đã liên hệ luật sư để làm rõ việc đúng sai trong lùm xùm "hát không xin phép" của ca sĩ Đan Trường và chủ sở hữu ca khúc Ai Chung Tình Được Mãi.
Những ngày qua, ca sĩ Đan Trường bị phía tác giả ca khúc Ai Chung Tình Được Mãi tố vì cover nhưng không xin phép. Bên đơn vị này cho rằng nam ca sĩ đã tự động hát bài của mình nhưng không ngỏ lời xin, không tôn trọng quyền tác giả. Khán giả cũng bất ngờ vì cho rằng giọng ca Kiếp Ve Sầu làm nghề lâu năm nhưng lại "hát chùa".
Nội dung liên quan
Ngày 4/6, phía ekip của ca sĩ Đan Trường đã phản hồi về vụ việc. Theo đó, công ty quản lý của anh đã tung ra chứng cứ chứng minh mình "không hát chùa" và bản Hợp đồng sử dụng quyền tác giả âm nhạc được ký kết giữa công ty này và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (Khu vực phía Nam).
Liên quan đến vụ việc này, đã liên hệ luật sư, người có am hiểu về lĩnh vực để làm rõ vấn đề. Về phía Luật sư Nguyễn Minh Cảnh - Đoàn luật sư TP.HCM, ông cho biết: "Nếu trên tinh thần phía công ty Đan Trường có hợp đồng, do quản lý của ca sĩ này ký, hợp đồng hợp lệ thì họ không sai, vì đã có trao đổi rõ ràng".
Tuy nhiên, luật sư cũng nói thêm, bản hợp đồng mà phía ca sĩ Đan Trường đăng tải không đầy đủ, không thể kiểm chứng rõ ràng những điều lệ quy định ở những mặt sau nên cũng không thể phân định đúng sai rạch ròi.
Nội dung liên quan
Trả lời về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thái Cường - Chuyên gia pháp luật sở hữu trí tuệ - ĐH Luật TP.HCM cho biết, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, SĐBS 2009, 2019 (Luật SHTT): Tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả (Điều 14 Luật SHTT). Quyền tác giả được bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Hành vi sử dụng tác phẩm cần tôn trọng quyền nhân thân của tác giả (cần xin phép) và quyền tài sản (cần trả thù lao).
Nội dung liên quan
Vì thế, việc sử dụng tác phẩm cần xin phép chủ sở hữu quyền tác giả hoặc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc (nếu có thỏa thuận chuyển giao quyền tác giả cho trung tâm) và trả tiền thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Nếu không đáp ứng các điều kiện thì đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT). Ngoài ra, khi ca sĩ cover, remix lại bài hát cũng phải đáp ứng các điều kiện tương tự là không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tiến sĩ Nguyễn Thái Cường kết luận: "Như vậy, để xem có hay không việc ca sĩ xâm phạm quyền tác giả thì phải xem lại phạm vi của việc chuyển giao quyền tác giả giữa chủ sở hữu bản quyền bài Ai Chung Tình Được Mãi và trung tâm quản lý quyền tác giả âm nhạc. Sau đó xem xét đến phạm vi của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giữa ca sĩ (công ty quản lý) và trung tâm quản lý quyền tác giả âm nhạc.
Nếu ca sĩ đã thực hiện đúng các nội dung trong phạm vi hợp đồng thì không là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, vụ việc còn phải xem xét đến các yếu tố khác về tính hợp pháp của tác phẩm, loại hình tác phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, ảnh hưởng đến quyền nhân thân và mục đích của việc sử dụng tác phẩm trong việc truyền đạt, phân phối tác phẩm và các yếu tố khác".
Nguồn: TH&PL