Cộng đồng mạng nghĩ gì trước ý kiến: "Chúc các em thi xong sớm quên Olympia"

Trước thềm chung kết năm của cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22, cựu thí sinh từng góp mặt vào chặng đua cuối cùng đã gửi lời chúc đến các nhà leo núi, nhưng có gì đặc biệt là thu hút sự chú ý từ dư luận?

Vòng nguyệt quế cho người thắng cuộc

Trước khi bước vào giai đoạn nước rút, 4 nhà leo núi xuất sắc nhất trải qua nhiều vòng thi để góp mặt tại vòng chung kết năm 2022 cuộc thi Đường Lên Đỉnh Olympia. Đặng Lê Nguyên Vũ, Vũ Bùi Đình Tùng, Bùi Anh Đức, Vũ Nguyên Sớn là 4 thí sinh sẽ tranh tài chiếc vòng nguyệt quế danh giá, được đánh giá là "ngang tài ngang sức" 4 thí sinh hồi hộp đếm ngược chuẩn bị đến ngày thể hiện năng lực của bản thân và chinh phục ước mơ, giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi. 

Vì đây là giai đoạn rất quan trọng nên các thí sinh đang đổ dồn hết trí và lực để phấn đấu vì chiếc vòng nguyệt quế. Tuy nhiên trong mọi cuộc thi đều có người thắng, kẻ thua nhưng quan trọng các thí sinh phải nỗ lực hết mình và phân bổ thời gian hợp lý, tìm ra chiến thuật của riêng mình để giành ngôi vị cao nhất.

Vòng nguyệt quế dành cho người thắng cuộc của Đường Lên Đỉnh Olympia đã trở thành một biểu tượng, một niềm mơ ước của các thế hệ học sinh THPT trên cả nước, phải trải nhiều nhiều vòng thi căng thẳng mới chạm tay đến được vòng nguyệt quế. Đăc biệt trong vòng chung kết năm thì vòng nguyệt quế là thứ mà bất kỳ thí sinh nào cũng muốn đang khao khát có được nó.

cong dong mang nghi gi truoc y kien chuc cac em thi xong som quen olympia - anh 0
Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia 2021 chọn ở lại Việt Nam để tiếp tục học chương trình bậc Đại học.

Những lời chúc, lời động viên được cộng đồng mạng gửi gắm đến các thí sinh, trong đó có 1 thí sinh từng tham gia chung kết năm của Olympia và chia sẻ quan điểm cá nhân trước thềm chung kết nhận được sự đồng tình từ cộng đồng mạng: "Kể ra sau hơn 10 năm lăn lộn thì giờ tôi chỉ muốn khuyên các thế hệ sau một điều. Chúc các em sau khi thi xong sớm quên Olympia. Càng sớm càng tốt. Đừng sống mãi với vài cái vòng nguyệt quế".

Thoạt nhìn phát ngôn này có thể gây rất nhiều tranh cãi, thế nhưng câu nói này chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa. Có thể hiểu Đường Lên Đỉnh Olympia là một cuộc thi để tìm kiếm thí sinh tài năng, người chiến thắng là thí sinh có thể trả lời nhiều câu hỏi hốc búa, vượt qua các chướng ngại vật của chương trình. Thí sinh thắng cuộc sau đó được có cơ hội nhận học bổng du học và phát triển bản thân.

Nhưng cũng đừng vì thế mà ngủ quên trong chiến thắng, vì chuyện "học" và chuyện "hành" là hoàn toàn khác nhau. Khi các thí sinh bước ra ngoài đời, bươn trải, va chạm với thực tế thì dù thắng hay thua trong cuộc thi, thì kết quả cuối cùng vẫn là "cuộc đời", cuộc sống thực tại của các thí sinh vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

cong dong mang nghi gi truoc y kien chuc cac em thi xong som quen olympia - anh 0
Người có được vòng nguyệt quế chắc chắn là người thắng cuộc tại Đường Lên Đỉnh Olympia, nhưng cứ đứng yên và đắm chìm trong chiến thắng thì đó lại là sự thật bại của một nhà vô địch.

Suy cho cùng, vòng nguyệt quế cũng chỉ là một danh hiệu

"Vòng nguyệt quế là danh hiệu! Nhưng ngoài đời thực tế chả có vòng nguyệt quế nào" - bình luận của tài khoản Giáp Nguyễn cũng đồng tình với ý kiến của cựu thí sinh Olympia. Chiếc vòng nguyệt quế là biểu tượng của sự chiến thắng, chiến thắng trí tuệ của những học sinh ưu tú nhưng cũng không vì thế mà kiêu ngạo và quên đi cội nguồn của bản thân. 

Trước đây đã xảy ra nhiều cuộc tranh cãi về việc các thí sinh thắng cuộc tại Đường Lên Đỉnh Olympia sau khi có cơ hội sang nước ngoài học tập, sau đó họ không trở về Việt Nam để làm việc. Nhưng cũng không có quy định nào yêu cầu các thí sinh bắt buộc phải quay về để cống hiến cho đất nước, các quán quân có quyền tự định đoạt cuộc đời và công việc của chính mình. Điều quan trọng vẫn là cách sống, cách đối nhân xử thế của các quán quân và đừng ngủ quên trong chiến thắng vẻ vang của chính mình đã tạo dựng trong các vòng thi.

cong dong mang nghi gi truoc y kien chuc cac em thi xong som quen olympia - anh 0
Không chỉ giá trị về mặt vật chất nó còn là biểu tượng của sự tri thức và thông thái.

Tài khoản Thiên Ân cũng bày tỏ sự đồng tình với quan điểm trên:"Có vòng nguyệt quế thì cũng giỏi đấy, nhưng đó chỉ là vinh quang nhất thời của một cuộc chơi. Tự hào về nó thì không sai, nhưng đừng biến nó thành bệnh ngôi sao rồi tỏ vẻ khinh người là được".

Đường Lên Đỉnh Olympia là một sân chơi để các bạn học sinh trên toàn quốc có thể học hỏi lẫn nhau, mở mang kiến thức, một cuộc chơi thì đồng nghĩa với chuyện sẽ có người về đích trước và sẽ có những người về đích muộn hơn. Người thắng cuộc chắc chắn sẽ được cộng đồng dành sự quan tâm và chú ý, nhưng cũng đừng vì thế mà tạo khoảng cách với các thí sinh còn lại.

cong dong mang nghi gi truoc y kien chuc cac em thi xong som quen olympia - anh 0
Hiện tại các quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia đều sở hữu những thành tựu đáng nể.

Đối với nhiều thế hệ thí sinh của Đường Lên Đỉnh Olympia, họ xem đây là một ngôi nhà với nhiều người bạn có thành tích học tập vượt trội và là nơi để giao lưu học hỏi và tiếp thu nhiều kinh nghiệm của bạn bè đồng trang lứa.

Vì thế chuyện "quên Olympia" sẽ ít thí sinh nào làm được, họ xem Olympia là một kỷ niệm của tuổi trẻ huy hoàng, nhiệt huyết. Nhưng trong lời chúc của cựu thí sinh chương trình "quên Olympia" có nghĩa là sau khi kết thúc chương trình hãy gác lại Olympia và tập trung vào thực tại, bước ra khỏi vùng an toàn và tập trung phát triển sự nghiệp và công việc thay vì cứ đắm chìm vào niềm vui của chiến thắng.

"Đừng sống mãi với vòng nguyệt quế" câu này được cư dân mạng đồng tình vì suy cho cùng vòng nguyệt quế chỉ là một danh hiệu, một biểu tượng của sự chiến thắng. Có thể bạn không chiến thắng trong cuộc thi, nhưng bạn vẫn sẽ thành công nếu bạn biết nỗ lực và không bao giờ từ bỏ. Còn nếu người chạm đến đỉnh vinh quang và cứ đắm chìm trong hào quang của người dành được chiếc vòng nguyệt quế thì chắc chắn sẽ bị thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa.

Khi sếp thường xuyên cộc cằn, nặng lời, bạn nên phản ứng ra sao?

ĐTQG Việt Nam “quậy đục nước” nhảy theo trend Mono, “mlem mlem” không kém

Tại sao học sinh văng tục “như cơm bữa”, đừng “bình thường hóa” chuyện kém duyên!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ