Cuộc tranh cãi "Trịnh fan tháng 6": Yêu nhạc Trịnh theo phong trào là sai hay đúng?

Một biệt danh dành cho những khán giả bắt đầu biết đến nhạc Trịnh Công Sơn trong tháng 6 và đang gây ra nhiều tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội.

Đa phần khán giả trẻ không phải fan của nhạc Trịnh Công Sơn. Họ có những thần tượng đến từ Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu và cũng không thiếu những cái tên trẻ trung với thứ âm nhạc đầy cuốn hút tại Việt Nam như Sơn Tùng M-TP, Binz hay Amee.

Cơn sốt của bộ phim Em Và Trịnh kéo theo âm nhạc của cố nhạc sĩ người Huế bắt đầu lan tỏa nhiều hơn trong công chúng.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Và cũng từ đó, một lượng khán giả mới vừa yêu thích nhạc Trịnh trong giai đoạn đầu Hè này bắt đầu xuất hiện và được gọi với cái tên "Trịnh fan tháng 6" - một cách "nhại" lại danh xưng "Rap fan tháng 8" vốn đã rất phổ biến trong giai đoạn bùng nổ của Rap Việt mùa 1.

Vì sao người trẻ dần thích nhạc Trịnh?

Thực tế, "Trịnh fan tháng 6" rõ ràng là một cách dùng để phân biệt giữa những người nghe nhạc Trịnh trước tháng 6/2022 và một bộ phận bắt đầu tìm hiểu sau cột mốc đó.

Nhưng rõ ràng, cách phân biệt này không nên tồn lại, đặc biệt là với những giá trị cao cả mà Trịnh Công Sơn luôn muốn mang đến cho cuộc đời.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Người trẻ tại Việt Nam luôn có xu hướng tìm về những giá trị xưa cũ sau khi đã "ngấy" những thứ dồn dập, ồn ào của thời hiện đại.

Bằng chứng là việc những quán cà phê theo phong cách cổ điển, hoặc nằm trong những khu chung cư có tuổi đời hàng chục năm vẫn đang "sống tốt".

Những căn nhà với không gian nhỏ nhắn, những bức tường loang lổ vì thời gian, những chiếc xe cũ kỹ, những vật dụng có từ thời xa xưa... nhìn đâu cũng nhuốm màu thời gian nhưng lại đang thu hút lớp người trẻ hiện đại.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0
Cà phê Gác Trịnh cũng là một nơi thu hút nhiều khách tham quan tại Huế. (Nguồn: VOV2)

Họ thích gì ở những nơi này? Họ thích những thứ thuộc về thời gian ấy, họ muốn tìm bình yên nơi phố xá xô bồ, muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc qua câu chuyện của từng món đồ xưa cổ ấy... và với nhạc Trịnh cũng như vậy.

Nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn đã in sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ khán giả Việt như Diễm Xưa, Còn Tuổi Nào Cho Em, Một Cõi Đi Về, Cát Bụi… 

Ca khúc của ông luôn tạo ra một niềm lạc quan, vui cũng nhẹ nhàng mà buồn cũng man mác, chứ không làm cho khán giả thấy đau đớn, tuyệt vọng, hay quá phấn khích.

Khi nghe nhạc Trịnh, khán giả có thể lắng lại và cảm nhận cuộc đời với những cảm xúc vui, buồn, mất mát một cách nhẹ nhàng, tự tại.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Tuy nhiên, "hạt mầm" nhạc Trịnh đã gián tiếp được gieo vào trong tâm trí của những khán giả trẻ, mà thể hiện rõ nhất trong câu hát của JGKiD trong sản phẩm kết hợp cùng Đen Vâu và EmceeL mang tên Dưới Hiên Nhà:

"Chiếc đài cũ của bố bắt đầu kêu xoèn xẹt.

Lúc tắt lúc bật tiếng cô Khánh Ly nghèn nghẹt".

Những chiếc đài cũ đó đã từng vang lên giọng của Khánh Ly, Hồng Nhung, Lệ Thu....và ghi vào tiềm thức của những người trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x năm nào những ấn tượng khó phai.

Để rồi giờ đây, một bộ phận trong số họ bắt đầu gọi những thế hệ mới tiếp nhận những tinh hoa từ nhạc Trịnh là "Trịnh fan tháng 6". Nếu Trịnh Công Sơn còn sống, liệu ông có muốn sự phân biệt này?

Nhưng làm mới lại là câu chuyện khác

Trịnh Công Sơn từng được báo chí Mỹ gọi là Bob Dylan Việt Nam, người đã từng nhận giải thưởng nobel về âm nhạc bởi tác phẩm của ông có nhiều yếu tố tạo nên sự bất hủ. Sức mạnh đặc biệt của nhạc Trịnh mang đến một khái niệm buộc phải thừa nhận rằng thực tế đã có một văn hóa Trịnh Công Sơn.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Nhạc Trịnh thường vang lên trong một không gian hoài niệm, cùng âm thanh từ những nhạc cụ acoustic mộc mạc.

Chất triết lý trong âm nhạc của ông khiến nhiều người lo lắng rằng liệu giới trẻ có yêu thích, có cảm thụ được không, nếu không có những nghệ sỹ "khoác áo mới" cho nhạc Trịnh.

"Hát nhạc Trịnh theo cách của riêng mình" là câu nói quen thuộc, dễ nói. Bất cứ dự án làm mới nhạc Trịnh Công Sơn nào cũng muốn hát theo cách riêng. Ít ai thừa nhận mình bị ảnh hưởng, hay hát mà "làm hỏng" nhạc Trịnh.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0
Mỹ Anh và Juky San là hai cái tên tham gia vào EP GenZ Và Trịnh - một dự án làm mới âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - trong một buổi phỏng vấn từng nói về việc làm mới nhạc Trịnh: 

"Để tìm ra được một đường đi mới nhưng vẫn giữ được tinh thần của người nhạc sĩ, điều đó rất khó. Những tiếng hát của Khánh Ly, Hồng Nhung… rất hay nhưng đôi khi không dễ dàng chạm đến trái tim thế hệ trẻ".

Làm các dòng nhạc khác chỉn chu mười phần, làm lại nhạc Trịnh phải hơn thế nữa. Đó cũng chính là lý do vì sao EP GenZ Và Trịnh bị phản ứng rất quyết liệt và nhận về nhiều sự chê bai. So sánh sang album Em Và Trịnh do nhạc sĩ Đức Trí làm dựa trên những sản phẩm âm nhạc xuất hiện trong phim, sự chênh lệch rất rõ ràng.

Đức Trí cũng chia sẻ rằng, cái khó của dự án làm lại nhạc Trịnh này là phải "tái hiện quá nhiều âm thanh của nhiều thập niên khác nhau". Mà cái khó đó chỉ đến khi thực sự đầu tư và tìm hiểu về nguồn gốc, ngọn ngành và lý do ca khúc đó được ra đời. 

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Hà Lê với dự án Trịnh Contemporary từng nhận được sự hưởng ứng từ khán giả khi làm mới dựa trên những giá trị đặc biệt của nhạc Trịnh.

Đây là minh chứng rõ nét nhất cho việc không phải những người yêu nhạc Trịnh quá khắt khe, chỉ là với một dòng nhạc riêng biệt như vậy đòi hỏi những sự nỗ lực mang tính đặc thù nhiều hơn so với việc làm lại những bản hit cũ.

Danh ca Khánh Ly cũng chia sẻ rằng, bà rất thích nhìn cách những người trẻ nỗ lực để làm mới nhạc Trịnh, hát theo nhiều cách khác nhau.

cuoc tranh cai trinh fan thang 6 yeu nhac trinh theo phong trao la sai hay dung - anh 0

Tuy vậy, câu nói này chắc hẳn dành cho những cái tên đã thực sự nỗ lực để tìm tòi những giá trị nguyên bản của nhạc Trịnh, không phải những người "mượn" nhạc trịnh để tạo ra những hiệu ứng thu hút khán giả.

Tạm kết

Rõ ràng, có một lượng lớn khán giả đến với nhạc Trịnh vào tháng 6/2022. Và cũng nhờ đó, âm nhạc của cố nhạc sĩ lại tiếp tục có thêm những cơ hội mới để mang tính nhân văn lan tỏa rộng rãi hơn trong cộng đồng.

Vậy nên, những khán giả đến với nhạc Trịnh theo phong trào cũng là điều dễ hiểu. Biết đâu đấy, trong số những con người đến theo phong trào này, sẽ có những người cảm thụ được thứ âm nhạc đầy tính triết lý của nhạc sĩ người Huế này.

Cố nhạc sĩ từng nói: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy."

Và cũng như thế, niềm đam mê với nhạc Trịnh biết đâu đấy đã được "trỗi dậy" vào tháng 6/2022, từ đó duy trì ngọn lửa đặc biệt của âm nhạc Việt trong rất nhiều năm sắp đến.

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng..."

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939, mất ngày 1/4/2001. Ông là một nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên, một ca sĩ không chuyên. Trịnh Công Sơn sáng tác xấp xỉ 600 ca khúc, trong đó nổi bật có thể kể đến Diễm Xưa, Một Cõi Đi Về, Chiếc Lá Thu Phai, Hạ Trắng,...

Hoàng Dũng cover Nắng Thủy Tinh: bài duy nhất được khen nhiều trong series GenZ và Trịnh!

Mew Amazing nói về GenZ làm mới nhạc Trịnh: "Nút tắt nhạc luôn ở đó"

GenZ và Trịnh: Tại sao các dự án "trẻ hóa" nhạc Trịnh lại luôn bị phản ứng và thất bại?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ