Cuộc sống online "tất tần tật" thời Covid-19, kể cả... viếng chùa?

Thay vì sợ hãi trước đại dịch, mọi người đã dần tập “sống chung” với Covid-19.

Vậy là Covid-19 đã xâm chiếm thế giới chúng ta rõng rã hơn 2 năm, chúng ta cũng đã có vaccine và nhiều biện pháp để chiến đấu lại với Coronavirus. Mọi người cũng đã dần quen với cuộc sống giãn cách, tiếp xúc với nhau qua môi trường trực tuyến cũng đã tự nhiên và bình thường hơn nhiều. Chúng ta dần chuyển qua "sống chung" với Covid, chủ động đón đầu.

Học online, thi cử online

Hình thức học online đã có từ khi trước dịch nhưng chưa khi nào được triển khai thực hiện đồng bộ và rộng khắp như trong tình hình hiện tại. Dù có nhiều bất tiện nhưng cho đến bây giờ, cả thầy và trò đều rút ra cho mình nhiều cách khắc phục, và chuyện học online dần trở nên bình thường như cơm bữa, một hình thức quan trọng, song song với phương thức dạy học truyền thống.

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

Một số kỳ thi cũng đã được linh động chuyển sang tổ chức trực tuyến, bên cạnh nhiều bất cập gian lận thi cử đang trong quá trình cải thiện và khắc chế song là biện pháp được nhiều trường đại học sử dụng để đảm bảo tiến độ chương trình đào tạo, qua đó rèn luyện cho sinh viên tình thần tự giác ôn tập, trung thực trong thi cử.

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

Ăn cưới, ăn cỗ online – hình thức có 102 trong mùa dịch

"Vợ chồng tôi đúng 'xu' (xui xẻo) luôn, hoãn cưới tận 3 lần vì Covid, cứ rục rịch chuẩn bị là lại có đợt bùng phát dịch mới, thôi, ăn cưới 'online' luôn cho nó nhanh, chứ cứ như thế này lỡ mất bao việc" – một đôi vợ chồng chia sẻ.

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

Vẫn đầy đủ nghi thức, nghi lễ, trầu cau, lễ lược không thiếu thứ gì, quan viên 2 họ cũng quần dài áo đóng, nghiêm chỉnh…nhưng chỉ ngồi dự tiệc cưới qua ống kính, qua máy tính, qua màn hình điện thoại.

Đám cưới online - câu chuyện của chú rể Văn Quan và cô dâu Khánh Thi, diễn ra vào ngày 17.07 vừa rồi. Ngày cưới đã định từ lâu, tuy nhiên vì dịch bệnh đang diễn ra rất hung dữ ngoài kia, nên Khánh Thi bèn thông báo với mọi người rằng "dời cưới sau dịch".

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

"Xôi đậu phộng, chè đậu xanh, gà luộc, chả lụa, bánh chưng, trái cây được dì, chú và em, tất bật chuẩn bị trong ngày thứ 6. Đặc biệt là hoa quả, lá gói bánh, dừa nấu chè phần nhiều được lấy từ vườn, tự tay chú trồng, dì chăm, em hái. Họ thay phiên nhau chuẩn bị cho Khánh Thi một buổi lễ gia tiên tươm tất nhất trong mùa dịch khó khăn như vậy".

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

Anh trai của cô dâu làm chủ trì hôn lễ, cùng ba mẹ cô dâu, chú rể ba mẹ chú rể, chú thím, chú dì, anh chị em, con cháu, già có trẻ có, nô nức vui cười và lẫn những giọt nước mắt hạnh phúc. Lễ cưới, giản dị nhưng đầy đủ tình yêu thương của mọi người.

"Thương quá, phải ở trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu được sự xa cách và mong đợi nhau đến thế nào. Cầu mong dịch bệnh sẽ sớm qua nhanh, và anh chị sẽ đoàn tụ bên nhau hạnh phúc tròn đầy" – một cư dân mạng đồng cảm.

Viếng chùa online

Các ông, các bà, các mẹ và những người hướng phật thường sẽ có những ngày trong tháng đi viếng chùa, thắp hương, cầu an. Vào các lễ rằm lớn như Nguyên tiêu, Vu Lan - Phật Đản, Trung thu... và trong mùa COVID, nhiều chùa ở những nơi có dịch đều có những lễ trực tuyến. Để hạn chế phật tử tập trung đông đúc, mất an toàn phòng dịch, thay vì đến chùa trực tiếp thắp hương, viếng phật thì có thể nghe thuyết - giảng Pháp qua các kênh online, trực tuyến. 

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

Thậm chí, cúng sao giải hạn và cầu siêu cho thân nhân mùa lễ rằm... đều có thể qua online bằng cách gửi tên thân nhân vào email nhà chùa, và tiền giọt dầu nhang đèn hương hoa cúng dường Phật thì có thể chuyển vào tài khoản nhà chùa. Hình thức này có nhiều ưu điểm vừa văn minh, vừa khoa học, vừa tránh những phát sinh thiếu tôn nghiêm khi tụ tập đi lễ chùa. Không còn tình trạng đốt vàng mã, nhang đèn nghi ngút, tụ tập gây hấn làm mất tôn nghiêm nơi chùa chiền, thờ tự.

Cư dân mạng cũng được một phen cười ngả nghiêng trước thông tin giới thiệu của những ứng dụng đi chùa online.

cuoc song online tat tan tat thoi covid 19 ke ca vieng chua - anh 0

"Đang lạy thì bị quảng cáo", "nên cập nhật tính năng thắp nhang chứ mùi nhang lag quá, không ngửi được gì", "đáng nhẽ ra cho app 5 sao, nhưng giờ đánh 4 sao thôi vì tôi không ngửi được mùi nhang"...

Như người miền Tây, chủ động sống chung với lũ, ít xây nhà kiên cố và xây ở mô đất cao, sống trên ghe, thuyền,… Họ chủ động sống lâu dài với khó khăn của thiên nhiên.

Bối cảnh Covid-19 hiện tại của chúng ta cũng vậy, xác định đây là tình hình mà chúng ta cần làm quen và dần sống chung, thay vì bài xích, sợ hãi và thụ động trước những khủng hoảng mà nó mang lại. Chủ động thay đổi và thích nghi bên cạnh các biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch bệnh khác.

Gen Z ra sao sau nhiều tháng liền ở nhà vì giãn cách?

Thời điểm kinh tế khó khăn, những bữa ăn ít thịt vẫn có nhiều lợi ích không ngờ?

Ở nhà không tù túng với những việc làm đúng cách

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ