Mạng xã hội "tạo ra" FOMO - chưa chắc?

Mạng xã hội bị "kết tội" về hành vi tạo ra những áp lực tinh thần, trong đó có FOMO. Nhưng sự thật có phải như thế?

Mạng xã hội "tạo ra" FOMO - chưa chắc?

FOMO là gì? 

FOMO là viết tắt của cụm từ Fear of missing out. Đây là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bị bỏ lỡ, bỏ rơi giữa và đánh mất cơ hội. FOMO đặc biệt xuất hiện khi con người chứng kiến sự thành công của người khác hay nhìn thấy được một trào lưu, hiện tượng được nhiều người đổ xô theo.

FOMO hay "nỗi sợ bị bỏ lỡ" mang đến cảm giác hoặc nhận thức rằng người khác đang có những trải nghiệm hoặc nhiều niềm vui hơn. Điều này tạo ra cảm giác ghen tị sâu sắc và có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng.

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
FOMO không chỉ đem lại cảm giác có những điều tốt hơn mà bạn có thể làm vào lúc này. Nó còn đem đến cảm giác rằng bạn đang bị bỏ lỡ điều gì đó quan trọng mà những người khác đang trải qua. Do đó, bạn sẽ rất sợ bản thân bị bỏ lỡ bất cứ một điều gì. Ảnh: Audrey Malo.

Dùng mạng xã hội tạo ra hội chứng FOMO 

Thuật ngữ FOMO xuất hiện lần đầu trong một bài nghiên cứu của tiến sĩ Dan Herman vào năm 1996. Thế nhưng hội chứng này dần trở nên phổ biến và biểu hiện rõ ràng hơn kể từ khi phương tiện truyền thông ra đờ. 

Theo một thống kê cho thấy có đến 56% số người sử dụng mạng xã hội mắc phải hội chứng FOMO. Phương tiện truyền thông xã hội là nơi mà tất cả mọi thứ, thậm chí hạnh phúc cũng phải cạnh tranh nhau. Từ một nơi để kết nối và giao lưu, mạng xã hội dành trở thành vùng đất để khoe khoang. Hội chứng này sinh ra khi người dùng mạng tự hỏi: "Tại sao mọi người lại thường xuyên chia sẻ những hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc còn mình lại không như thế?''.

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
FOMO sẽ bị kéo dài, trở nên tiêu cực khi người ta lệ thuộc quá nhiều vào các ứng dụng như Facebook, Instagram, TikTok… Ảnh: Markus Magnusson.

Trong bài viết The Origin of FOMO and How It Affects Our Health (PV: Nguồn gốc của FOMO và cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta) của tiến sĩ tâm lý học Elizabeth Scott, FOMO là triệu chứng thường gặp ở những người thường xuyên tương tác trên mạng xã hội. Và điều này đồng nghĩa với việc những ai mắc hội chứng này luôn cảm thấy cần phải vào các ứng dụng trực tuyến. Họ sợ nếu không vào mạng sẽ bị bỏ lỡ những thứ người khác đang có, bỏ lỡ trend hoặc những niềm vui. Tuy nhiên, càng bỏ nhiều thời gian cho Internet, người dùng càng so sánh và dễ tiêu cực. Điều này vô tình đã tạo nên một áp lực vô hình và có phần nặng nề.

Liệu người dùng có đang tự gây ra hội chứng FOMO? 

Như đã nói ở trên, hội chứng này liên quan đến thời gian lướt mạng. Nhiều người cảm thấy việc tham gia mạng xã hội điều bắt buộc. Vì vậy, thói quen dùng mạng có thể góp phần sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn kiệt sức: Sợ bị bỏ lại - Vào mạng - Tương tác với các bài viết - Tự so sánh - Áp lực - Thoát khỏi mạng và lặp lại.

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
Vòng tròn tiêu cực được tạo ra khi dùng mạng xã hội theo một cách lạm dụng và không bền vững. Ảnh: Forty Winks/Priya Mistry.

Mạng xã hội gây ra những sức khỏe tâm lý không tốt nhưng những vấn đề này đều xuất phát từ bản thân người dùng. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng "nỗi sợ bỏ lỡ" xuất phát từ việc không hài lòng với cuộc sống và cảm giác bất hạnh. Do đó mà thúc đẩy người dùng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Vào Internet nhiều hơn để bớt thấy cô đơn và lạc lõng, lướt web nhiều hơn để cảm thấy như đang hòa vào dòng chảy của xã hội. 

Vì thế, nói mạng xã hội và Internet gây ra hội chứng FOMO thì không chắc. Vì đâu phải ai truy cập vào các ứng dụng cũng mắc hội chứng này hay có cảm giác bị "bỏ rơi". Cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở cuộc sống thực tại và bản thân mỗi người. Và Internet lúc này chỉ là chất phụ gia khiến FOMO bùng nổ. Chung quy lại, chúng ta đang có vấn đề ở trong tinh thần nhiều hơn là ở trên mạng.

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
Vấn đề của hội chứng FOMO bắt đầu từ cá nhân và nên kết thúc từ cá nhân. Ảnh: Our own night/behance.

Để tránh rơi vào hố sâu của sự tiêu cực, sợ hãi và so sánh, mỗi người dùng nên tạo ra một thói quen dùng mạng một cách lành mạnh. Lành mạnh để làm gì? Lành mạnh để không FOMO, để không rơi vào tiêu cực hay mắc phải những hội chứng tâm lý tương tự. 

Internet lành mạnh - chữa lành - đáng để thử

  • Dừng doomscrolling 

Đại dịch Covid bùng phát, nhiều người phải cách ly tại nhà. Để tránh tình trạng cô đơn và "thiếu hơi người", không ít người chọn cách tăng thời gian truy cập mạng. Điều này dẫn đến tình trạng doomscrolling (tiêu thụ tin tức thiếu chọn lọc và đa phần là tin bẩn). Những tin tức tiêu cực có thể nhấn chìm người dùng internet. Tỉnh táo trong cách chọn lọc thông tin khi có quá nhiều lượng thông tin xấu trong một ngày là điều cần thiết. Năng lượng của bạn sẽ trở nên tích cực hơn nếu bạn biết cách "hấp thụ" thông tin.

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
Cân bằng cuộc sống giữa thế giới ảo và đời thực là điều cần thiết. Ảnh: Muhammed Sajid. 

Tạo cho bản thân môi trường lành mạnh bằng cách thẳng tay loại bỏ những thông tin chứa những nội dung độc hại, khiến bản thân bị áp lực. Kỷ luật, nghiêm khắc với bản thân trong việc sử dụng mạng xã hội. Nên đặt giới hạn thời gian lướt mạng của bản thân, có thể giới hạn mỗi ngày chỉ nên lướt mạng khoảng 30 phút - 1 tiếng.

Thay vì sử dụng mạng xã hội với tâm thế cập nhật thông tin, hãy biến nó thành công cụ giúp thư giãn sau một ngày dài. Theo dõi những kênh thông tin, nội dung content tích cực, đó có thể là những kênh thúc đẩy động lực hay fanpage toàn những điều dễ thương. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham khảo những kênh blog chia sẻ về hành trình chữa lành, khám phá bản thân…

Các trang mạng chính là "cánh cửa" kết nối mọi người lại với nhau, đặc biệt là thời điểm đại dịch, nhờ có công nghệ mà "xa mặt nhưng không cách lòng". 

  • So sánh - không đánh đồng

Hơn thế nữa, việc so sánh bản thân với người khác cũng gây ra hội chứng FOMO, nặng hơn là dẫn đến trầm cảm. Mỗi người sinh ra ở một hoàn cảnh, có xuất phát điểm, mục tiêu khác nhau, vì thế việc so sánh bản thân với người khác là điều không công bằng. Hãy so sánh bản thân của ngày hôm qua với ngày hôm nay, đó mới chính là cách công tâm nhất. Học cách chấp nhận áp lực đồng trang lứa, biến những áp lực ấy trở thành động lực giúp bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày. 

mang xa hoi tao ra fomo chua chac - anh 0
So sánh bản thân với người khác một cách hợp lý. Từ những điểm khác biệt rút ra khi so sánh, hãy phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt hơn. Đừng đánh đồng bản thân là người dở và không có năng lực hay bất hạnh. Hãy nghĩ rằng sự tỏa sáng của bản thân chưa đến và nếu cố gắng hơn, ánh hào quang sẽ xuất hiện trong một ngày gần nhất. Ảnh: Light Grey Art Lab.

ĐỘC QUYỀN: Johnny Dang chia sẻ về mối quan hệ với Khoa Pug

Vì sao từ khóa “Giải cứu Diễm My” gây sốt mạng xã hội?

Vì sao trào lưu Study With Me được đón nhận trên toàn cầu?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ