Coronavirus và nhân khẩu học thay đổi đang gia tăng áp lực lên "thế hệ bánh mì kẹp" - những người gồng gánh con cái và bố mẹ.
"Thế hệ bánh mì kẹp" là thuật ngữ do nhà xã hội học Dorothy Miller đặt ra, đề cập đến những người trung niên, những người chịu áp lực phải hỗ trợ cả cha mẹ già và con cái đang lớn. Nhóm người này được đặt tên như vậy bởi vì họ bị "kẹp chặt" giữa nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già của mình, những người gần như hết sức lao động, không thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau hoặc cần hỗ trợ tài chính và trẻ em, đòi hỏi "ngân sách" khá cao cho việc chăm sóc việc phát triển một cách toàn diện. Tóm lại thế hệ "bánh mì kẹp" gồng gánh trên vai trách nhiệm lo toan cho hai thế hệ kề cận dễ bị tổn thương nhất.
Theo Athina Vlachantoni, một nhà khoa học tại Đại học Southampton ở Anh, khoảng 3% dân số đang chăm sóc cho nhiều hơn một thế hệ, dù ở cùng một nhà hay sống riêng. Nghe có vẻ thấp, tuy nhiên số lượng người thuộc thế hệ bánh mì kẹp đang tăng lên vì mọi người thường sinh con muộn và tuổi thọ được kéo dài hơn nhờ sự phát triển của hệ thống chăm sóc y tế.
Theo nghiên cứu tương tự của Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 12% cha mẹ thuộc thế hệ sandwich là những người chăm sóc phải làm việc toàn thời gian và thường dành khoảng ba giờ mỗi ngày để chăm sóc cha mẹ và con cái của họ ngoài giờ làm việc. Và hơn một nửa trong lực lượng "bánh mì kẹp" là nữ giới. Nhiều ước tính rằng trung bình họ đã mất hơn 10.000 USD để chăm sóc con cái và cha mẹ. Gánh nặng thời gian, áp lực tài chính,…có thể khiến họ mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc hay đơn giản chỉ là chăm sóc bản thân.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 đã làm cho thế hệ bánh mì kẹp áp lực hơn khi phải chịu căng thẳng cả về thời gian và kế sinh nhai. Katherine Wilson, người đứng đầu bộ phận việc làm của Carers UK đã có một báo cáo rằng:
"Một số cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giờ làm hoặc từ bỏ hoàn toàn công việc mà không được tiếp cận với sự hỗ trợ chính thức nào. Hỗ trợ chính thức bao gồm những thứ như nhà trẻ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong khi hỗ trợ không chính thức có thể là sự giúp đỡ không thường xuyên từ bạn bè, cộng đồng hoặc các thành viên khác trong gia đình".
Theo công ty bảo hiểm nhân thọ New York Life, chi phí chăm sóc đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch, với việc chăm sóc người thân già yếu hiện nay trung bình cần khoảng 1.000 USD mỗi tháng. Điều này một phần liên quan đến việc chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu thiết yếu, đặc biệt khi chí phí y tế đắt đỏ hơn vì bảo hiểm y tế ở Mỹ thường gắn liền với việc làm còn vốn thì đã giảm mạnh trong thời kỳ suy thoái kinh tế đang diễn ra.
Thế hệ "bánh sandwich 3 tầng" cũng được ghi nhận. "Bánh mì kẹp 3 tầng" liên quan đến những người ở độ tuổi 60 giúp chăm sóc cháu của họ, điều này cho phép con cái họ đi làm, cũng như hỗ trợ cha mẹ của họ ở độ tuổi 90.
Nhìn chung, các thuật ngữ "thế hệ bánh mì kẹp" thể hiện áp lực nặng nề đối với những người thực hiện nhiệm vụ chăm sóc đa thế hệ nhưng gắn bó với trách nhiệm đa thế hệ cũng mang lại lợi ích. Đặc biệt, ông bà khỏe mạnh có thể là một lợi ích to lớn cho con cái – là những bậc cha mẹ đang làm việc.
Vlachantoni nói: "Vai trò của ông bà đã tăng lên đáng kể trong hơn15 năm qua. Các bậc cha mẹ lớn tuổi tạo điều kiện cho phụ nữ trẻ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động và có thể là một trụ cột tài chính trong gia đình. Và sự tiến bộ là cũng là một khía cạnh rất quan trọng của thế hệ sandwich".
Ngoài những tác động tức thời đối với những người thuộc thế hệ bánh mì kẹp, Covid-19 có thể có những tác động sâu rộng hơn. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là tác động kinh tế của nó sẽ trì hoãn sự tiến bộ của người trẻ như thế nào đối với các mốc quan trọng trong cuộc sống và tài chính, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động độc lập của họ sau này.
"Nguồn lực tích lũy trong suốt cuộc đời là yếu tố then chốt cho cuộc sống sau này của con người. Và khi tôi nói về tài nguyên, tôi không chỉ muốn nói đến tiền. Tôi cũng muốn nói đến quan hệ đối tác, có con hay các khoản đầu tư vào lương hưu và tài sản nghề nghiệp" - Vlachantoni nói.
Việc chịu áp lực từ trách nhiệm chăm sóc đa thế hệ đẩy thế hệ bánh mì kẹp vào những đe doạ ảnh hưởng tinh thần từ căng thẳng, cáu ghắt hay thậm chí là trầm cảm. Những khoản trợ cấp kịp thời từ chính quyền, ngân sách địa phương hay những ngày nghỉ phép định kỳ ở nơi làm việc,…là những "hậu đãi" cần thiết cho thế hệ bánh mì kẹp.
Nguồn: TH&PL