Gặp gỡ Rubik Văn Chương: Những người xoay khối lập phương để mở đa diện văn học

Một buổi chiều thứ năm vội vã, đã có buổi gặp gỡ thân mật với người đồng sáng lập Fanpage Rubik Văn Chương - Hải Thủy và Huyền Trang.

Gặp gỡ Rubik Văn Chương: Những người xoay khối lập phương để mở đa diện văn học

Hải Thủy và Huyền Trang đều là cựu học sinh của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định. Hiện tại, Hải Thủy là sinh viên năm hai của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, còn Huyền Trang là sinh viên năm hai của Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Dù bận rộn với việc học, nhưng hai cô bạn vẫn dành thời gian quý giá để có buổi trò chuyện với .

Lập phương văn học

Xin chào Rubik Văn chương!

Xin chào và các độc giả.

Trang với Thủy là bạn học với nhau?

Thủy: Em và Trang gắn bó với nhau suốt hồi cấp 3. Tụi em quen biết từ hồi lớp 10, sau đó cùng tham gia đội tuyển văn. Trong quá trình đó, tụi em bắt đầu gần gũi và thân với nhau hơn.

Tại sao hai bạn lại chọn tên Rubik Văn Chương? 

Trang: Lúc đầu đây không phải là cái tên bọn em đặt. Cả hai cân nhắc tới rất nhiều cái tên bay bổng, nên thơ. Nhưng nhiều Fanpage đã đặt như thế rồi. Bọn em muốn khác một chút nên chọn cái tên gai góc hơn. Hình ảnh cục rubik thể hiện được sự đa chiều của cuộc sống, văn học.

Thủy: Và rubik khi mà xoay thì sẽ tạo ra rất nhiều màu sắc. Một mặt tụi em muốn khẳng định màu sắc riêng. Một mặt muốn nói với các bạn là khi bước vào thế giới văn chương, mỗi người sẽ có màu sắc khác nhau. Tụi em cũng muốn cho mọi người thấy cách làm sao để tạo màu sắc trong bài văn.

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0
Rubik đa diện như văn chương.

Vậy ý tưởng lập Rubik Văn Chương đến từ đâu?

Trang: Việc mở fanpage xuất phát từ nhu cầu của bản thân. Lúc trước, bọn em từng ao ước có nội dung như thế này trên mạng nhưng không có. Cho nên, bọn em quyết định phát triển kênh chia sẻ mọi thứ về văn học.

Hồi xưa, tụi em đã ấp ủ với nhau về việc sẽ lập tài khoản Instagram để đăng một số câu nói, ý tưởng hay đã tích lũy được trong quá trình học. Tuy nhiên, lúc đấy cả hai đứa đều bận thi học sinh giỏi quốc gia, thi đại học. Khi lên đại học, mỗi đứa một trường và bận với việc học nên là dự định đấy phải gác lại.

Tuy nhiên, bọn em cảm thấy không muốn bỏ lỡ những gì đã tích lũy được trong những năm cấp 3, cũng không muốn ý tưởng dừng lại ở một kì thi. Vì thế, tụi em đã lập ra fanpage Facebook này.

Thủy: Hồi đấy tụi em cũng non nớt, không biết có làm được không, có đi đến đâu không. Lập fanpage cũng phải lo về truyền thông, design, content. Mọi thứ lúc đầu khá mơ hồ nhưng cuối cùng vẫn lập được fanpage và đi tới bây giờ.

Các bạn bắt đầu từ nền tảng nào trước?

Thủy: Bọn em bắt đầu từ Facebook trước.

Trang: Do bọn em cảm thấy Fanpage vẫn còn hơi yếu một chút, cảm giác chưa tiếp cận được nhiều bạn học sinh. Cho nên em muốn tiếp cận đa nền tảng hơn, đặc biệt là TikTok vì nhiều bạn trẻ sử dụng.

Lúc bắt đầu, các bạn có nghĩ rằng kênh sẽ viral như hiện nay?

Thủy: Tụi em làm kênh Rubik Văn Chương là có mục đích, không chỉ cho vui.Thậm chí em và Trang có thức tới hơn hai giờ sáng để bàn xem sẽ làm như thế nào để phát triển cái tên Rubik Văn Chương. Tụi em đầu tư một cách nghiêm túc nên chuyện sẽ được biết tới đã nằm trong dự tính.

Khi phát triển một cái tên ở nhiều nền tảng, hai bạn có cảm thấy sự khác biệt hay gặp khó khăn gì không? Sự

Trang: Thực chất hai nền tảng này khác nhau khá nhiều. Vì trên Facebook chỉ cần viết bài, design ảnh, còn trên TikTok, hai em phải làm clip.

Thủy: Những ngày đầu lập tài khoản, tụi em cũng có chút bỡ ngỡ. Vì thật ra trước kia, tụi em chưa sử dụng nền tảng video như này bao giờ. Tụi em cũng có chút định kiến với TikTok vì có nhiều nội dung độc hại. Nhưng sau khi xem được những nội dung hữu ích thì tụi em quyết định triển khai. Và khi được đón nhận từ các bạn, tụi em cảm thấy có động lực để phát triển kênh hơn.

Những ngày đầu, cả hai không biết làm thế nào để quay một clip cho đẹp, edit như thế nào. Bọn em cũng mất một khoảng thời gian để tìm cách quay, dựng sao cho đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Vậy hai bạn có nghĩ mạng xã hội là nơi độc hại?

Trang: Em thấy nền tảng nào cũng có nội dung hay, không đến nỗi độc hại quá.

Thủy: Em đồng ý với Trang. Quan trọng là do mình lựa chọn nội dung xem mà thôi. Nếu kênh đó toxic quá thì chắc chắn nó không thể nào tồn tại đến bây giờ.

Hơn nữa, con người ta bao giờ cũng có xu hướng học hỏi nhiều hơn. Nếu như kênh không đem lại kiến thức hay giá trị sẽ không tồn tại lâu dài được. Từ đó mà tụi em cũng thay đổi cách nhìn, cách làm trong việc phát triển nội dung kênh bền vững.

Ngoài fanpage, tài khoản, Rubik còn có nơi nào khác để chia sẻ kiến thức?

Trang: Thật ra bọn em cũng có một nhóm trên Facebook. Việc lập nhóm vì Thủy và em muốn các bạn học sinh có thể tự chia sẻ nhiều hơn. Nhưng hiện tại nhóm ấy vẫn đang trên đà phát triển chứ chưa có nhiều thành tựu gì nhiều.

Thủy: Em và Trang là người duyệt nội dung trong nhóm. Và tụi em hy vọng các thành viên không chỉ nói những câu giản đơn mà hãy chia sẻ nhiều kiến thức và suy nghĩ hơn. Vì nếu chất lượng hình ảnh và bài viết  không chỉn chu sẽ ít nhiều gây ra ảnh hưởng đến nhóm. Trong tương lai, tụi em sẽ cố gắng phát triển nhóm để có sự đa dạng hơn.

Làm sao cả hai cân bằng được việc học và quản lý Rubik Văn Chương?

Thủy: Bọn em sẽ cố định khung giờ để đăng bài, đăng clip. Thời gian đầu cần có sự đều đặn nên bọn em dành khá nhiều thời gian để quay. Còn thời gian sau, bọn em cảm thấy có thể từ từ, thư thả hơn.

Về Fanpage, tụi em đang tuyển CTV trên khắp cả nước để kết nối các bạn, để đem văn chương tới gần hơn với các bạn học sinh khiến bạn hiểu rõ hơn. Vì nhiều khi kiến thức của bọn em nó hơi hàn lâm nên em sợ khó tiếp cận với các bạn. 

Vậy khi kênh đã phát triển, hai bạn có đặt nặng chuyện tạo thu nhập từ nội dung trên mạng xã hội?

Thủy: Đối với em và Trang, thu nhập sẽ đứng sau người xem. Khi nhận được những tin nhắn như: "Nhờ chị mà vào được vòng loại học sinh giỏi tỉnh, được 9 điểm văn", tụi em đã cảm thấy vui và hạnh phúc lắm rồi. Bao nhiêu là đủ để cả hai cố gắng.

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0

Bạn bè và gia đình xung quanh có biết về Rubik Văn Chương không?

Thủy: Gia đình cũng biết và khá ủng hộ. Bọn em cảm thấy may mắn so với nhiều bạn khác khi gia đình ủng hộ việc theo Văn. Bố mẹ cũng hay chia sẻ bài viết về Facebook cá nhân như cách để động viên con cái.

Chuyển áp lực thành động lực

Có bao giờ Rubik nhận được góp ý tiêu cực chưa? 

Trang: Khá ít nhưng mà vẫn có. Em còn nhớ clip đầu tiên, em nhận được khá nhiều lời chê về giọng nói như: giọng khó nghe, nhịp điệu không hay... Lúc đó em cảm thấy hơi buồn một chút.

Thế nhưng sau đó em cũng hỏi lại các bạn em đang dạy kèm rằng giọng em khó nghe hay không. Vì giọng nói cũng ảnh hưởng tới chuyện các bạn có tiếp thu được kiến thức hay không. Các bạn liền bảo giọng em nói trên clip và khi dạy thì hoàn toàn khác nhau.

Vậy nên em cảm thấy đó là chuyện bình thường, giống như khi em làm clip có hơi căng thẳng nên giọng bị khó nghe. Còn lúc giảng giải cho các bạn, giọng nói trở lại bình thường nên cũng không có gì phải buồn quá nhiều.

Thủy và Trang có xảy ra mâu thuẫn gì không?

Trang: Thật ra vẫn tồn tại mâu thuẫn. Nhiều lúc bọn em tranh luận về một vấn đề thì ai cũng sẽ có lý lẽ riêng Nhưng xả hai đều hiểu nhau nên chẳng bao giờ xảy ra mâu thuẫn nào quá là to tát cả.

Thủy: Nếu có sự bất đồng quan điểm xảy ra, tụi em sẽ tìm cách nên giải quyết. Có lúc đứa này bận thì đứa kia sẽ làm thay và ngược lại. Ví dụ khi thi cử trên trường khá là bận rộn thì Trang dạy học giúp em cả tuần, tuần sau, em dạy lại thay Trang. Khi luân phiên như thế, công việc cũng sẽ hiệu quả hơn.

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0
Mâu thuẫn, tiêu cực luôn tồn tại nhưng luôn có cách giải quyết.

Rubik có bao giờ gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa chưa?

Thủy: Thật ra em nghĩ ai cũng từng có cảm giác này, gần như là như thế. Khi em phát triển ở văn chương thì sẽ ít tập trung hơn vào chuyên ngành. Trong khi đó nhiều bạn ở ngoài kia rất giỏi về chuyên ngành đang theo. Điều này khiến cho em trăn trở khá nhiều.

Còn về áp lực thì ai cũng có áp lực. Em chỉ cảm thấy bản thân mình không giỏi bằng các bạn khác ở lĩnh vực này nhưng mình có thể phát triển hơn ở một lĩnh vực khác. Đó cũng là cách em khích lệ bản thân để phát triển hơn, vì không có áp lực thì khó mà phát triển được.

Trang: Về văn chương, bọn em cũng có áp lực đồng trang lứa. Hồi lớp 10, chúng em có tham gia kì thi Duyên hải. Và tụi em được kỳ vọng khá nhiều, thậm chí lần đấy thi tại trường tụi em luôn. Nhưng cuối cùng hai đứa bọn em chỉ có huy chương đồng thôi nên cũng buồn, áp lực, cảm thấy các bạn giỏi hơn mình nhiều lắm. Em thấy chính vì cái điều ấy nên bọn em mới đồng cảm với nhau, cùng nhau cố gắng và phát triển hơn.

Văn chương đã giúp Trang và Thủy đối diện mọi thứ như thế nào?

Trang: Môn Văn giúp cho em nhiều thứ ở đại học, khiến em có tiếng nói hơn ở trong tập thể. Ví dụ như em có thể phát biểu ý kiến trôi chảy, mạch lạc và em tự tin vì điều đó.

Có nhiều bạn học chuyên ngành rất tốt nhưng khả năng diễn đạt rất kém, không thể diễn tả suy nghĩ tốt. Rất may mắn khi em lại có khả năng đó. Đấy cũng là động lực để em phát triển fanpage như bây giờ. Ngày xưa cũng có áp lực đồng trang lứa, cũng sợ người khác thấy mình không làm được thì mình phải chứng minh là mình làm được.

Thủy: Còn chuyên ngành của em cũng khá là liên quan đến văn. Văn chương giúp em định hướng được tư duy của người viết báo, cách nhìn, cách hành văn, cách triển khai vấn đề sao cho tốt. Em cũng được nhận xét là dù mới năm 2 thôi nhưng cách viết khá tốt và trong tương lai có thể làm tốt hơn.

Em cũng biết mình cần cố gắng hơn so với nhiều người vì còn nhiều thiếu sót. Nhưng có nền tảng văn chương thì cũng giúp em phát triển nhiều hơn trong tương lai và có thể đạt được vị thế mình mong muốn. Đặc biệt khi Fanpage thành công thì tụi em cũng tự tin hơn.

Làm sao mà Rubik có thể chuyển áp lực thành động lực?

Thủy: Khi em học văn, bên cạnh việc học, bọn em cũng nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. Như khi làm nghị luận xã hội, em thấy nó như tác động vào mình. Khi bọn em có áp lực, có thất bại nhưng con đường phía trước còn dài, chắc chắn mình sẽ có cơ hội.

Mình ngã ở chặng đường này nhưng mình có thể đứng lên và tỏa sáng ở chặng đường khác. Đó là điều bình thường, là quy luật cuộc sống. Nếu mình nghĩ áp lực là điều bình thường thì mình sẽ vượt qua được. Còn nếu mình nghĩ áp lực là hòn đá đè nặng lên mình thì rất khó để mà vực dậy mà tiến lên phía trước.

Trang: Thật ra em thấy nó nằm ở nhận thức của mình. Áp lực tạo cho em một nỗi sợ, em sợ phải thua kém người khác, sợ bị coi thường. Chính nỗi sợ ấy khiến mình cần làm gì đó để thoát ra khỏi nỗi sợ đó và thúc đẩy mình hơn. 

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0
Áp lực đồng lứa là điều ai cũng gặp phải nhưng phải biết chuyển áp lực thành động lực.

Một văn học không còn nỗi buồn

Rubik có thấy học văn bây giờ dễ hơn học văn ngày xưa?

Thủy: Em nghĩ khó hơn. Nếu nói dễ thì thật ra không có môn nào dễ vì độ khó sẽ càng tăng lên. Em thấy có sự thuận lợi hơn ở chỗ cách tiếp cận kiến thức được đa dạng hơn ở mọi nền tảng. Đi kèm với đó là văn chương sẽ ngày càng khó lên, vì không chỉ dừng lại ở việc phân tích.

Trang: Mọi người nghĩ rằng giờ có nhiều tài liệu thì sẽ càng dễ. Nhưng mà càng nhiều tài liệu thì sẽ phải chọn lọc nhiều, mà giờ không phải tài liệu nào cũng hay và đúng. Vậy nên cần có cái đầu tỉnh táo để chọn lọc chúng.

Rubik có nghĩ rằng việc sử dụng văn mẫu thường xuyên có làm hạ thấp giá trị văn chương?

Trang: Em thấy bản thân văn mẫu không sai, mà sai ở cách dùng. Chính bọn em ngày xưa cũng cần có những bài mẫu như thế, để xem người ta viết như thế nào thì gọi là hay, người ta dùng dẫn chứng, lập luận như thế nào. 

Thủy: Ngày nay, nếu có nhiều bài văn mẫu chất lượng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh rất nhiều. Nếu các bạn coi văn mẫu là thứ để chép thì khá đáng buồn. Bởi vì văn chương phải xuất phát từ chính trái tim của mình thì bài văn ấy mới có ý nghĩa.

Rubik nghĩ sao về việc nhiều người vẫn còn đánh giá thấp môn Văn và các môn thuộc khối xã hội?

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0

Chính nỗi sợ và nỗi buồn về việc nhiều người vẫn còn đánh giá thấp môn văn là động lực để thúc đẩy bọn em thực hiện kênh Rubik. Em mong nơi này sẽ giúp các bạn có tình yêu với môn Văn hơn, không bị dẫn dắt và tác động bởi định kiến của người khác, để rồi phải chuyển sang học môn khác.

Vậy giờ Rubik đã hết buồn chưa?

Thủy: Tụi em không còn buồn từ lâu rồi. Khi mình cảm nhận được giá trị và tạo ra giá trị, dần dần mọi người cũng có cái nhìn tích cực hơn. Vì suy cho cùng cái gì thuộc về nhân văn, nhân đạo, sự tốt đẹp thì sẽ còn mãi.

Trang: Bọn em cũng chưa thể nào thay đổi định kiến hoàn toàn của xã hội. Nhưng em nghĩ cả hai cũng phần nào tác động đến suy nghĩ của một bộ phận nhỏ. Nghĩ theo cách này khiến em cảm thấy vui hơn một chút. Không chỉ có bọn em mà nhiều bạn với tình yêu văn chương cũng đang và sẽ tác động và làm thay đổi dần dần định kiến về môn văn nói riêng, môn xã hội nói chung.

Vậy khi kênh viral như hiện tại, với việc chia sẻ nhiều kiến thức thì hai bạn có sợ liệu một ngày mình sẽ không còn gì để chia sẻ không?

Trang: Thật ra em khá lo sợ. Do kiến thức là vô hạn nhưng hiểu biết của con người thì có hạn. Tuy nhiên, trước mắt bọn em chưa bị cạn ý tưởng, còn nếu trong tương lai có thì tụi em sẽ học hỏi thêm.

Thủy: Các bạn gửi đến cho tụi em cũng nhiều câu hỏi. Nên là khi nào bí ý tưởng thì có thể lấy ra xem và làm theo ý các bạn học sinh, đáp ứng nhu cầu và trả lời.

Ngoài việc chia sẻ kiến thức trên kênh thì hai bạn có làm công việc nào khác liên quan đến Ngữ văn không?

Thủy: Tụi em có mở thêm các lớp học. Như ngày trước, bọn em khá vô định vì lớp 9 và lớp 12 thi học sinh giỏi nên chỉ tập trung vào văn nhưng kiến thức khá ít. Bọn em cảm thấy chênh vênh, không biết làm thế nào. Em nghĩ, kiến thức thầy cô chia sẻ trên lớp chỉ một phần. Điều quan trọng là ở cách bản thân mỗi người tự học. Vì thế, tụi em mở lớp ôn văn cho các bạn.

Tuy nhiên, kiến thức bọn em chia sẻ chỉ dừng lại ở bề mặt, để có thể hiểu bản chất cần nói nhiều, luyện nhiều để hiểu ra vấn đề. Cho nên những lớp học chuyên sâu ấy khiến tụi em chia sẻ những kiến thức để không bị phí, cũng là một cách để trau dồi bản thân và giúp các bạn có định hướng, sử dụng kiến thức như thế nào cho phù hợp.

gap go rubik van chuong nhung nguoi xoay khoi lap phuong de mo da dien van hoc - anh 0
Chia sẻ kiến thức văn chương với nhiều bạn trẻ.

Rubik có thấy học online có thật sự không hiệu quả như nhiều người nói?

Trang: Em thấy điều quan trọng nằm ở tinh thần tự giác.

Rubik có bí quyết nào để học Văn giỏi như vậy không?

Thủy: Ai cũng bắt đầu từ con số 0 để đi lên những con số to hơn. Thật ra đam mê cũng là bí quyết lớn. Có những người học Văn vì đam mê, có những người học vì mục tiêu đề ra. Vì thiên tài cũng chỉ 1% thôi, 99% còn lại là do mình cố gắng và nỗ lực như thế nào.

Bí quyết khá rộng, với em thì khi học sẽ thấy những thiếu sót, rồi tìm cách để khắc phục từng cái. Sau khi lấp đầy những lỗ hổng, bài văn sẽ hoàn thiện hơn. Nói chung trong quá trình học tập mình sẽ biết được điểm yếu của mình là gì và từ đó giúp cho mình giỏi hơn. Đặc biệt nếu biết đưa quan điểm cuộc sống vào trong bài thì nó cũng là điểm cộng khá lớn.

Trang: Em thấy mình nên đầu tư có định hướng. Giống như Thủy vừa nói, biết mình giỏi ở đâu và yếu ở đâu thì sẽ đầu tư thời gian cho nó. Ngày xưa, mỗi lần cô giao bài tập về nhà, em không cần biết là cô có chấm hay không nhưng mà khi em viết thì em đều đầu tư khá nhiều, về mặt ngôn từ và chọn lọc từ ngữ.

Tại sao Trang lại học một ngành không liên quan tới Ngữ văn?

Trang: Điều này đến từ lý do cá nhân. Năm lớp 12, sau khi thi quốc gia xong và có kết quả không như mong muốn, em hơi ám ảnh với môn Văn, không thiết tha thi đại học nên em rẽ sang hướng lựa chọn không liên quan đến Văn.

Em còn nhớ hồi lớp 11, không biết chọn ngành gì, có một số bạn nhận xét về em là em chỉ hợp với lĩnh vực content. Em mới suy nghĩ rằng tại sao mình phải giới hạn bản thân như thế, mình cũng có thể phát triển ở lĩnh vực khác.

Vậy nên, em quyết định chọn con đường không liên quan đến văn chương. Và cho đến hiện tại, em không hối hận về sự lựa chọn của mình, em vẫn có cái nhìn đa diện hơn về Văn chương. Với góc nhìn của dân kinh tế, dân công nghệ vẫn cảm Văn được và có nhiều góc nhìn khác nhau, cảm thấy mình khám phá được nhiều thứ hơn. 

Vậy ước mơ hiện tại của Rubik là gì, có khác với ước mơ hồi nhỏ không?

Trang: Hồi cấp 1 em từng ước mơ làm giáo viên dạy Văn. Lên cấp 2 thì nó không còn nữa, vì một số lý do cá nhân thì em không còn đam mê như cấp 1. Cho nên hiện tại em mới đang học ở Kinh tế quốc dân. Ngành em học là Hệ thống thông tin quản lý, đây là ngành llai giữa kinh tế và công nghệ. Nếu hỏi em sau này ra trường làm gì thì em không có câu trả lời cụ thể nhưng em cũng muốn có cái nhìn đa diện một chút. Như bây giờ mình có thể tích hợp đa ngành lại với nhau, thậm chí sau này có thể phát triển thì tích hợp vào Fanpage của mình.

Vậy mục tiêu hiện tại của Rubik là gì?

Thủy: Trong tương lai bọn em cũng muốn phát triển Fanpage, có đội ngũ vững vàng hơn thì sẽ tiếp cận được chuyên nghiệp hơn so với bây giờ. Hiện tại bọn em vẫn đang trong quá trình khám phá và định hướng chính mình nên còn xem xét nhiều thứ, nhưng trong tương lai bọn em có thế mạnh nào thì sẽ đem vào Fanpage.

Thủy: Tuần trước nữa,  bọn em đã có dịp đến Hòa Bình và ở đó hai ngày để chia sẻ kiến thức với các bạn, cũng khá thú vị. Và tiếp tục tuần này thì trường chuyên ở Ninh Bình cũng mời tụi em về. Vậy nên dự định của bọn em là bọn em muốn đi thực tế ở nhiều tỉnh, để giúp các bạn nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở màn hình máy tính như thế này.

Cảm ơn Trang và Thủy vì những chia sẻ trên.

Cảm ơn và các độc giả. Hy vọng mọi người sẽ ủng hộ Rubik Văn Chương và sẽ có cái nhìn khác về văn học sau khi nghe những chia sẻ này.

Phương Hà: Mơ, dám và hết mình

1001 câu hỏi vì sao: Mạng xã hội hài hước hóa mọi thứ?

Làm quen với Bùi Thảo Ly: Cô gái Việt từng làm dậy sóng dàn sao Hoa Ngữ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ