Đề xuất giáo viên không gọi học sinh là "con": Tại sao phải rạch ròi chuyện xưng hô giữa thầy và trò?

Xưng "con" với học trò, cách xưng hô này cần được thay đổi?

Vừa qua, khi bài đăng trên trang mạng xã hội của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là "con"; đồng thời đề xuất với Bộ GD-ĐT về việc thống nhất các ngôi nhân xưng giữa thầy cô với học sinh trong các cấp học. Quan điểm trên đã gây ra nhiều tranh cãi cũng như nhận lấy những ý kiến trái chiều. 

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0

Trong bài viết của mình, ông lên tiếng yêu cầu Bộ GD&ĐT thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông. Trong đó, ông nêu rõ 3 điều nên thay đổi sau đây:

1- Cấm giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là "Con", "Các con"; phải gọi là "Trò", "Các trò", "Các em", "Các bạn".

2- Yêu cầu các nhà báo, các phương tiện truyền thông không gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là "các con", "con", khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là "các bạn".

Cũng yêu cầu các nhà báo, các viên chức tại các giao tiếp sự vụ và công cộng, phải gọi người dạy học là "giáo viên", "giảng viên", không gọi là "thầy", "cô"; dành riêng cho học trò, người đang đi học cách gọi "thầy giáo", "cô giáo"!

3- Khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng "Tôi" trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.

Mỗi người với mỗi góc nhìn cùng những ý kiến khác nhau trước quan điểm này, có người cho rằng việc làm này là cần thiết để có sự thay đổi trong suy nghĩ, rõ ràng để tránh nhầm lẫn vị trí giữa thầy và trò. Bên cạnh những người ủng hộ, đồng tình với quan điểm trên, có rất nhiều thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh băn khoăn và cảm thấy việc xưng "con" là vô cùng bình thường. Tại sao lại phải thay đổi cách xưng hô giữa thầy và trò?

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0

"Cô giáo như mẹ hiền", vậy sao không thể gọi là con?

Nhiều người cho rằng, việc xưng "con" dù mang ý nghĩa rất tình cảm nhưng lại phân chia vị thế cao thấp rõ ràng, tác động sâu vào ý thức, định hình một lối suy nghĩ thiếu sự tự tin, lúc nào cũng khúm núm, luôn nghĩ mình nhỏ bé, không dám đưa ra quan điểm hay đấu tranh cho chính kiến của cá nhân.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều người lại cho rằng cách gọi này lại hết sức bình thường, không nên có sự can thiệp. Một số người khi bé đi học thì xưng "con" với thầy cô nhưng khi lớn lên cũng tự đổi thành "em" hay xưng "con" với bác bảo vệ được yêu quý trong trường.

 Nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh đã bày tỏ sự không đồng thuận và cho rằng "không nên quan trọng hóa vấn đề". 

Cô Thu Thủy (Giáo viên Tiếng Anh - Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển) cho biết: "Tôi có đọc qua chủ đề này, vấn đề xưng hô giữa thầy và trò rất đơn giản với nhau, mỗi người sẽ có một sự lựa chọn khác nhau. Tôi nghĩ đó là sự thỏa thuận giữa người dạy và người học. Vấn đề xưng hô bằng "con" không có gì là nghiêm trọng, gọi thế nào thoải mái cho nhau là được! Như thói quen của tôi, tôi vẫn gọi học trò là "mấy đứa" "nhỏ",...học trò rất thích gọi như vậy".

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0
Cô Thủy luôn gọi học trò bằng những từ ngữ thân thương "con", "mấy đứa"

Cô cũng chia sẻ thêm, việc xưng "con" không có sự phân chia giai cấp, nó không nên làm nghiêm trọng quá vấn đề. Xưng con để thấy được rằng chúng tôi được trở thành người thân của các em, các em học sinh cũng dễ dàng chia sẻ vấn đề của mình hơn. 

Cùng quan điểm với cô Thủy, dù chỉ mới ra trường hơn 4 năm nhưng thầy Hiền Cao (Giáo viên Trường THPT Phú Nhuận) chia sẻ rằng: "Mình cảm thấy bình thường khi học trò xưng con và mình cũng xưng con với tụi nhỏ. Mình đã giữ cách gọi này từ những ngày đi thực tập, là giáo viên trẻ chỉ cách các em học sinh vài tuổi nhưng khi các bạn học sinh gọi "con" mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với cả một thế hệ". 

Các thầy cô cho rằng việc xưng hô không quan trọng gọi nhau là con hay em mà thay vào đó là sự gần gũi, gắn bó của thầy và trò bằng nhiều việc làm thiết thực khác nhau. Không được gọi học sinh là "con" là một quan điểm có phần cứng nhắc. Cách xưng hô hay gọi học trò được xem là công cụ để giáo dục cho học sinh, vậy tại sao lại cho rằng nó sai?

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0

Học sinh nói gì khi Giáo viên không được gọi học trò là "Con"

Bảo Anh (Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ suy nghĩ của mình trước quan điểm gọi học trò bằng "con". 

"Đối với riêng mình, trong thời gian đi học mình đã trải qua nhiều tiết học giáo viên xưng tôi, gọi học trò là cô, cậu. Và sau những lời xưng hô đó, mặc dù mình biết người truyền đạt không có ý gì, thậm chí có thể là vì một nguyên tắc làm nghề của người giáo viên đó đi chăng nữa, nhưng làm học sinh mình thấy hụt hẫng vì cảm thấy 'xa cách' với thầy, cô.

Mình cảm giác gọi học sinh là 'con' khi các em còn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở không có gì là quá sai. Ở tuổi đó, các bạn học sinh cần có người ở bên động viên và hỗ trợ không những trong quá trình học tập mà cả trong cuộc sống, trong các ứng xử, sinh hoạt hằng ngày, nhất là tuổi dậy thì".

Cô bạn còn đưa ra một ví dụ khi bạn học sinh mắc một lỗi sai nhưng việc gọi nhau bằng tôi, cô, cậu mình cảm thấy chỉ khiến sự việc thêm nặng nề. Cô nàng sinh viên năm cuối cho rằng dù đã lớn nhưng cô bạn vẫn thích sự tình cảm, gắn bó, kết nối giữa giáo viên và học sinh.

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0

Khi ở độ tuổi phổ thông, đại học - khi mà các bạn học sinh dần được hướng đến việc khẳng định giá trị bản thân, tiếp cận những luồn tư tưởng hiện đại, công bằng, văn minh và đủ khả năng nêu rõ quan điểm của mình, các bạn được quyền sử dụng ngôn từ ấy, các bạn có quyền được lựa chọn, để nêu quan điểm cũng không sai.

Ngoài ra có trường hợp những giảng viên có thể không cách xa tuổi các bạn quá nhiều, xưng hộ như thế sẽ đỡ khoảng cách. Miễn rằng việc xưng hô không làm giảm giá trị giáo dục, giá trị của mỗi con người là đưược, chúng ta không nên đặt quá nhiều sự nặng nề về việc xưng hô trong giáo dục khi nó vẫn giữ được giá trị truyền thống "Tôn sư trọng đạo". 

de xuat giao vien khong goi hoc sinh la con tai sao phai rach roi chuyen xung ho giua thay va tro - anh 0

Khi bàn về câu chuyện này, Lan Anh (học sinh lớp 11 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển) cho rằng: "Mình không thường xưng con mà xưng em với thầy cô, nó như một thói quen. Nhưng lớp mình có một thầy thường gọi học sinh bằng 'con', mình cảm thấy vô cùng thân thương, khi đến tiết thầy chúng mình vui lắm, tại toàn được kêu bằng 'co', thấy như trở lại tuổi thơ vậy". 

Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên ở nhiều cấp dạy khác nhau cũng đưa quan điểm, việc ra quy chế xưng hô tại môi trường học đường không thực sự cần thiết. Các bạn học sinh cũng cho rằng, vấn đề này không nghiêm trọng như các bạn nghĩ, các bạn đã đọc qua những bài phân tích khi gọi em và con, đồng thời đó cũng vô cùng bất ngờ vì thực tế nó không ảnh hưởng đến việc tạo nên sự tự tin hay phải e dè, lo sợ trước giáo viên. 

Có bố mẹ là giáo viên, Gen Z: Vừa hãnh diện, vừa áp lực!

Cô gái giúp học sinh Việt săn học bổng: "Bằng cấp du học không mất giá mà ngày càng phổ biến hơn"

Kể cả thi online hay offline thì chúng ta cũng không thể "qua mắt" được giáo viên?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ