Diễn viên kịch: Vai chính 200 ngàn, một vở tập một tháng

Một lực lượng nghệ sĩ giàu tâm huyết, khát vọng làm nghề, bất chấp những khó khăn chung của ngành sân khấu.

Có cơ sở khẳng định kịch nói đã xác lập một vị thế vững chắc trong đời sống sinh hoạt, văn hóa thưởng thức của người Việt Nam. Minh chứng là các vở kịch như Ngày xửa ngày xưa, Thanh Xà Bạch Xà,… có số lượng vé bán chóng mặt, được đánh giá cao bởi cả kịch bản lẫn diễn xuất.

Song, cộng đồng yêu kịch nói cũng vừa đón nhận tin NSƯT Thành Lộc chính thức rời IDECAF sau 26 năm cống hiến. Điều này dấy nên nhiều quan ngại trong chính sách đãi ngộ nghệ sĩ. Nhưng với nhiều tên tuổi gạo cội, thứ níu họ bên cạnh sân khấu chỉ là đam mê. 

"Dù cực cỡ nào tôi vẫn hạnh phúc với những gì mình làm"

Diễn viên kịch, Thạc sĩ Hoàng Tùng chia sẻ với chúng tôi: "Những nghệ sĩ vẫn hoạt động sân khấu bền bỉ là vì yêu nghề chứ không phải vì nó nuôi sống mình. Họ làm những thứ khác để sống chứ không chờ đợi sống bằng việc diễn kịch".

picture

"Những nghệ sĩ vẫn hoạt động sân khấu bền bỉ là vì yêu nghề chứ không phải vì nó nuôi sống mình. Họ làm những thứ khác để sống chứ không chờ đợi sống bằng việc diễn kịch".  

Diễn viên, Thạc sĩ Hoàng Tùng.

Nghệ thuật

Logo VieZ

Theo anh, diễn viên của những loại hình biểu diễn nghệ thuật khác như điện ảnh, truyền hình, gameshow… thu nhập thường sẽ nhỉnh hơn một chút so với diễn viên kịch nói. Song, tiền lương của diễn viên kịch nói nhìn chung vẫn cao hơn diễn viên của các thể loại chèo, tuồng, cải lương… nếu chỉ tính đi diễn thường kỳ ở nhà hát.

Trong hàng ngàn người, số lượng nghệ sĩ thu nhập khủng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, chưa kể họ còn phải đầu tư lại cho khâu trang phục, makeup, dựng sân khấu và nhiều khoản chi tiêu không tên khác. Theo báo Lao Động, thù lao mà nghệ sĩ nhận được ở sân khấu kịch khá thấp, dao động từ khoảng 200.000 đồng/đêm diễn cho vai chính và 80.000 - 100.000 đồng/đêm cho vai phụ. Hệ số lương không cao, thậm chí các sân khấu còn ưu tiên ký hợp đồng với cộng tác viên và trả thù lao theo đêm diễn.

Đi kèm với lương thưởng bèo bọt, việc lựa chọn theo đuổi con đường sân khấu còn buộc nhiều diễn viên phải từ chối công việc bên ngoài. Trả lời chúng tôi, diễn viên Huỳnh Lập nói đó không phải câu chuyện của riêng ai bởi bất cứ diễn viên sân khấu nào cũng đều như vậy."Để có được một vở diễn gửi đến khán giả thì chúng tôi tập cả tháng rất vất vả, cát-xê một đêm diễn sân khấu không nhiều. Nhưng dù cực cỡ nào tôi vẫn hạnh phúc với những gì mình làm", anh nói.

dien vien kich vai chinh 200 ngan mot vo tap mot thang - anh 0
Diễn viên Huỳnh Lập đang dồn tâm huyết cho vở "Mẹ Hát Rong" - diễn cùng diễn viên Việt Hương và nghệ sĩ Minh Nhí.

"Quả ngọt" đến từ tinh thần thay vì vật chất

Hơn 30 năm làm nghề, Nghệ sĩ Hoàng Tùng khẳng định thành quả của sân khấu kịch mang giá trị tinh thần nhiều hơn là tiền tài, vật chất.

"Kịch (hay sân khấu) là một nghệ thuật độc đáo, mang lại những trải nghiệm tương tác trực tiếp không thay thế được. Từ việc trình diễn, vở kịch lay động cảm xúc của khán giả và hướng họ đến những suy ngẫm và bài học cuộc sống. Miễn là hấp dẫn, sáng tạo, kịch luôn cần thiết cho mọi lứa tuổi. Vì nghệ thuật kịch phản ánh đời sống thông qua câu chuyện và các hình tượng nhân vật nên tùy từng tác phẩm phù hợp với các lứa tuổi khác nhau. Nhưng ai cũng thông qua đó để suy ngẫm và sống tốt hơn", anh nói.

Trao đổi với chúng tôi, diễn viên Huỳnh Phương - thành viên nhóm FAPtv bày tỏ: "Sân khấu kịch mang ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Từ khi còn đi học, tôi đã cảm nhận được tình yêu và niềm đam mê mạnh mẽ dành cho sân khấu. Cảm giác thật tuyệt khi tôi được hóa thân, được sống trong cuộc đời của một nhân vật".

dien vien kich vai chinh 200 ngan mot vo tap mot thang - anh 0
Diễn viên Huỳnh Phương có xuất phát điểm từ sân khấu kịch.

Chính vì hướng tới lý tưởng cống hiến làm nghề, nên vấn đề vật chất đối với nhiều nghệ sĩ kịch nói lại không phải là điều quá to tát. Nhiều diễn viên theo đuổi sân khấu cũng chỉ đơn thuần để thỏa mãn tình yêu nghề. 

"Cuộc đời đưa đẩy tôi đến với YouTube và các dự án phim chứ thật ra tôi vẫn thích diễn sân khấu hơn. Sân khấu là cội nguồn diễn xuất, là nơi nuôi dưỡng lửa nghề, cho tôi được sống chết với cuộc đời nhân vật vào mỗi đêm diễn, điều này khác với đi đóng phim", theo chia sẻ từ nam diễn viên Huỳnh Lập.

Khi xác lập được vị trí cố định trong lòng công chúng, người nghệ sĩ chân chính, có tâm và tầm tất yếu sẽ được yêu quý và lưu giữ tiếng thơm lâu dài. Họ có thể nuôi sống bản thân bằng cách chuyển sang đảm đương các vị trí khác như đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch…

Do đó, thành quả vật chất chỉ mang tính thời vụ. Nhưng những nghệ sĩ cống hiến miệt mài vẫn xứng đáng được công chúng quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Hành trình bước vào tương lai chắc chắn vẫn nhiều thách thức nhưng đây là minh chứng cho thấy, kịch nói Việt Nam đang sở hữu một lực lượng nghệ sĩ nhiệt huyết và nặng lòng với sân khấu. Họ đã vượt qua nhiều khó khăn để trụ lại bằng đam mê và lửa nghề.

Kịch nói Việt Nam ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, với ba thể loại chính là hát chèo, hát tuồng và cải lương. Trải qua hơn 100 năm, kịch nói được nhìn nhận là loại hình biểu diễn lâu đời nhất Việt Nam. Hiện tại, tính riêng TP.HCM, có hơn 20 sân khấu kịch còn hoạt động.

DV Huỳnh Lập: Khi mới vào nghề, tôi chỉ biết ‘bắt chước’ chú Thành Lộc

Diễn viên Huỳnh Lập: “Tôi không còn mang nợ để đầu tư cho sản phẩm”

‘Kỳ tài sân khấu’ - NSƯT Thành Lộc là linh hồn của kịch IDECAF!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ