Gen Z trăn trở không biết Tết này nên mang gì về cho mẹ, ngoài tiền?

"Mang tiền về cho mẹ" câu nói hot nhất những ngày qua của nam rapper Đen Vâu đã khiến nhiều người băn khoăn một câu hỏi khác: "Nếu không phải tiền, thi mang gì về cho mẹ là hợp lý?".

Ca khúc mới nhất của rapper Đen Vâu được ra mắt vào ngày 29/12 hiện tại vẫn đang giữ vững phong độ khi liên tục đứng top #1 Trending YouTube với ca từ và giai điệu bắt tai. Nhưng vô tình, tiêu đề bài hát và lyrics đã tạo ra không ít tranh cãi xoay quanh, giới trẻ bắt đầu xôn xao và tự đặt ra một câu hỏi cho mình rằng: "Mang gì về cho mẹ là hợp lý?", nhất là khi Tết đến Xuân về, thời điểm mà những đứa con xa nhà sẽ có dịp trở về quê hương.

"Mang tiền về cho mẹ" có là trách nhiệm có người trẻ?

Sau khi MV ra mắt được không lâu, cư dân mạng đã chỉ ra được nhiều điểm họ cho là bất thường trong tiêu đề của MV và lên tiếng phản đối. Không ít quan điểm cho rằng bài hát khá thực dụng và không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Họ cho rằng tiền của mình thì nên giữ, không cần thiết phải mang về cho gia đình để tránh lãng phí hay mất mát. 

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Hình ảnh trong MV ''Mang tiền về cho mẹ'' (Ảnh chụp màn hình)

Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ lại phân tích tiêu đề này dưới góc độ kinh tế, cho rằng việc mang tiền về cho mẹ lại không mang tính kinh tế cao vì không thể tạo ra lợi nhuận cho bản thân. Thay vì cầm tiền về nhà cho cha mẹ thì nên giữ lại cho mình hoặc đem đi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để phát triển sự nghiệp. 

Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề này dưới góc độ ''dài hạn'' thì ''mang tiền về cho mẹ'' chưa chắc là một điều thực dụng. Đây không đơn giản chỉ là báo đáp công ơn của cha mẹ mà còn là việc làm cần thiết để chăm lo cho cha mẹ khi về già cũng như góp phần vun đắp thêm cho hạnh phúc của gia đình. Tiền ở đây không chỉ mang giá trị vật chất mà còn đại diện cho lòng hiếu thảo cũng như là sự cố gắng của chúng ta trong suốt một năm dài đi xa nhà.

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Nếu nhìn vấn đề này dưới góc độ ''dài hạn'' thì ''mang tiền về cho mẹ'' chưa chắc là một điều thực dụng (Ảnh: Chụp màn hình)

Theo một thống kê, các bậc phụ huynh đã bỏ ra khoảng hơn 700 triệu đồng để nuôi con từ khi mới sinh ra đến 18 tuổi. Nếu chúng ta thử tính lại số tiền mà cha mẹ đã bỏ ra để có thể giúp chúng ta khôn lớn như bây giờ thì số tiền mà chúng ta mang về chắc chắn sẽ không thể nào "trả nổi" cho ba mẹ. Đặc biệt là trong thời gian đại dịch đang diễn ra vô cùng phức tạp thì món quà này sẽ càng ý nghĩa hơn bao giờ hết. 

Nếu không mang tiền, thì nên mang gì về cho mẹ?

 Đó cũng là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ vẫn đang muốn biết câu trả lời. Nhiều người quan niệm rằng chỉ cần mang tiền về cho cha mẹ thì chắc chắn cha mẹ sẽ vui lòng, nhiều bạn trẻ khác thì dự định sẽ mang những món quà với giá trị lớn để về quê đoàn tụ cùng gia đình. Nhiều bạn còn dự tính sẽ dẫn người yêu về ra mắt gia đình, xem đó là một món quà cho bố mẹ vào dịp cuối năm này.

Tuy nhiên, nhiều bạn chỉ quan niệm đơn giản rằng chỉ cần bản thân mình về nhà đoàn tụ với bố mẹ đã là một món quà lớn nhất rồi. Quỳnh Như, một cô bạn sinh viên năm 3, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ rằng cô bạn thích được mua sắm cho ba mẹ những món mà họ thích như một chiếc váy mới cho mẹ hay áo sơ mi mới dành tặng cho ba của mình.

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Quỳnh Như, một cô bạn sinh viên năm 3, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

''Nếu mình ở xa và về quê vào dịp tết thì mình sẽ mua quà mà bố mẹ thích về cho bố mẹ, ví dụ như mua váy cho mẹ mua áo sơ mi cho ba, đơn giản thôi nhưng khiến họ ấm lòng rất nhiều", Quỳnh Như nói.

Bên cạnh đó, cô bạn cũng nói rằng trong năm 3 và năm 4 sẽ nỗ lực học tập thật chăm chỉ, mau chóng ra trường để tìm cho mình một công việc ổn định, mau chóng thực hiện ước mơ có thể mua thật nhiều đồ mới để tặng cho các đấng sinh thành của mình.

 Trái với Quỳnh Như, Duy Đạt - một cậu sinh viên năm 2 của trường Đại học Công nghệ Thông tin lại cho biết cậu cảm thấy rất may mắn vì mình đã được tiêm 2 mũi vaccine và hiện tại vẫn an toàn trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra hết sức căng thẳng như hiện nay. Duy Đạt chia sẻ rằng món quà lớn nhất mà cậu muốn dành cho bố mẹ là việc họ có thể thấy bạn ấy trở về nhà bình an, khỏe mạnh. 

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Duy Đạt - cậu sinh viên năm 2 của trường Đại học Công nghệ Thông tin

''Tết này món quà lớn nhất đối với mình là có thể bình an trở về nhà. Không còn điều gì quý hơn điều đó, sum vầy, tình cảm, hơi ấm gia đình là trên hết. Bên cạnh đó niềm vui mình mang về cho cha mẹ là những thành tích học tập và học bổng cố gắng nỗ lực từng ngày trên ghế trường đại học'', Duy Đạt chia sẻ. 

Duy Đạt cũng chia sẻ rằng, cha mẹ chính là những người chăm sóc, dạy dỗ và đồng hành cùng chúng ta trong những chặng đường đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy Đạt cũng hy vọng rằng những món quà tinh thần này sẽ giúp cha mẹ mình vui hơn, yên tâm hơn về mình, cũng như cả nhà sẽ có một cái Tết thật vui vẻ.

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Đôi khi chỉ cần bản thân mình về nhà đoàn tụ với bố mẹ đã là một món quà lớn nhất với họ (Ảnh: Chụp màn hình)

Cha mẹ có quan trọng đến những giá trị vật chất chúng ta mang về không?

Như thông điệp bài hát đã gửi trao, cha mẹ sẽ hài lòng với bất cứ thành quả hay những điều tốt mà con cái họ đã làm cho bản thân, cho xã hội. Mang gì về không quan trọng, quan trọng là chúng ta có tấm lòng yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ thì chắc chắn cha mẹ sẽ vui với những thứ chúng ta mang về.

Dù cho bạn chỉ về tay không thì họ vẫn sẽ dang đôi tay của mình để đón bạn về với gia đình, với tổ ấm thân yêu. Bởi với họ, điều đắt giá nhất là chúng ta được bình an, khỏe mạnh trong đại dịch này và về nhà an toàn để cùng sum họp với gia đình trong những bữa cơm cuối năm. 

gen z tran tro khong biet tet nay nen mang gi ve cho me ngoai tien - anh 0
Câu hát không cỗ vũ việc chúng ta mang tiền về cho mẹ, mà là thông điệp sống tốt, lao động chân chính tử tế để mẹ yên lòng

Cha mẹ sẵn sàng ''không dám ăn, không dám tiêu, không dám mặc cũng chỉ vì lo cho con'' như trong lời ca khúc mà Đen Vâu trình bày. Những điều đó họ cũng chưa bao giờ than phiền với con mình một lần nào cả. Vì vậy họ cũng sẽ không quan tâm đến con mình mang về bao nhiêu tiền hay con mình mang về những vật chất gì, miễn rằng đó là những thứ do con mình làm ra bằng công sức của chính mình, ''cầm về tiền tốt chứ đừng cầm về tiền tệ''.

Mặc dù lớn lên rồi, những đứa con cũng sẽ phải rời xa gia đình, rời xa hơi ấm của mẹ cha để một mình đương đầu với nhịp sống hối hả của xã hội ngoài kia. Nhưng chắc chắn mỗi khi có Tết đến Xuân về, chúng ta lại muốn tìm về nơi tổ ấm của mình, tìm về nơi vòng tay mẹ cha, Mặc dù người có quà, người lại về tay không nhưng dù có đi đâu, dù có thế nào thì nhà vẫn là nơi luôn đón chúng ta quay trở về.

"Mang tiền về cho mẹ" có thật sự là một công cuộc "đầu tư" áp lực với người trẻ?

Mang Tiền Về Cho Mẹ vào luôn đề thi học kì: Thách hội học sinh mang điểm 10 về cho mẹ?

Pha bẻ lái cực gắt của học sinh lớp 3: Từ tả chị sang tả Đen Vâu!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ