích "Người Ấy Là Ai" nên thường xuyên theo dõi và đã xem cả 3 mùa. Thú thật, tôi hiểu rõ ekip làm một chương trình giải trí thì cần thu hút khán giả, nhưng ở "Người Ấy Là Ai", việc đó mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng LGBTQ+.

Ví dụ, "Người Ấy Là Ai" có thể giúp mọi người hiểu hơn về cộng đồng LGBTQ+ lẫn những câu chuyện của họ. Thông qua đó, nếu ai chưa hiểu về cộng đồng này sẽ có thêm những cái nhìn mới, thêm niềm tin vào sự cố gắng của các bạn tham gia chương trình. Cá nhân tôi nghĩ đó là một trong những lợi ích tích cực đối với cộng đồng LGBTQ+.
nguoi ay la ai thu hut khan gia viec nay rat co loi cho cong dong lgbtq - anh 0
Khi các bạn trong cộng đồng lên sóng và chia sẻ câu chuyện của mình, anh nghĩ khán giả có dễ đón nhận hơn?
Tôi nghĩ việc cộng đồng LGBT ngày càng come out nhiều hơn giống như một xu hướng. Bởi vì mọi người đã cảm thấy dễ chịu hơn với xã hội.

Việc các bạn bắt đầu tham gia những chương trình truyền hình như "Người Ấy Là Ai" để công khai bản thân cũng là dịp giúp xã hội có cái nhìn đúng hơn về cộng đồng LGBTQ+, thay vì mọi người chỉ nghĩ đến đây là một cộng đồng với những gì chóng vánh hay không vui, không có tương lai,...

Bây giờ, mọi người sẽ có thêm những hình ảnh mới tích cực hơn, tốt hơn giống như chính những người tham gia "Người Ấy Là Ai" khi họ kể câu chuyện của mình.

Tôi nhớ, trong chương trình có những câu chuyện rất đa dạng như người song tính, bố đơn thân,.... thuộc cộng đồng LGBTQ+. Với nhiều trường hợp như vậy, tôi nghĩ đó là một trong những cách giúp xã hội có thêm thông tin hay những câu chuyện về cộng đồng LGBTQ+.
picture

Việc thay đổi bảng "Giới tính thứ 3" thành "LGBT" là một thay đổi đáng giá của "Người Ấy Là Ai 2022". Các bạn LGBTQ+ bắt đầu tham gia những chương trình truyền hình như "Người Ấy Là Ai" để công khai bản thân cũng là dịp giúp xã hội có cái nhìn đúng hơn về cộng đồng LGBTQ+.

Huỳnh Minh Thảo.

LGBTQ+

Logo VieZ
Năm nay, chương trình đã thay đổi bảng "Giới tính thứ 3" thành "LGBT", bản thân anh thấy sự thay đổi này thế nào?
Một trong những signature của chương trình đó là màu tím và tôi nghĩ đó là một điều rất thú vị. Chương trình đã đổi từ "Giới tính thứ 3" thành LGBT thì với tôi, màu tím đó vẫn là một đặc trưng rất hay.

Trước đây, tôi cũng từng chia sẻ rồi và gợi ý chương trình không nên dùng cụm từ "Giới tính thứ 3" nữa. Ekip "Người Ấy Là Ai 2022" đã có sự lắng nghe ý kiến không chỉ của tôi mà còn cả nhiều bạn trong cộng đồng LGBTQ+. 

Tôi nghĩ đây là một tín hiệu rất tốt, giúp cộng đồng có thêm kiến thức đúng. Có thể nói, đây là một sự thay đổi rất đáng giá của chương trình năm nay.
nguoi ay la ai thu hut khan gia viec nay rat co loi cho cong dong lgbtq - anh 0
Anh có nghĩ, cụm từ "Giới tính thứ 3" có đôi chút kỳ thị không, bởi nam hay nữ thì không ai gọi là giới tính thứ nhất, giới tính thứ hai?
Đúng vậy. Tôi biết "Người Ấy Là Ai" cách đây vài năm, và đã có một bài viết trên facebook, bày tỏ gợi ý rằng chương trình có thể thay đổi "Giới tính thứ 3" thành cụm "LGBT" hay gì đó được không.

Lý do đầu tiên là như bạn nói, chúng ta không có giới tính thứ nhất, giới tính thứ hai. Và cụm từ "Giới tính thứ 3" sẽ làm cho nhiều người liên tưởng đến những quốc gia kém phát triển, người ta hay gọi là "đất nước ở thế giới thứ 3".

Thật ra về cơ bản, việc phân chia này ban đầu chỉ giúp cho xã hội dễ hiểu hơn về cộng đồng LGBTQ+ mà thôi. Tuy nhiên về sau, càng ngày người ta càng thấy rằng việc phân chia này không đúng với khoa học, thêm nữa là dễ gây sự kì thì ở một hình thức khác.

Có nghĩa là, nó mang tính chất phân biệt đối xử với những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ nên người ta mới không thích dùng từ đó hay "thế giới thứ 3". Nó vừa sai, lại vừa mang ý nghĩa kỳ thị, như vậy thì không tốt.

"LGBTQ+" là cụm từ viết tắt nhưng nó lại rất khoa học. Ở xã hội Việt Nam và cả trên thế giới, người ta dùng cụm từ này rất nhiều. Tôi nghĩ đó là thay đổi rất tích cực của chương trình bởi nó nên như vậy.

Và hy vọng trong chương trình năm nay, những thông tin về LGBTQ+ sẽ có những chia sẻ chính xác hơn, gần với khoa học nhất để khán giả theo dõi chương trình vừa có thể xem giải trí vừa cập nhật thêm được kiến thức bổ ích, đó là cái rất tốt.

Tôi nghĩ, "Người Ấy Là Ai" thu hút rất nhiều sự quan tâm, kể cả những người lớn tuổi hay thậm chí những bạn nhỏ cũng xem nữa nên kiến thức càng đúng càng có ích cho xã hội nói chung và cho cộng đồng LGBTQ+ nói riêng.

Cảm ơn anh Huỳnh Minh Thảo vì những chia sẻ.

"Người Ấy Là Ai" sở hữu format từ Thái Lan, được Vie Channel & VieON thuộc DatVietVAC mua bản quyền sản xuất và phát sóng tại Việt Nam. "Người Ấy Là Ai" là chương trình thu hút đông đảo khán giả yêu mến, lập nên hàng loạt kỉ lục qua nhiều mùa phát sóng và hiện đang được khán giả mong chờ cực độ trong năm 2022.

Tình trạng hôn nhân của dàn cố vấn "Người Ấy Là Ai 2022" tập 1 có một điểm chung cực hot

Hình ảnh trước khi chuyển giới của nữ chính "Người Ấy Là Ai 2022"

Vì sao nữ chính Hoàng Học được mong đợi tại "Người Ấy Là Ai 2022"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ