Facebook "bị sập" và những vấn đề người dùng cần một lần nữa nhìn lại.
Khi sự cố "sập hoàn toàn" của Facebook diễn ra từ tối qua đến sáng hôm nay, người người dùng trở nên "lao đao" như thể mất đi phương hướng. Phải chăng, chúng ta đang quá phụ thuộc vào mạng xã hội? Hay phải chăng, sự việc lần này của Facebook là một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta nhìn lại một sự thật rằng: Mạng xã hội đúng là cần thiết nhưng lại cũng tồn tại quá nhiều nguy hiểm.
Người người tự hỏi, rằng liệu, chúng ta cần bao nhiêu "vụ bê bối" để có thể "cải cách" mạng xã hội đây khi những sự việc "sập web" của các nền tảng mạng xã hội không phải là mới chỉ diễn ra lần một, lần hai? Trong bối cảnh mà đến các doanh nghiệp cũng không thể tồn tại nếu thiếu đi sự hiện diện của một mạng xã hội trực tuyến, thì ắt hẳn phải có cách cách nào đó để chúng ta sống chung với các phương tiện truyền thông xã hội mà có đầy đủ các yếu tố: tốt, xấu và độc hại.
Theo tờ The Wall Street Journal (WSJ), chương trình 60 Minutes và Frances Haugen đã cho chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta từng muốn biết về Facebook.
Mạng xã hội quá cần thiết và cũng quá nguy hiểm. Nhưng rốt cuộc, nó cũng chính là phương tiện giúp tạo ra vô vàn lợi nhuận cho rất nhiều công ty và cá nhân. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông xã hội, theo tờ WSJ và văn kiện nội bộ của Facebook, gây nguy hiểm cho trẻ em, đặc biệt là các cô gái trẻ, trong khi biết rằng nền tảng của họ tiềm ẩn nguy hiểm. Nó cũng tạo ra rất nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và thực hiện các giao dịch trên và thông qua các mối quan hệ truyền thông xã hội.
Vậy giờ chúng ta có thể làm gì? Một phiên Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ khác? Hay chỉ cần khiển trách nhẹ nhàng là đủ? Đây là một thách thức rõ ràng đối với mọi nhà lập pháp, phụ huynh, công dân của Hoa Kỳ và các quốc gia nơi Facebook và Instagram là những nền tảng xã hội được ưa chuộng nổi bật.
Và ngay lúc này, Facebook chỉ có thể đợi cho mọi chuyện lắng xuống hay bị thay thế bằng một sự kiện nào đó được truyền thông thổi phồng nổi bật hơn khác khiến chúng ta mất tập trung khỏi bằng chứng thực tế là: Công ty truyền thông xã hội lớn nhất hành tinh có thể hết sức nguy hiểm.
Vậy chúng thực sự chỉ đem đến tiêu cực sao? Tất nhiên là không phải. Các công ty, doanh nghiệp cần phương tiện truyền thông xã hội để phát triển doanh nghiệp của họ theo cách sinh lợi. Sẽ không có ai từ bỏ việc sử dụng chúng vì chúng là nơi "làm ra tiền" và là tương lai. Nếu không có chúng cùng sự tồn tại trực tuyến trực tiếp thì các công ty sẽ không thể cạnh tranh.
Mạng xã hội là cần thiết dù tồn tại rủi ro
Phân tích phương tiện truyền thông xã hội (SMA) - quá trình mà các công ty thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được từ sự hiện diện "xã hội" và giao dịch của họ - là hoàn toàn và thực sự cần thiết. Các công ty phải đầu tư vào SMA hàng năm để tiếp tục quá trình chuyển đổi số của mình.
Họ phải theo dõi dữ liệu trong thời gian thực trên bảng điều khiển kỹ thuật số truyền thông xã hội. Đồng thời, họ phải liên tục sáng tạo và thu hút, đồng thời quy trình trải nghiệm khách hàng của họ phải không ngừng theo đuổi sự liền mạch và niềm vui kỹ thuật số thuần túy.
Nếu không có dữ liệu phân tích này, các công ty sẽ không có phương hướng cụ thể, đó là trạng thái không thể xảy ra đối với các "doanh nghiệp Internet", khi tất cả các công ty đều là sử dụng nhiều mạng xã hội. Hệ sinh thái xung quanh phân tích phương tiện truyền thông xã hội rất lớn và cũng đang phát triển. Mọi người đều phải thu thập dữ liệu từ các nền tảng xã hội giống nhau để hiểu khách hàng nghĩ gì về họ cũng như các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Tuy nhiên, cũng tồn tại cả rủi ro. Mọi người còn nhớ về màn trình diễn khả năng chống vỡ của kính trên mẫu xe điện bán tải Tesla Cybertruck đã được hứa hẹn rầm rộ? Nhưng cuối cùng, khi thử ném hai viên bi sắt vào cửa sổ kính thì cả hai lần đều làm kính vỡ rạn.
Có rất nhiều sai lầm đáng xấu hổ xảy ra trên mạng xã hội và cũng có thể chúng mang theo cả một cái giá lớn. Không chỉ Tesla hay Facebook mà Snapchat, Dolce & Gabbana và Dove cũng là những ví dụ trong số rất nhiều đối tượng từng mắc phải những sai lầm trên mạng xã hội.
Nghiện mạng xã hội: Tốt, xấu và thực sự độc hại
Nhóm người "nghiện mạng xã hội" vui vẻ cùng nhau sử dụng điện thoại, tỉ mỉ chia sẻ nội dung lên mạng xã hội bằng điện thoại di động thông minh.
Giống như một số hành vi khác, rất nhiều hoạt động truyền thông xã hội mang tính gây nghiện và "chứng nghiện" này có thể gây ra nhiều vấn đề lớn. Tất cả chúng ta đều biết rằng Facebook không phải là ngoại lệ. Các doanh nghiệp muốn sử dụng nội dung "gây nghiện" để kích thích khách hàng quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung sáng tạo nhất xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ xây dựng nên thương hiệu số.
Tuy nhiên, việc "nghiện mạng xã hội" cũng có thể là một phần của các chiến dịch gây thù và lan truyền thông tin sai lệch, những thứ mà mọi người rất dễ dàng nhấp chuột để xem và quan tâm đến chúng.
Số lần nhấp chuột càng lớn thì doanh nghiệp càng phát triển và đạt lợi nhuận. Có thể thấy, mạng xã hội hiện nay giống như một con dao hai lưỡi: Vừa có thể làm tổn thương ai đó, nhưng lại vừa có thể giúp tạo ra lợi nhuận.
Sống chung với "con dao hai lưỡi"
Liệu các cuộc trò chuyện của các giám đốc điều hành cấp cao về tình hình phương tiện truyền thông xã hội hiện nay, đặc biệt là giữa các giám đốc điều hành có con gái nhỏ tuổi, có đang diễn ra suôn sẻ? Trong khi đội ngũ bán hàng và tiếp thị yêu cầu được đầu tư nhiều hơn để tạo ra nội dung gây nghiện, thu hút nhiều giao dịch và nâng cao trải nghiệm khách hàng hơn thì các giám đốc điều hành lại nghe thấy việc mạng xã hội đang gây hại cho con cái họ.
Còn những nhân viên làm việc tại các công ty truyền thông xã hội thì sao? Có hàng trăm công ty đang cạnh tranh cho cùng một khách hàng. Họ sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện nào có thể để thu hút, hấp dẫn và làm hài lòng khách hàng. Nhưng có phải điều này đồng nghĩa với việc "mục đích biện minh cho phương tiện" khi dùng cả phương thức bất chính để đạt được mục đích?
Và liệu người dùng của những nền tảng này sẽ nghĩ gì? Có bao nhiêu phụ nữ và đàn ông sẽ từ bỏ Facebook và Instagram để phản đối những điều hiển nhiên được đề cập ở trên? Mọi người nghĩ rằng vụ bê bối dữ liệu Facebook - Cambridge Analytica - đã khiến nhiều người ngưng sử dụng Facebook? Nhưng sự thật lại không phải vậy.
Suy cho cùng, tiết lộ của tờ WSJ và Frances Haugen cũng chỉ là vụ bê bối mới nhất của Facebook mà thôi. Một nền tảng dường như trở thành "bất khả xâm phạm" khi mà sau mọi chuyện, chúng ta vẫn tiếp tục trở lại với tình trạng "nghiện ngập" và sử dụng nó một cách vô độ.
Và vấn đề còn tồn đọng là: Chúng ta nên sử dụng mạng xã hội như thế nào để vừa có thể tận dụng được công cụ này mà vừa có thể bảo vệ được bản thân. Trong khi các công ty, doanh nghiệp "không thể sống" mà không có mạng xã hội mà nhiều người dùng lại cũng thực sự được hưởng lợi ích gì đó từ các nền tảng này.
Nguồn: TH&PL